Bài giảng Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 1: Tập hợp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 1: Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_toan_lop_6_sach_canh_dieu_dai_so_chuong_1_bai_1_ta.pptx
Nội dung text: Bài giảng Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 1: Tập hợp
- CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM LƯU Ý LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- CHƯƠNG I: SỐ TỰ NHIÊN Tập hợp; Tập hợp các số tự nhiên; Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên; Quan hệ chia hết; Số nguyên tố; Uớc chung và bội chung.
- CHƯƠNG I: SỐ TỰ NHIÊN BÀI 1: TẬP HỢP
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hãy chọn ra một bộ sưu tập tem (bao gồm các con tem cùng một chủ đề)
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Kết quả: Ta có thể phân chia 10 con tem theo 3 chủ đề sau: CĐ1: Hình ảnh Bác Hồ CĐ2: Các loài hoa CĐ3: Danh lam thắng cảnh
- Hình ảnh ví dụ về tập hợp Tập hợp học sinh lớp 6A Tập hợp các quả trứng Tập hợp các số trên trong khay mặt đồng hồ
- 1. Một số ví dụ về tập hợp - Tập hợp các bạn học sinh Tổ 1 lớp 6A Tập hợp A các bạn học sinh Tổ 1 lớp 6A. - Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10 Tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 10. - Tập hợp các loại bút trong hộp bút của bạn Hải Tập hợp C loại bút trong hộp bút của bạn Hải
- 2. Kí hiệu và cách viết tập hợp Người ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho tập hợp. Ví dụ: Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Ta viết: A ={0; 1; 2; 3; 4}. Các số 0; 1; 2; 3; 4 được gọi là các phần tử của tập hợp A. Ví dụ 1 (SGK/tr6): Cho tập hợp M = {bóng bàn; bóng đá; cầu lông; bóng rổ}. Hãy đọc tên các phần tử của tập hợp đó. Giải: Tập hợp M gồm các phần tử là: bóng bàn, bóng đá, cầu lông, bóng rổ.
- 2. Kí hiệu và cách viết tập hợp Luyện tập 1 (SGK/tr 6): Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10. Giải Tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10 là: A={1; 3; 5; 7; 9}
- Bài tập 1 (SGK / Trang 7): Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau a) A là tập hợp tên các hình trong Hình 3; Giải: Các phần tử của tập hợp A là: hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang. b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”; Giải: Các phần tử của tập hợp B là: N; H; A; T; R; G.
- Ghi chú - Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi “;”. - Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
- 3. Phần tử thuộc tập hợp Cho tập hợp B = {2; 3; 5; 7}. Số 2 và số 4 có là phần tử của tập hợp B không?
- 3. Phần tử thuộc tập hợp ? ?∉ ?∈ ?∉ Hướng dẫn giải Vì H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày nên H = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}
- 4. Phần tử thuộc tập hợp Quan sát các số được cho ở Hình 2. Gọi A tập hợp các số đó. a) Liệt kê các phần tử của tập hợp A và viết tập hợp A. Các phần tử của tập hợp A là: Tập hợp A được 0; 2; 4; 6; 8. cho theo cách liệt Ta viết: A = { 0; 2; 4; 6; 8} kê các phần tử của tập hợp.
- 4. Phần tử thuộc tập hợp Quan sát các số được cho ở Hình 2. Gọi A tập hợp các số đó. b) Các phần tử của tập hợp A có tính chất chung nào?. Các phần tử của tập hợp A là các số Tập hợp A tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10. được cho theo Ta có thể viết: cách chỉ ra tính A = { x | x là số tự nhiên chẵn, x < 10} chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
- 4. Phần tử thuộc tập hợp Có hai cách cho một tập hợp: • Liệt kê các phần tử của tập hợp. • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. Luyện tập 3 (SGK/tr7): Cho C = {x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp. Giải: C = {4; 7; 10; 13; 16} Luyện tập 4 (SGK/tr7): Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020 Giải: Gọi D là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020. Ta có D = {0; 2}
- Câu 1: Tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 5 là: A. M = {1; 2; 3; 4; 5} B. M = {0; 1; 2; 3; 4} C. M = {1; 2; 3; 4} NEXT A B C
- Câu 2: Tập hợp P các số tự nhiên không vượt quá 4 là A. P = {0; 1; 2; 3; 4} B. P = {0; 1; 2; 3} C. P = {1; 2; 3; 4} NEXT A B C
- Câu 3: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai? A) H = {H} B) a = {A} C) M = {x | x là số tự nhiên khác 0} NEXT A B C
- Hướng dẫn về nhà