Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 33: Đa dạng sinh học

pptx 35 trang Minh Tâm 03/01/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 33: Đa dạng sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chan_troi_sang_tao_bai_33.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 33: Đa dạng sinh học

  1. TUẦN 18 BÀI 33. ĐA DẠNG SINH HỌC TIẾT 70,71 KHTN 6
  2. MỞ ĐẦU Em hãy mô tả bức tranh bằng một câu? Đa dạng sinh học
  3. BÀI 33. ĐA DẠNG SINH HỌC 1 Đa dạng sinh học là gì? ĐA DẠNG SINH HỌC 2 Vai trò của đa dạng sinh học 3 Bảo vệ đa dạng sinh học
  4. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Đa dạng sinh học là gì? Mục tiêu cần đạt: - Khái niệm về đa dạng sinh học - Đa dạng sinh học được phân chia như thế nào? 2. Vai trò của đa dạng sinh học. Mục tiêu cần đạt: - Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn
  5.  1. Đa dạng sinh học là gì? Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.
  6. 1.Đa dạng sinh học là gì? Chuyển giao nhiệm vụ: Đa dạng sinh học được phân chia như thế nào? XEM VIDEO ĐA DẠNG SINH HỌC
  7.  Đa dạng sinh học được phân chia theo các khu vực như: - Đa dạng sinh học ở hoang mạc - Đa dạng sinh học ở đài nguyên - Đa dạng sinh học vùng ôn đới - Đa dạng sinh học vùng lá kim - Đa dạng sinh học vùng nhiệt đới
  8. Khí hậu hoang mạc: khô, nóng, ít nước.
  9. Khí hậu đài nguyên: lạnh, băng tuyết phủ gần như quanh năm.
  10. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thực vật có quanh năm, là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật.
  11. Đất nước Việt Nam chúng ta thuộc khí hậu gì? Khí hậu nhiệt đới gió mùa
  12. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sự đa dạng sinh học được biểu thị qua: A. Đa dạng về số lượng tế bào của loài B. Đa dạng về số lượng mô của loài C. Đa dạng về số lượng các cơ quan của loài D. Đa dạng về số lượng cá thể của loài
  13. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 2: Môi trường sống nào có sự đa dạng sinh học cao nhất? A. Hoang mạc B. Ôn đới C. Nhiệt đới D. Hàn đới
  14. Lý do thực sự tắc kè hoa đổi màu là gì? Cách tắc kè hoa thay đổi màu sắc thật thú vị: Các tế bào chứa nhiều sắc tố nằm dưới da và có thể"mở", "đóng" để phơi bày màu sắc. Tắc kè hoa là loài bò sát máu lạnh, do đó mà chúng không thể điều chỉnh được nhiệt độ của cơ thể. Việc thay đổi các sắc tố trên da là một cách giúp chúng điều chình thân nhiệt và thể hiện cảm xúc với những con tắc kè hoa khác
  15. 2.Vai trò của đa dạng sinh học: Chuyển giao nhiệm vụ: Cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn?
  16. 2. Vai trò của Đa dạng sinh học: XEM VIDEO VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
  17. Vai trò đa dạng sinh học trong tự nhiên Đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất và nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái
  18. Vai trò đa dạng sinh học trong thực tiễn
  19. KẾT LUẬN 2. Vai trò của đa dạng sinh học:  - Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. - Trong tự nhiên đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất và nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. - Trong thực tiễn đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu, gỗ xây dựng
  20. CỦNG CỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY Khái niệm: là sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài và đa dạng về môi trường sống của chúng. Đa dạng Trong tự nhiên sinh Vai học trò Trong thực tiễn
  21. VẬN DỤNG PHIẾU HỌC TẬP Vai trò đa dạng sinh học trong thực tiễn Giá trị của đa dạng sinh học Tên sinh vật Làm lương thực, thực phẩm Làm dược liệu Làm đồ dùng, vật dụng Làm nghiên cứu khoa học Giá trị bảo tồn, du lịch Giá trị kinh tế Làm cảnh Phân hủy xác sinh vật, giúp làm sạch môi trường và cân bằng sinh thái Hoạt động nhóm (5’)
  22. Gợi ý sản phẩm Vai trò đa dạng sinh học trong thực tiễn Giá trị của đa dạng sinh học Tên sinh vật Làm lương thực, thực phẩm Cây lúa, khoai, ngô, sắn, đậu Lợn, cá, bò, tôm , cua, mực, ốc Nấm rơm, nấm sò, nấm hương .Tảo xoắn. Làm dược liệu Hà thủ ô, diếp cá, ổi, tía tô Con trút, rắn, bọ cạp . Nấm lim chi, nấm lim xanh Làm đồ dùng, vật dụng Gỗ lim, gỗ đinh hương, gỗ mít, san hô Làm nghiên cứu khoa học Cây đậu, chuột bạch, Giá trị bảo tồn, du lịch Vooc Cúc Phương, cá cóc Tam Đảo Giá trị kinh tế Lúa, cao su, cà phê, chè, Tôm, lợn, cừu, cá sấu, ong . Làm cảnh Cây bàng, cây phượng, Chó, mèo Phân hủy xác sinh vật, giúp làm sạch Các nhóm vi khuẩn, nấm , trai môi trường và cân bằng sinh thái
  23. MỞ RỘNG Thiết kế áp phích về tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học? Làm theo nhóm ở nhà
  24. CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG BÀI 33. ĐA DẠNG SINH HỌC (tt) 1 ĐA DẠNG SINH HỌC 2 3 Bảo vệ đa dạng sinh học
  25. 3. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC: • XEM VIDEO •
  26. Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học.
  27. Những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học: • Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện đi lại • Các hoạt động khai thác rừng quá mức • Xả rác bừa bãi • Săn bắt động vật hoang dã • Xây dựng quá nhiều thủy điện
  28. Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học? • Xem video • • •
  29. Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học vì: • Mất đa dạng sinh học là mất sự cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, mất nguồn cung cấp lương thực – thực phẩm • Bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, duy trì nguồn lương thực – thực phẩm bảo vệ nơi sống, nguồn sống cho cho nhiều loại sinh vật, giảm nguy cơ tuyệt chủng các loài quý hiếm.
  30. Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học?
  31. Hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học: • Bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật hoang dã • Bảo tồn động vật hoang dã • Trồng cây gây rừng • Xử lí rác thải • Nhân giống các loài cây quý hiếm
  32.  * Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: - Phá rừng, khai thác gỗ, di dân khai hoang. - Săn bắt, buôn bán động, thực vật hoang dã, quý hiếm. - Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp. - Các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm môi trường. * Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm phá rừng. - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép các loài động thực vật. - Xây dựng các khu bảo tồn, bảo vệ các loài sinh vật. - Tuyên truyền, giáo dục mọi người tham gia bảo vệ rừng. - Tăng cường trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường
  33. VẬN DỤNG 1. Nêu vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn, lấy ví dụ? - Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật + Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới - Cung cấp lương thực, thực phẩm + Ví dụ: các loại rau quả, thịt, cá, - Bảo vệ nguồn đất, nguồn nước, chắn gió, + Ví dụ: rừng phòng hộ - Là nơi bảo tồn sinh vật, phát triển du lịch + Ví dụ: rừng Quốc gia - Cung cấp nguyên, vật liệu, dược liệu + Ví dụ: nhân sâm làm thuốc
  34. 2. Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm? Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học: • Mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. • Suy giảm đa dạng sinh học • Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo. • Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.
  35. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài. Làm bài tập SGK Tr 154. - Các nhóm: Tìm hiểu và thực hiện yêu cầu và nội dung SGK Tr155. - Xem và chuẩn bị Bài 34 Tr 155.