Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn khối 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn khối 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_khoi_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn khối 6 (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Mức độ nhận thức Tổng dung/ Vận dụng % Kĩ đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT cao điểm năng vị kiến TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL thức 1 Đọc Thơ hiểu và thơ lục bát 3 0 5 0 0 2 0 60 Hồi kí, du kí 2 Viết Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 thơ lục bát Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
- Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Chương/ nhận thức TT ND/ĐVKT Mức độ đánh giá Chủ đề NB TH VD VDC 1 Đọc hiểu Thơ và thơ Nhận biết: 3 TN 2TL lục bát - Nêu được ấn tượng chung về 5TN văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và
- từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp Hồi kí, du Nhận biết: kí - Chỉ ra được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, dựng chân dung con người trong kí. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất trong kí. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu:
- - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tác dụng của giọng kể, ngôi kể, cách ghi chép về con người, sự việc. - Phân tích, lí giải được vai trò của cái người kể chuyện, người quan sát ghi chép trong hồi kí hoặc du kí. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. Viết đoạn Nhận biết: văn thể hiện Thông hiểu: cảm xúc về một bài thơ Vận dụng: 1* 1* 1* lục bát Vận dụng cao: 1TL* - Nêu cảm xúc về nội dung 2 Viết chính, ý nghĩa chủ đề của bài thơ. - Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật: nhan đề, thể thơ, nhịp, vần, biện pháp tu từ.
- Viết bài văn Nhận biết: tả cảnh sinh Thông hiểu: hoạt Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả; tái hiện được chân thực, sinh động khung cảnh và nêu được những thông tin chính về ý nghĩa của cảnh sinh hoạt. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” "Con ong làm mật”, “Mù u! Bướm vàng” Sau yêu cái chỗ con nằm Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng Yêu sao ngang dọc, dọc ngang Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà. Thêm yêu dìu dịu nước hoa Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng
- Và yêu một góc mặt bàn Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi” Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi Bao ngày, bao tháng dần trôi Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con. Để khi con vắng một hôm Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời. (Nguyễn Chí Thuật, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999) Lựa chọn đáp án đúng: Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8): Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ lục bát C. Thể thơ năm chữ D. Thể thơ bốn chữ Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai? A. Người bố B. Người con C. Người mẹ D. Người bà Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ? A. Ngày con khóc / tiếng chào đời / Bố thành vụng dại / trước lời hát ru Cứ "À ơi, / gió mùa thu” “Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng” B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru Cứ “À /ơi, gió / mùa thu” “Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng” C. Ngày con / khóc tiếng chào đời Bố thành / vụng dại trước lời hát ru Cứ "À /ơi, gió mùa thu” “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng” D. Ngày con khóc tiếng / chào đời Bố thành vụng dại trước lời / hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” / “Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”
- Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ? A. Con B. Bao C. Bố D. Yêu Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ấn dụ D. Liệt kê Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu? A. Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru. B. Và yêu một góc mặt bàn Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi” Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi. D. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời. Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau? A. Đời - lời; ru - thu - u B. Đời - ru; thu - u - vàng C. Chào - hát; ru - thu - u D. Đời - lời; hát - thu - u Câu 8. Bài thơ “Những điều bố yêu” Nguyễn Chí Thuật có điểm gì giống với bài “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mĩ Dạ về mặt nội dung? A. Viết về tình cảm gia đình B. Viết theo thể thơ lục bát C. Diễn tả tâm trạng của người cha D. Thể hiện tình cảm sâu nặng Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy. Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì? Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” "Con ong làm mật”, “Mù u! Bướm vàng”
- Câu 10. Theo em, tại sao tác giả viết “Ngày con khóc tiếng chào đời/ Bố thành vụng dại trước lời hát ru”? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 8 D 0,5 9 - HS nêu được tên biện pháp tu từ: liệt kê 1,0 - Từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ: chỉ ra một loạt các lời bài hát ru: “À ơi, gió mùa thu” "Con ong làm mật”, “Mù u! Bướm vàng” -Tác dụng: diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc dạt dào của người cha khi con chào đời dạt dào như lời ru ngọt ngào của mẹ 10 - Nêu lí do dẫn đến sự hóa “vụng dại trước lời hát ru” khi con 1,0 chào đời: niềm vui mừng, hạnh phúc vô bờ bến khi được đón con yêu bé bỏng chào đời, người cha hằng ngày nghiêm khắc, vẻ ngoài lạnh lùng, chững chạc bao nhiêu thì trước ánh mắt nụ cười, cử chỉ của đứa con bé bỏng, người cha như quên đi tất cả mà hồn nhiên, tự nhiên “vụng dại”. Với cha, con là tình yêu, là niềm vui, là niềm hạnh phúc, là tất cả II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn bộc lộ cảm xúc 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát
- c. Bộc lộ cảm xúc HS có thể viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: -Giới thiệu tác giả và bài thơ 2.5 - Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ - Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về các chi tiết biểu lộ tình cảm cảm xúc có trong bài thơ - Làm rõ nghệ thuật gieo vần, nhịp, số câu chữ, hình ảnh, biện pháp tu từ - Đánh giá tác dụng của việc xây dựng hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật trong bài thơ. - Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn). d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,5 * Đoạn văn mẫu: Bài thơ “Những điều bố yêu” của nhà thơ Nguyễn Chí Thuật đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Người bố trong bài thơ đã dành cho đứa con tình yêu sâu sắc. Với bố, ngày con chào đời là ngày tuyệt vời nhất. Cũng giống như mẹ, bố cảm thấy hồi hộp, lo lắng và hân hoan khi đón con tới với thế gian. Trong suốt quá trình con trưởng thành, người bố luôn ở bên cạnh theo dõi, bảo vệ cho con. Ngày con còn bé, bố mẹ yêu thương luôn quan tâm dõi theo từng bước con đi, hạnh phúc khi thấy con chập chững bước đi, vui ngày con cất tiếng nói đầu tiên chào đời. Với cha, con là món quà vô giá cho bố mẹ, có con gia đình đầm ấm hạnh phúc sum vầy. Xa con một chút thôi cũng đủ khiến bố ngẩn nhơ nhớ, mong chờ. Đọc bài thơ con thấy ấm áp trong lòng, nghẹn ngào tình cha, tình mẹ luôn dành những điều tốt đẹp, sánh bước cùng con trên bước đường đời. Từ tiếng gọi “Mẹ” đầu tiên, từ bước đi đầu tiên, và nụ cười của con. Chỉ là những điều giản dị, nhưng cho thấy tình yêu thương lớn lao của bố. Tất cả khiến chúng ta cảm thấy đồng cảm biết bao. Và khi xa con dù chỉ là trong khoảnh khắc, cũng đủ làm bố nhớ thấy nhớ con. Đọc đến đây chúng ta sẽ hiểu rõ ràng hơn về tình yêu của bố. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, gieo vần chân dễ thuộc dễ nhớ, hình ảnh thơ gần gũi giản dị, với biện pháp tu từ liệt kê thể hiện đầy đủ những điều bố yêu đối với con Tóm lại, bài thơ đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của cha trao gửi cho con, tình yêu thương bao la mênh mông sâu sắc của cha dành cho con. Tình phụ tử thật thiêng liêng sâu nặng.
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: “Trên bờ vắng, sóng tóe lân tinh như lăn những hạt kim cương trên cát Mỗi lần cái mái chèo dúng xuống nước lại khoắng lên một mớ sao, một mớ ngọc hay một mớ kim cương. Nằm trong khoang, thò đầu ra mạn thuyền mà cho tay xuống vớt những chòm sao rụng trên mái chèo đằng mũi, mình cũng tưởng tay mình phun ra ngọc hay khoắng vào một chậu kim cương. Mặt biển về đêm lung linh như chốn tiên bồng, là nơi các nàng sao xuống đắm mình khoe sắc, làm bừng lên trong lòng người một niềm vui sửng sốt đến khó tả. Vị khách du hành say sóng, say trăng, chuếnh choáng, ngây ngất mà không tài nào dứt mình ra khỏi mê lực của những vì sao biển: Kia kìa, ngang trời bắt nguồn từ chỗ vô cùng trôi về nơi vô tận, dòng Ngân bàng bạc như một con sông mù sương. Tòa Thần Nông, đai vàng mũ ngọc, như trong một đại lễ, đang cúi xuống bên doành Vân Hán và gieo những hạt ngọc cho muôn đời.” (Trần Cư, Trên lái than, tạp chí Tiểu thuyết thứ Bảy số 7, tháng 12/1944.) Lựa chọn đáp án đúng: Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8): Câu 1: Đoạn văn trên thuộc thể loại gì? A. Hồi kí B. Du kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên được thể hiện rõ ở phần nào? A. Câu mở đầu đoạn văn B. Câu cuối đoạn văn C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản D. Cả 3 đáp án trên Câu 3: Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này? A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ
- C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe Câu 4: Tính chất xác thực của đoạn văn trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây? A. Đoạn văn đó đã làm cảm động nhiều độc giả B. Mặt biển lóng lánh C. Vị khách du hành say sóng, say trăng, chuếnh choáng, ngây ngất mà không tài nào dứt mình ra khỏi mê lực của những vì sao biển D. Dải ngân hà như tuột khỏi tầng mây Câu 5: “Say sóng” là cụm từ gì? A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Cụm phó từ Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của đoạn văn trên? A. Dòng Ngân bàng bạc như một con sông mù sương B. Mặt biển về đêm C. Những con sóng tinh nghịch D. Khung cảnh huyền bí của đêm trên biển Móng Cái - Hải Phòng Câu 7: Dòng nào chứa các từ láy? A. Lung linh, chuếnh choáng, ngây ngất B. Lân tinh, lung linh, chếnh choáng C. Say sóng, chuếnh choáng, ngây ngất D. Say sóng, lung linh, ngây ngất Câu 8: Từ “lân tinh” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì? A. Chất sáng B. Đốm sáng C. Ánh sáng lấp lánh D. Ánh sáng mờ ảo Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Trong câu: “Mặt biển về đêm lung linh như chốn tiên bồng, là nơi các nàng sao xuống đắm mình khoe sắc, làm bừng lên trong lòng người một niềm vui sửng sốt đến khó tả.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?
- Câu 10: Đọc xong đoạn văn trên, em có những tình cảm, cảm xúc gì với biển cả? II. VIẾT (4 ĐIỂM) Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào địp lễ, Tết) của gia đình em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 - HS nêu được tên biện pháp tu từ: so sánh và nhân hóa 1,0 - Từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ: so sánh: “Mặt biển về đêm lung linh như chốn tiên bồng”; nhân hóa “các nàng sao xuống đắm mình khoe sắc”. -Nhằm làm cho hình ảnh biển về đêm trở nên cụ thể sinh động, hấp dẫn, đẹp đẽ, huyền ảo, kì vĩ hơn. Thấy được tài năng nghệ thuật, sự cảm nhận tinh tế nhạy cảm và bộc lộ tình yêu biển cả sâu sắc của tác giả. 10 - Qua đoạn văn em cảm nhận được vẻ đẹp kì vĩ, huyền ảo, 1,0 lung linh, lấp lánh của biển cả, không gian khoáng đạt mênh mông rộng lớn khi về đêm có trăng sao chiếu sáng. Em thêm yêu mến, gắn bó, tự hào về biển đảo quê hương đất nước Việt Nam thân yêu và có ý thức trách nhiệm tuyên truyền về chủ quyền và bảo vệ môi trường biển đảo quê hương. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tả cảnh sinh hoạt 0,25 Mở bài: Giới thiệu cảnh sum họp cuối tuần của gia đình em (trong căn nhà thân yêu của gia đình) b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Cảnh sum họp cuối tuần của gia đình c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí 2,5 HS triển khai theo trình tự thời gian, không gian .
- - Miêu tả chung quang cảnh không khí của căn phòng gia đình khi có mặt mọi người trong gia đình. - Miêu rả cụ thể: những hình ảnh thân thương, những cử chỉ,lời nói thân mật của những người trong gia đình ( ba, má, anh/chị em, ) được quan sát , miêu tả vào những khoảnh khắc khác nhau,với một vài góc nhìn khác nhau: Sự quây quần trong bữa cơm, quanh màn hình ti vi, - Miêu tả hình ảnh đáng nhớ nhất khi sinh hoạt gia đình tạm khép lại (gương mặt, hành vi đáng yêu của ai đó, hay câu nói, cử chỉ đáng nhớ, ) - Phát biểu cảm tưởng hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sum họp gia đình. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về bài văn tả cảnh sinh 0,5 hoạt; có cách diễn đạt mới mẻ.