Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

docx 6 trang Minh Tâm 31/12/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ Phần I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước mà em cho là đúng “Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn”. “Rồi ông kể lại cho Thằn Lằn nghe. Chuyện mây, chuyện gió, chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè, May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất”. (SGK Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, tập 1 - trang 92). Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Nếu cậu muốn có một người bạn B. Chuyện cổ tích về loài người C. Giọt sương đêm D. Bài học đường đời đầu tiên Câu 2. Tác giả của văn bản là ai? A. Đoàn Giỏi B. Tô Hoài C. Xuân Quỳnh D. Trần Đức Tiến Câu 3. Phương thức biểu đạt của đoạn trích A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Cả 3 đáp án trên Câu 4. Xác định ngôi kể của đoạn trích A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả 3 đáp án trên Câu 5. Xác định thể loại của văn bản?
  2. A. Ngụ ngôn B. Đồng thoại C. Truyện ngắn D. Truyện cổ tích Câu 6. Các nhân vật được nói tới trong đoạn trích là ai? A. Bọ Dừa B. Tắc Kè C. Ốc Sên D. Cả 3 đáp án trên Câu 7. Trong đoạn trích vì sao Bọ Dừa tỉnh ngủ trong đêm? A. Bị một giọt sương rơi trúng cổ B. Âm thanh ồn ào C. Tiếng rao của người bán hàng rong D. Tiếng gió thổi Câu 8. Vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê? A. Giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ sực nhớ quê nhà B. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa C. Mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất D. Cả 3 đáp án trên Câu 9. Chọn câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa A. Côn trùng – Rỉ rả điệu buồn B. Tắc Kè gọi cửa C. Ốc Sên đi làm về, vén tà áo ; D. Cả 3 đáp án trên Câu 10. Tác dụng trạng ngữ trong câu: “Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất” A. Bổ sung về thời gian diễn ra sự việc B. Bổ sung về nguyên nhân C. Bổ sung về không gian D. Bổ sung về cách thức Phần II. Phần viết (5 điểm) Hãy viết bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ.
  3. Hết A. MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên TN TL TN TL Cấp độ Cấp độ cao Chủ đề thấp 1. Văn - Nhận biết: - Nhận biết: - Hiểu - Rút ra bản: + Thể loại ngôi kể được nội được bài “Cô Tô” + Địa danh dung của học liên + Phương câu văn, hệ từ văn thức biểu đạt đoạn văn bản, tác dụng của ngôi kể Số câu Số câu: 3 Số câu: 0,5 Số câu: 2,5 Số câu: Số câu: 7,5 Số điểm Số điểm: Số điểm: 0,5 Số điểm: 1,5 Số Tỉ lệ % 0,75 Tỉ lệ: 5 % 1.25 Số điểm: điểm:4,5 Tỉ lệ: 7.5% Tỉ lệ: 2,5 Tỉ lệ: 45% 12,5% Tỉ lệ: 20% 2. Thực - Nhận biết - Chỉ ra - Hiểu hành được các được tên được tác tiếng đơn vị kiến của biện dụng của Việt thức TV: pháp tu từ biện + Cụm động và từ ngữ pháp tu từ biểu thị từ biện pháp Số câu Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: Số câu: 3,5 Số điểm Số điểm: Số điểm: 0.5 Số điểm: Tỉ lệ % 0.25 0,75 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 2,5% Tỉ lệ: 0,5 Tỉ lệ: 15% 7,5% Tỉ lệ: 5% 3. Viết Tạo lập văn bản ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
  4. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 40% Tổng số Số câu: 6.5 Số câu: 4,5 Số câu: 1 Số câu: 12 câu Số điểm: 3,25 Số điểm: 2,75 Số điểm: 4 Số điểm: Tổng Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 40% 10 điểm Tỉ lệ: 100 Tỉ lệ % % HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐỌC NỘI DUNG Điểm HIỂU (TN) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 5 điểm (0,5/câu) C D D B B D A D D A PHẦN NỘI DUNG 5 điểm VIẾT (5,0 đ) 1. Hình thức: Học sinh đảm những yêu cầu sau: 1.0 - Đúng hình thức của đoạn văn. 0.5 - Các câu tập trung thể hiện đúng chủ đề 0.25 - Diễn đạt lưu loát, đúng ngữ pháp, đúng chính tả 0.25 2. Nội dung 3.0 a) Mở đoạn - Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả. 0.5 b) Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ 2.0 - Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ: ca ngợi chuyện cổ nước mình 0.5 mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha cho con cháu đời sau. - Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ: + Từ thế giới của truyện cổ lung linh huyền ảo, ta khám phá được bao điều 0.5 kì diệu mà ông cha ta đúc kết, gửi gắm như: tình thương người bao la, lối sống nhân hậu, vị tha, tình làng nghĩa xóm, tình vợ chồng thủy chung, những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. 0.5
  5. + Đồng thời, ta cảm nhận được những bài học quý giá về đạo lý sống, lời nhắc nhở về việc thiếu chính kiến sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường 0.5 - Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ lục bát nhẹ nhàng, sâu sắc, cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi, các biện pháp tu từ được sử dụng thành công. 0.5 3. Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ. Trên đây là những gợi ý mang tính định hướng chung, GV tùy thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà linh hoạt cho điểm phù hợp, khuyến khích những bài có tính sáng tạo.