Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

pptx 14 trang Mẫn Nguyệt 20/07/2023 4501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_9_cong_dan_nuoc_cong_hoa.pptx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  1. Giáo dục công dân 6 CTST Bài 9. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  2. I. Khởi động GDCD 6 trang 34 ?Em hãy quan sát các bạn dưới dây và đoán xem bạn nào là công dân Việt Nam, bạn nào không phải là công dân Việt Nam? Vì sao? Từ hình ảnh trên em nhận thấy: Công dân Việt Nam là các bạn: Hoa, Sùng Nhi,Nam Không phải công dân Việt Nam: Peter, Anna, Jim
  3. II. Khám phá GDCD 6 trang 35, 36, 37 ? Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Thông tin 1: 1. Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật của một quốc gia. 2. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (trích Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013). Thông tin 2: 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch (trích Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014). 2. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam (trích Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014). 3. Một số căn cứ để xác định người có quốc tịch Việt Nam: - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha mẹ đều là công dân Việt Nam - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch.
  4. - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra đều có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai. - Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con. - Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con. - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam - Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam - Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. (Trích Điều 15, 16, 17 Luật Quốc tịch năm 2008) Câu hỏi : 1. Căn cứ nào để xác định một người là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 2. Căn cứ nào để xác định một người có quốc tịch Việt Nam?
  5. Trả lời : 1.Căn cứ nào để xác định một người nào là công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam (trích Khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014) 2. Căn cứ để xác định một người có quốc tịch Việt Nam: Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.
  6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai. Người được nhập quốc tịch Việt Nam. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  7. ?Em hãy quan sát hình ảnh sau để xác định thông tin trong giấy tờ nào cho biết đó là Công dân nước CHXHCN Việt Nam. Các thông tin trong giấy tờ cho biết đó là công dân nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Giấy khai sinh Giấy CMND Căn cước công dân
  8. ? Tìm hiểu các Điều 15, 16, 17, 18, 35 và 37 của Luật Quốc tịch 008, sửa đổi, bổ sung 2014 và xác định các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam của các bạn dưới đây: Từ các điều 15, 16, 17, 18, 35 và 37 của luật Quốc tịch 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 và các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam: 1. Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. 2. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. 3. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu cha mẹ có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. 4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn.
  9. người kia là công dân nước ngoài, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con. 5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. 6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai. 7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam. 8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam. 9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. 10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam
  10. III. Luyện tập GDCD 6 trang 37, 38 Em hãy đọc và thảo luận các tình huống sau: Tình huống 1: Hậu sinh ra và lớn lên ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Khi sinh ra Hậu, bố mẹ bạn là người không có quốc tịch Việt Nam nhưng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Năm qua, bố mẹ bạn đã được nhận quyết định nhập quốc tịch Việt Nam. Theo em, bạn Hậu có phải công dân Việt Nam không? Vì sao? Tình huống 2: Lisa là học sinh mới của lớp 6B, bạn rất đáng yêu và gây ấn tượng với làn da trắng, mái tóc đen rất đẹp. Bố mẹ Lisa đều là công dân Việt Nam nhưng công tác ở Pháp nhiều năm. Lisa cũng được sinh ra ở Pháp và đã sống cùng với bố mẹ ở đó 10 năm. Gia đình bạn mới chuyển về Việt Nam được gần 1 năm nay. Lisa nói tiếng Việt chưa tốt bằng các bạn trong lớp. Vì vậy, một số bạn ở lớp 6B cho rằng. Lisa không phải là công dân Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến của một số bạn lớp 6B không? Vì sao? Tình huống 3: Vợ chú Minh là công dân Việt Nam, sinh sống tại Hà Nội. Năm 2018, vợ chồng chú Minh xin thôi quốc tịch Việt Nam để sang định cư ở Hàn Quốc và đã có quyết định chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe nên gia đình chú Minh chưa nhập được Quốc tịch Hàn Quốc được và vẫn ở lại Hà Nội. Năm 2019, vợ chồng chú sinh em bé Hải Phong tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Theo em, bé Hải Phong có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
  11. Trả lời: Tình huống 1: Theo em bạn Hậu là công dân Việt Nam. Vì bố mẹ bạn Hậu là người không có quốc tịch và bạn được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Tình huống 2: Em không đồng tình với một số ý kiến của một số bạn lớp 6B. Vì mặc dù Lisa không được sinh ra ở Pháp, và bố mẹ Lisa đã định cư ở Pháp 10 năm, nhưng bố mẹ Lisa vẫn là công dân Việt Nam nên Lisa là công dân nước Việt Nam. Tình huống 3: Theo em bé Hải Phong là công dân Việt Nam. Vì tuy bố mẹ đã bỏ quốc tịch Việt Nam, nghĩa là bố mẹ không có quốc tịch, nhưng Hải Phong được sinh ra tại Việt Nam nên có quốc tịch Việt Nam.
  12. IV. Vận dụng GDCD 6 trang 38 Vận dụng 1 Em hãy viết khoảng 100 từ về chủ đề: Tôi là công dân nước CHXHCN Việt Nam. Trả lời Tôi là công dân nước CHXHCN Việt Nam: Mẫu 1: Chào các bạn tôi là Như học sinh lớp 6a3, trường THCS Hòa Mỹ. Tôi rất tự hào là công dân của nước Việt Nam. Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống tốt đẹp: Sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Ở đây người dân cần cù, tốt bụng, siêng năng, chăm chỉ, thông minh, Mẫu 2: Xin chào các bạn, mình tên là Minh là học sinh lớp 6A. Mình có một nước da ngăm đen do thừa hưởng màu da của bố, bố của mình là người Châu Phi. Bố mình và mẹ mình hiện tại đang sinh sống ở Việt Nam và mình được sinh ra trên đất nước Việt Nam nên mình mang quốc tịch Việt Nam. Trong đợt dịch Covid 19 gia đình mình được nhà nước và người dân hỗ trợ rất nhiều, hỗ trợ về tiền, gạo, đồ ăn trong đợt cách ly xã hội. Mình rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
  13. Vận dụng 2 “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như núi, như người Việt Nam” (Lê Anh Xuân) Câu thơ trên thể hiện sự tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Là học sinh, em cần làm gì để trở thành một công dân có ích? Trả lời “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như núi, như người Việt Nam” (Lê Anh Xuân) Câu thơ trên thể hiện sự tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Là học sinh, em cần phải: em cần học tập chăm chỉ, rèn luyện bản thân, dũng cảm đương đầu với các khó khăn thử thách hướng tới những thành công, luôn yêu thương sống chan hòa với mọi người xung quanh, giúp đỡ những người gặp khó khăn, không những vậy em cần phải nối tiếp những truyền thống quý báu của dân.
  14. Cô xin chào và hẹn gặp lại các em vào tiết học sau nhé !