Bài giảng Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 24, Sinh hoạt lớp: Giới thiệu lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em

docx 6 trang Minh Tâm 28/12/2024 1140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 24, Sinh hoạt lớp: Giới thiệu lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_giang_hoat_dong_trai_nghiem_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_24_s.docx
  • pptxHDTN_HN_6_SHL_Tiet_24_Gioi_thieu_le_hoi_hoac_phong_tuc_tot_dep_cua_que_em_4bd70.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 24, Sinh hoạt lớp: Giới thiệu lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em

  1. 1 Ngày dạy: 27/02/2024 CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG TIẾT 24: GIỚI THIỆU LỄ HỘI HOẶC PHONG TỤC TỐT ĐẸP CỦA QUÊ EM I. Mục tiêu 1. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù: + Tự tin, hứng thú giới thiệu về truyền thống quê hương. + Tự hào về truyền thống quê hương. 2. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với GV: SGV, KHBD, máy tính, bảng tương tác. 2. Đối với HS: SHS, bản nhận xét thi đua tổ, lớp tuần 24; kế hoạch tuần 25; sản phẩm thuyết trình về lễ hội, phong tục quê hương. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1: Khởi động * GV tổ chức cho HS hát và cùng thể hiện các động tác theo bài hát “Nhảy múa nào bạn ơi”. * GV dẫn dắt và giới thiệu tiết học: “Ai về Kinh Bắc quê tôi Xin mời ghé lại hát đôi mời trầu. Lơ thơ nước chảy sông Cầu Bạn về bên ấy, ta sầu ngân nga. Hát lời quan họ í a Người ơi! Người ở cùng ta đừng về.”
  2. 2 Thật tự hào biết bao khi ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc Ninh – Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây là cái nôi của những làn điệu dân ca quan họ cùng những lễ hội văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc. Chúng ta hãy cùng chia sẻ những hiểu biết cũng như cảm xúc của mình về truyền thống lễ hội, phong tục của quê hương Bắc Ninh trong tiết học ngày hôm nay: Chủ đề 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG Tiết 24: GIỚI THIỆU LỄ HỘI HOẶC PHONG TỤC TỐT ĐẸP CỦA QUÊ EM 2. Hoạt động 2: Sơ kết tuần và kế hoạch tuần sau a. Sơ kết tuần 24: *Lớp trưởng lên điều hành sơ kết tuần: - Tổ trưởng nhận xét thi đua của tổ. - Lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể nhận xét về phong trào học tập, lao động, văn nghệ. - Lớp trưởng nhận xét chung. *GV đánh giá chung: - Ưu điểm: Đa số các em thực hiện nề nếp trong và ngoài giờ học tốt, vào học đúng giờ, làm bài tập ở nhà đầy đủ, trong giờ hăng hái phát biểu xây dựng bài. Thực hiện tốt an toàn giao thông. Đặc biệt, nhiều bạn đạt nhiều hoa điểm tốt và giải cao trong cuộc thi vẽ tranh, đại sứ văn hóa đọc - Tồn tại: vẫn còn một số học sinh nói chuyện trong giờ học và chưa làm bài tập đầy đủ; đi học muộn - GV tuyên dương những HS có thành tích, việc làm tốt trong tuần. b. Kế hoạch tuần 25 - Thực hiện tốt nội qui nhà trường, duy trì nền nếp. - Học và làm bài đầy đủ, hăng hái tích cực xây dựng bài. - Thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt.
  3. 3 - Chăm sóc tốt bồn hoa cây cảnh. - Xây dựng tiết mục văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3. 3. Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề a. Mục tiêu: HS giới thiệu lễ hội hoặc phong tục tốt đẹp của quê em. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV- HS Dự kiến sản phẩm * GV tổ chức cho HS chơi trò: Về miền quan họ - Hái lộc đầu xuân. - Luật chơi: + GV sẽ đưa ra hệ thống câu hỏi có đáp án lựa chọn. HS chọn đáp án trả lời đúng sẽ lên hái lộc đầu xuân. - HS tham gia chơi. Câu 1: Hội Lim được diễn ra trong thời gian nào? A. Ngày 8-10 tháng giêng B. Ngày 6-8 tháng giêng C. Ngày 12-14 tháng giêng D. Ngày 10-12 tháng giêng Câu 2. Lễ hội làng Diềm tôn vinh phong tục nào trong văn hóa truyền thống của Bắc Ninh? A. Hát xẩm B. Hát đối C. Hát chầu văn D. Hát quan họ Câu 3. Dân gian xưa có câu “Một giỏ Sinh đồ, một bồ Tiến sĩ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn” là truyền thống nào của Bắc Ninh? A. Yêu nước
  4. 4 B. Hiếu học C. Cần cù D. Tôn sư trọng đạo Câu 4. Lễ hội Phật Tích được tổ chức ở huyện thị nào của tỉnh Bắc Ninh? A. Lương Tài B. Quế Võ C. Gia Bình D. Tiên Du GV : Như vậy, các em đã về miền quan họ Bắc Ninh- mảnh đất trọng chữ tình hái đc rất nhiều lộc xuân may mắn. Lớp mình có vốn hiểu biết rất sâu rộng về văn hóa quê hương. Chúng ta hãy cùng thể hiện tài năng và sự hiểu biết của mình qua Hội thi: Giới thiệu về truyền thống quê em. * GV tổ chức Hội thi: Giới thiệu về truyền thống quê Sản phẩm thuyết trình: em - Nhóm 1: Lễ hội Lim - Thể lệ: - Nhóm 2: Dân ca quan + Mỗi nhóm sẽ lên thuyết trình sản phẩm học tập giới họ thiệu về lễ hội, phong tục trên quê hương Bắc Ninh mà - Nhóm 3: Lễ hội Đền nhóm đã chuẩn bị. Đô + Thời gian thuyết trình tối đa 6 phút. - Thành lập hội đồng ban giám khảo. - Tiêu chí chấm điểm: - HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện thuyết trình.
  5. 5 - Các nhóm theo dõi, đưa ra câu hỏi, ý kiến nhận xét. - Ban giám khảo đánh giá, xếp loại và trao thưởng. IV. Kết thúc hoạt động - GV nhắc nhở HS thực hiện tốt phương hướng tuần 25. - Tìm hiểu và giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước. ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG 1. Học sinh tự đánh giá: - GV yêu cầu HS đọc các tiêu chí đánh giá chủ đề 6 và hướng dẫn HS tự đánh giá theo phiếu đánh giá. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG Tiêu chí HS thực hiện 1. Nêu và thực hiện được ít nhất 5 việc làm để thiết lập được mối quan hệ với cộng đồng. 2. Sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Lập và thực hiện được kế hoạch thiện nguyện tại địa phương. 4. Biết cách vận động người thân và bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện. 5. Thực hiện được các hành vi văn hoá ở nơi công cộng. 6. Giới thiệu được ít nhất 1 lễ hội hoặc phong tục của địa phương. Đánh giá chung: (Đạt/ Chưa đạt) - HS đánh dấu X vào những tiêu chí mà bản thân đã thực hiện được). - Đạt yêu cầu (4 tiêu chí trở lên). - Chưa đạt yêu cầu (3 tiêu chí trở xuống).
  6. 6 2. Đánh giá theo tổ: - GV hướng dẫn các tổ điều hành để các thành viên trong tổ đánh giá lẫn nhau. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM/ TỔ CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG Họ và tên Tiêu chí Đánh giá chung. (các thành viên Sự chuẩn bị Thái độ tích cực, Trách nhiệm và trong nhóm/ tổ) chu đáo cho tự giác khi tham hợp tác khi ( Đạt/ hoạt động của gia hoạt động. thực hiện Chưa chủ đề. nhiệm vụ. đạt) Nguyễn Văn A Nguyễn Văn B - HS đánh dấu X vào tiêu chí mà thành viên khác đã thực hiện được. - Đạt yêu cầu (thực hiện được 2/3 tiêu chí). - Chưa đạt yêu cầu (thực hiện được 1 tiêu chí). 3. Đánh giá chung của giáo viên: - GV dựa vào quan sát, đánh giá của từng cá nhân và các tổ/nhóm hoặc của phụ huynh học sinh (nếu có) để đưa ra nhận xét, đánh giá chung, biểu dương những cá nhân tự giác, tích cực.