Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 4: Rèn luyện bản thân - Tiết 3: Giao tiếp phù hợp - Năm học 2021-2022

docx 10 trang minhanh17 10/06/2024 1740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 4: Rèn luyện bản thân - Tiết 3: Giao tiếp phù hợp - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tuan_4_ren_luyen_ban_than_ti.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tuần 4: Rèn luyện bản thân - Tiết 3: Giao tiếp phù hợp - Năm học 2021-2022

  1. Ngày soạn: tháng 10/2021 Ngày dạy: tháng 11/2021 TUẦN 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN Tiết 3 GIAO TIẾP PHÙ HỢP I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Nhận diện được những tình huống giao tiếp phù hợp hoặc chưa phù hợp; - Điều chỉnh được bản thân phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Giao tiếp, họp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề - Năng lực riêng: + Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. + Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. 3. Về phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: - Những trường hợp có thể sử dụng làm ví dụ về giao tiếp phù hợp, chưa phù hợp trong thực tiễn đời sống lớp học, nhà trường; - Video về nhũng tình huống giao tiếp phù hợp hoặc chưa phù hợp. 2. Đối với HS: - Nhớ lại những tình huống giao tiếp đã trải qua đề nhận diện những tình huống giao tiếp phù hợp, chưa phù họp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: GV yêu cầu HS xem video, vận động theo nhạc trả lời câu hỏi của GV. HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Con chim vành khuyên” và bài hát “Đi học về”, suy nghĩ cá nhân và trả lời. c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được - Nội dung của các bài hát: Nói về chủ đề giao tiếp, chào hỏi - Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở). d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Hoạt động cá nhân chia sẻ. - GV chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi: ? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? - Yêu cầu HS đọc ngữ liệu trong SGK. * Chia nhóm và giao nhiệm vụ: ? Hãy cho biết nội dung các bài hát nói về chủ đề gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Quan sát video, lắng nghe lời bài hát và suy nghĩ cá nhân. - Trả lời. GV: - Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe bài hát. - Theo dõi, hỗ trợ HS. B3: Báo cáo kết quả.
  3. GV: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc - Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. Hoạt động 2: KHÁM PHÁ - KẾT NỐI Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm 1. Nhận biết các lời nói, hành vi 1. Nhận biết các lời nói, hành vi giao tiếp phù giao tiếp phù hợp hợp a. Mục tiêu: Nhận biết và nêu được những lời nói, hành vi giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp trong các tình huống đa dạng. b. Nội dung: GV yêu cầu HS nhận diện những hành vi, lời nói giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp của HS. c. Sản phẩm: kết quả của HS d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) + Trong trường học: với bạn bè, thầy cô, nhân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm viên nhà trường; vụ học tập + Trong gia đình: với ông bà, bố mẹ, anh chị em. - Tổ chức trò chơi: “Thử thách bóng rổ”
  4. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị trò chơi và nêu luật chơi. - GV yêu cầu HS nhận diện những hành vi, lời nói giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp của HS trong hai tranh ở SGK và giải thích vì sao em cho là phù hợp hoặc chưa phù hợp. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để kể thêm những hành vi, lời nói giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp mà em quan sát thấy ở: + Trong trường học + Trong gia đình. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết. GV: - Hướng dẫn HS và quan sát, hỗ trợ HS chơi trò chơi. - Hướng dẫn thảo luận nhóm. B3: Báo cáo kết quả. GV: - Yêu cầu đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
  5. - Hướng dẫn HS báo cáo, rút ra bài học và thông điệp từ các trò chơi, các tình huống trong SGK. HS: - Tham gia chơi theo hướng dẫn. - Trả lời câu hỏi của GV. - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) 2.Xác định cách thức giao tiếp phù hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức. 2.Xác định cách thức giao tiếp phù hợp. a. Mục tiêu: Nêu được cách thức giao tiếp phù họp với các đối tượng khác nhau, thể hiện qua sự lắng nghe, thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp. - Khi giao tiếp với mọi người, em cần phải chào b. Nội dung: GV chia HS thành hởi, thế hiện sự vui vẻ, thân thiện; các nhóm, mồi nhóm và yêu càu - Sử dụng phối hợp các ngôn ngữ giao tiếp. các nhóm thảo luận để xác định - Thể hiện thái độ tôn trọng mọi người, luôn cách thức giao tiếp phù hợp lắng nghe khi người khác nói; c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận - Lời nói lịch sự, tế nhị; của HS. - Tuỳ hoàn cảnh, cần biết nói lời chia sẻ, cảm Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm thông, chân thành, thiện chí, khích lệ, động viên vụ học tập. để tạo sự tự tin;
  6. - GV hướng dẫn trò chơi “Ong tìm - Tránh thế hiện thái độ, lời nói, hành vi làm tồn chữ” thương người khác; - GV chia HS thành các nhóm, mồi - Khi nói với người lớn, cần nói lời lễ phép, nhóm và yêu cầu các nhóm thảo khiêm tốn; luận để hoàn thành phiếu học tập - Biết tỏ thái độ, hành vi chia sẻ, giúp đồ trong xác định cách thức giao tiếp phù nhũng trưòng hợp cần thiết. hợp với: + Người lớn + Thầy, cô giáo + Bạn bè + Em nhỏ. - GV gợi ý những biểu hiện cần quan tâm trong cách thức giao tiếp: + Sự lắng nghe + Thái độ trong giao tiếp + Lời nói, ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp + Hành vi trọng giao tiếp, - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân để tự rút ra những gì em cần rèn luyện để giao tiếp phù hợp với mọi người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi - HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập xác định cách thức giao tiếp phù hợp với: + Người lớn
  7. + Thầy, cô giáo + Bạn bè + Em nhỏ. - GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Thế hiện được cách thức giao tiếp phù hợp trong các tình huống giả định. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học đế hoàn thành bài tập c. Sản phẩm: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 3. Xử lí tình huống giao tiếp phù hợp - GV chia HS thành các nhóm, mồi nhóm và yêu cầu các nhóm thảo - Tình huống 1. luận đế để có thể tham gia chia sẻ - Tình huống 2. Bài học: Trong giao tiếp, cần biết lắng cách giải quyết khác với nhóm nghe, tôn trọng; có thái độ khiêm tốn, được phân công sắm vai. học hỏi, sử dụng hành vi giao tiếp phù - Tổ chức cho HS làm việc nhóm hợp. để thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết hai tình huống trong
  8. SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, phân vai) - Làm việc nhóm cặp 3’ (trao đổi, chia sẻ và thống nhất nội dung trả lời). GV: Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). - GV yêu cầu các nhóm khác quan sát và lắng nghe tích cực để có thể đặt câu hỏi hoặc đưa ra cách giải quyết khác nhóm bạn. - Sau mỗi cách giải quyết của từng nhóm, GV khích lệ các nhóm nhận xét hoặc đưa ra cách giải quyết khác. - Mỗi tình huống có những cách giải quyết khác nhau, GV lưu ý HS: để đưa ra cách giải quyết phù hợp, gắn bối cảnh cụ thể xảy ra tình huống. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện các nhóm lên sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống được phân công, báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo
  9. dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. Bước4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của nhóm. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. Hoạt động 4 : VẬN DỤNG SÁNG TẠO a) Mục tiêu:Giúp HS - Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng vào xử lí các tình huống trong thực tế cuộc sống. - Thực hiện nói lời hay, làm việc tốt trong giao tiếp với mọi người ở trường, gia đình và cộng đồng. - Có lời nói, thái độ, hành vi phù hợp để tạo sự hài long, hoặc tránh làm tổn thương người khác. b) Nội dung: HS làm “Từ điển giao tiếp” của lớp. c) Sản phẩm: Quyển “Từ điển giao tiếp”. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Cho HS xem video “7 mẹo giao tiếp khiến ai cũng yêu quý bạn” - Hướng dẫn làm “Từ điển giao tiếp. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Xem video, ghi chép những vấn đề chính. - Vẽ, viết “Từ điển giao tiếp”. GV: GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Báo cáo kết quả thu nhận được sau khi xem video.
  10. -Báo cáo kết quả làm “Từ điển giao tiếp” của bản thân. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức, động viên, khen ngợi các kết quả của HS. - Dặn dò HS: + Tiếp tục hoàn thiện “Từ điển giao tiếp” mỗi ngày. + Thực hiện nói lời hay, làm việc tốt trong giao tiếp với mọi người ở trường, gia đình và cộng đồng. + Chuẩn bị cho tiết tiếp theo: Chi tiêu hợp lí.