Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Kể lại một trải nghiệm khó quên (với người thân)

pdf 1 trang thanhhuong 18/10/2022 10541
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Kể lại một trải nghiệm khó quên (với người thân)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_ke_lai_mot_trai_nghie.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Kể lại một trải nghiệm khó quên (với người thân)

  1. KỂ MỘT TRẢI NGHIỆM Đề: Kể lại một trải nghiệm khó quên (với người thân) Gợi ý viết 1/ Mở bài: Chiều nay đi học về, tôi bỗng thấy hai bên đường người ta bắt đầu bày bán lồng đèn. Những chiếc lồng đèn xinh xắn nhiều kiểu dáng và sắc màu sặc sỡ như nhắc nhở mọi người: mùa trung thu đã về! Nhìn cảnh ấy, lòng tôi chợt rưng rưng xúc động, nhớ lại một trải niệm khó quên trong thời thơ ấu. Trải nghiệm ấy gắn liền với hình ảnh người ông yêu quý của tôi. 2/ Thân bài: Kể toàn bộ trải nghiệm (kết hợp miêu tả, biểu cảm – bộc lộ cảm xúc ) Tôi vẫn còn nhớ như in mùa thu năm ấy, tôi học lớp 3! Nhà tôi khi đó còn nghèo lắm. Bố mẹ tôi làm vất vả từ sáng sớm đến chiều tối. Còn ông tôi ở dưới quê, nhà cũng nghèo. Thấy bố mẹ tôi đi làm suốt ngày nên ông thương quá đem tôi về dưới để chăm sóc. Ông thương tôi lắm, có món gì ngon cũng để dành hết cho tôi. Tôi được ông cho đi học ở một ngôi trường gần chợ, cách nhà cũng không xa. Mỗi ngày, ông chở tôi đến trường bằng một chiếc xe đạp cũ. Ngồi sau lưng ông, tôi nhìn thấy mồ hôi chảy ướt cả chiếc áo vải bạc màu. Cũng như những đứa trẻ khác, khi đến mùa trung thu, tôi ao ước mình có được một chiếc lồng đèn. Bạn bè trong lớp thường khoe những chiếc lồng đèn của chúng khi trò chuyện. Nghe chúng khoe, tôi buồn và có một chút ganh tị. Trên đường đi học về, nhìn thấy những chiếc lồng đèn đầy màu sắc treo bán hai bên đường, tôi cứ ngoái đầu nhìn mãi cùng với một ước mong: “Giá mà mình cũng có một chiếc thì thích lắm nhỉ!”. Không biết có phải ông đọc được suy nghĩ của tôi không mà đột nhiên ông nhỏ nhẹ hỏi: “Cháu thích lồng đèn lắm phải không?”. Tôi lí nhí trong miệng: “Dạ, thích ạ!”. Ôi, hình ảnh những chiếc lồng đèn đầy màu sắc ấy còn hiện trong cả giấc mơ của tôi. Rồi, buổi trưa hôm đó, đang ngồi học bài, tôi chợt nhìn ra ngoài sân, tôi thấy ông đi đâu về với vẻ mặt tươi vui. Trên tay ông cầm vài nhánh trúc và cuộn giấy màu. Vừa thấy tôi bước ra, ông hỏi liền: “Đố cháu ông sắp làm gì?”. Tôi ngơ ngẩn, chưa kịp trả lời. Ông nói tiếp: “Ông sắp dạy cháu một chiếc lồng đèn nhé?”. Nghe ông nói, tôi sung sướng reo lên: “Ôi, thích quá, cháu cảm ơn ông!”. Thế là, tôi chạy vào nhà dọn dẹp sách vở, xong, tôi nhảy chân sáo ra sân. Ông tỉ mỉ cẩn thận chỉ tôi làm khung lồng đèn. Làm khung xong, ông chỉ tôi cách cắt giấy kiếng. Mùi thơm của giấy thật lạ. Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc làm một chiếc lồng đèn. Ông ngồi bên cạnh tôi, lấy một chiếc nón lá che tôi đỡ nắng. Sao ông của tôi tốt quá, hiền quá cứ như là một ông bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích mà ông thường kể cho tôi nghe. Nhờ có sự giúp đỡ của ông, cuối cùng thì chiếc lồng đèn cũng đã hoàn thành. Tôi hạnh phúc reo to: “Xong rồi, thích quá đi!”. Đây có lẽ là một trải nghiệm đầu tiên trong cuộc đời của tôi. Tôi cứ nâng niu chiếc lồng đèn ấy và mong trời mau tối để thắp đèn. Nhưng, không có nến thì làm sao thắp được. Tôi hỏi ông: - Ông ơi, mình chưa có nến ông ạ! Lại một lần nữa ông khiến tôi ngạc nhiên, mừng rỡ khi ông lấy từ trong túi ra những chiếc nến có màu vàng, xanh, đỏ, tím Ông dặn tôi rất kĩ là đợi đến tối hãy thắp cho đẹp và chừng nào muốn thắp nến thì gọi ông giúp. Giờ, ông nằm nghỉ một tí, ông hơi mệt. Tôi cũng không biết lại sao lúc ấy trong đầu tôi là phải thắp ngay để chiêm ngưỡng chiếc lồng hình ngôi sao năm cánh. Để ngày mai vào lớp khoe với bạn bè nữa. Tôi quên mất lời ông dặn. Tôi âm thầm ra sau bếp lấy chiếc bật lửa để thắp nến. Có ngờ đâu, khi thắp nến, tôi vô ý, lỡ tay làm cháy luôn chiếc lồng đèn. Hoảng quá, tôi ném lồng đèn xuống đất. Không ngờ, lửa bắt cháy bùng lên sau bếp. Nghe tôi la, ông hốt hoảng tỉnh giấc, vội chạy lấy nước dập lửa. May mắn là ông đã dập tắt được. Trong khi đó, tôi không biết làm gì, chỉ đứng đằng sau lưng ông. Công sức của ông cháu tôi suốt một buổi trưa đã tan thành khói. Không chỉ thế, chút xíu nữa thôi, tôi đã gây nên một trận hỏa hoạn. Tôi hối hận vô cùng. Thật bất ngờ là ông hề trách mắng gì tôi cả mà ông chỉ nhẹ nhàng bảo: “Mai mốt làm việc gì, cháu cũng phải hết cẩn thận nhé.”. Lời của ông dạy, chác chắn, suốt cuộc đời này tôi không thể nào quên. Thấy tôi còn buồn, ông mỉm cười nói: “Thôi, mai ông cháu mình làm lại cái lồng đèn khác, to và đẹp hơn”. Tôi nép vào ông thủ thỉ, nghẹn ngào xúc động: “Cháu cảm ơn ông ạ”. 3/ Kết bài: Ôi, đó quả thật là một trải nghiệm rất khó quên trong cuộc đời tôi. Trải nghiệm ấy giúp cho tôi cảm nhận được tình ông cháu và rút ra cho mình một bài học sâu sắc: Đó là hãy nghe lời người lớn và khi làm việc gì cũng phải hết sức cẩn thận.