Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Ôn tập

ppt 21 trang thuynga 26/08/2022 16681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_3_ve_dep_que_huon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Ôn tập

  1. Em hãy đọc một bài thơ lục bát bất kì mà em đã sưu tầm được?
  2. ÔN TẬP
  3. + Nhóm 1 thảo luận, chuẩn bị trình bày bài tập 1 + Nhóm 2 thảo luận, chuẩn bị trình bày bài tập 2 + Nhóm 3 thảo luận, chuẩn bị trình bày bài tập 3 + Nhóm 4 thảo luận, chuẩn bị trình bày bài tập 4, 5
  4. BÀI TẬP 1: Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản: Văn bản Nội dung Thể loại Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất Những câu hát dân nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi gian về vẻ đẹp quê Ca dao. đẹp trù phú, của những địa danh gắn hương liền với lịch sử đấu tranh anh hùng. Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, Thơ lục bát. Việt Nam quê hương ta chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam.
  5. BÀI TẬP 2: Những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao: Sông Tô nước chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa Thon thon hai mũi chèo hoa Lướt qua lướt lại như là bướm bay. Đặc điểm của thể thơ lục bát Thể hiện trong bài ca dao Số dòng thơ 4 dòng (2 dòng lục, 2 dòng bát) Số tiếng trong từng dòng Mỗi dòng lục có 6 tiếng, mỗi dòng bát có 8 tiếng Vần trong các dòng thơ Ngần - gần; xa - hoa - là Nhịp của từng dòng thơ Dòng 1: 2/4; Dòng 2: 4/4; Dòng 3: 2/4; Dòng 4: 4/4 Từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm Về ngôn ngữ tấp nận trên dòng sông Tô. + Nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa) Biện pháp nghệ thuật + So sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) → Khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.
  6. BÀI TẬP 3: Những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát: Phương diện Đặc điểm - Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu để ngắt đoạn xuống dòng Hình thức - Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. - Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát. + Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. + Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ Nội dung bài thơ. + Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.
  7. BÀI TẬP 4: Hai kinh nghiệm khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp. - Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.
  8. BÀI TẬP 5: Hình ảnh quê hương trong tâm trí em: Với mỗi người, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí khác nhau. Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà nội thoả thích. Ý nghĩa của quê hương đối với mỗi chúng ta: Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn rau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình. Những việc em có thể làm để quê hương ngày một đẹp hơn: Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.
  9. CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
  10. Whale Rescue Story
  11. ĐÊM QUA, MỘT CƠN BÃO LỚN ĐÃ XẢY RA NƠI CƠN BÃO ĐÃ CUỐN CHÚ CÁ VOI ĐI XA VÀ SÁNG VÙNG BIỂN CỦA CHÚ CÁ VOI DẬY CHÚ BỊ MẮC CẠN TRÊN BÃI BIỂN MỘT ĐÁM MÂY MƯA HỨA SẼ GIÚP CHÚ NẾU CÓ Subtitle : turn on CC NGƯỜI GIẢI ĐƯỢC CÂU ĐỐ CỦA MÂY MƯA
  12. Subtitle : turn on CC Có 5 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thì mưa sẽ đổ xuống và nước biển dâng lên, hoàn thành xong 5 câu sẽ cứu được cá voi. Chú ý vì đây là trò chơi nhân văn nên học sinh không trả lời được thì mời bạn học sinh khác trả lời cho đến khi có đáp án đúng. Vì nhiệm vụ là cùng giúp nhau giải cứu cá voi nên việc bỏ qua câu hỏi thì ý nghĩa giáo dục không tốt.
  13. Khi nhắc đến 36 phố phường ở Long Thành, tác giả đã sử dụng Liệt kê biện pháp nghệ thuật gì? CƠN MƯA SỐ 1
  14. Văn bản Việt Nam quê hương ta gợi Thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về sống và con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu con người và cảnh sắc quê hương? và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường. CƠN MƯA SỐ 2
  15. Tình cảm của tác giả Nguyễn Đức Mậu đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ Hoa bìm? Nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương CƠN MƯA SỐ 3
  16. Đặc điểm về vần của thể thơ lục bát? Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. CƠN MƯA SỐ 4
  17. Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ - Giới thiệu về bài thơ - Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm lục bát, em cần chú ý những điều gì? xúc mà bài thơ đã gợi ra cho em và lấy minh chứng bằng các từ ngữ, hình ảnh có trong bài thơ. CƠN MƯA CUỐI
  18. CẢM ƠN CÁC BẠN THẬT NHIỀU. CÁC BẠN GIỎI QUÁ ĐI
  19. Subtitle : turn on CC PHIÊN BẢN DÀNH CHO CÂU HỎI 2 ĐÁP ÁN, 3 ĐÁP ÁN, 4 ĐÁP ÁN SẼ ĐƯỢC CẬP NHẬT TRONG THỜI GIAN TỚI. NHỚ ĐÓN XEM NHÉ !
  20. VỀ NHÀ Bài tập 1: Em hãy chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong một bài thơ bất kì mà em đã sưu tầm ở bài tập về nhà lần trước? Bài tập 2: Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về bài thơ lục bát mà em vừa thực hiện nhiệm vụ ở bài tập 1.