Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 10: Giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 10: Giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_10_gia.docx
Giao_an_HDTN-SHL_Ton_su_trong_dao_558e8.pptx
Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 10: Giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
- Ngày dạy : 8/11/2021 Tiết 10. GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” I. Yêu cầu giáo dục. 1. Kiến thức: Giúp học sinh : - Hiểu biết về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. - Học sinh nhận ra những biểu hiện thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ; những biểu hiện trái với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” và liên hệ bản thân. 2. Kĩ năng: - Trân trọng, tự hào về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - Tham gia sôi nổi các hoạt động tập thể chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. 3. Thái độ: - Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo - Tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động. II. Nội dung và hình thức hoạt động. a. Nội dung: - Tìm hiểu ý nghĩa truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. - Một số bài hát về thầy cô giáo. - Tìm hiểu về một số người thầy nổi tiếng trong lịch sử và ngày nay. - Một số câu ca dao, tục ngữ viết về thầy cô giáo. - Học sinh thảo luận về những biểu hiện cụ thể của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” . b. Hình thức: - Thi “Hái hoa tặng cô” - Trao đổi thảo luận, thi tiếp sức - Trò chơi “Hộp quà âm nhạc” . III. Chuẩn bị hoạt động. a. Về phương tiện: - Giáo án - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, bài hát chủ đề về thầy cô. 1
- b. Về tổ chức: - Giáo viên chủ nhiệm định hướng hoạt động, động viên học sinh tích cực tham gia. - Học sinh tham gia các hoạt động. IV. Tiến hành hoạt động. 1. Khởi động: Cả lớp cùng nghe và hát theo bài hát “Thầy cô là tất cả ” của nhạc sĩ Bùi Anh Tú. 2. Tiến hành : a) Nội dung 1. Sinh hoạt lớp Lớp trưởng điều hành * Sơ kết lớp tuần 9: - Về học tập. Nhận xét ưu điểm, tồn tại, những điều cần nhắc nhở - Về nề nếp: Nhận xét ưu điểm, tồn tại, những điều cần nhắc nhở - Tuyên dương: Tổ ; bạn ; lý do - Nhắc nhở: Bạn ; lý do * Phương hướng tuần 10 - Thực hiện tốt nề nếp, nội qui nhà trường - Tích cực học tập, sôi nổi phát biểu xây dựng bài - Học và làm bài tập về nhà đầy đủ - Tiếp tục ôn bài và thi Kiểm tra, đánh giá giữa kì I nghiêm túc và đạt kết quả cao - Khắc phục những tồn tại của tuần trước * Ý kiến cả lớp * Ý kiến cô giáo b) Nội dung 2. Giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” * Thi “Hái hoa tặng cô” chủ đề “Tôn sư trọng đạo” - Một em học sinh dẫn chương trình, giới thiệu luật chơi: Chia lớp làm 2 đội; đại diện mỗi đội lần lượt chọn câu hỏi để trả lời, các bạn được quyền bổ sung 1 ý kiến. Nếu 2
- không trả lời được thì đội kia được quyền trả lời thay. Trả lời đúng mỗi câu hỏi được một bông hoa điểm 10. Đội nào giành nhiều hoa hơn là đội thắng cuộc. Câu 1. Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần; ông được dân chúng tôn là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam. Ông là ai? Đáp án. Chu Văn An Câu 2. Sống vào thế kỉ 18, ông được ca ngợi như là nhà bác học đầu tiên của Việt Nam. Tên ông được dùng để đặt tên cho rất nhiều trường học ở nước ta. Ông là ai? Đáp án. Lê Quý Đôn Câu 3. Ông là một tấm gương hiếu học tiêu biểu, mặc dù bị liệt hai tay nhưng ông đã dùng chân để học viết và rất nỗ lực để học tập. Sau này, ông trở thành một nhà giáo ưu tú. Ông là ai? Đáp án. Nguyễn Ngọc Kí Câu 4. Nơi nào Bác sống một thời Làm thầy giáo dạy trẻ vui học hành? Đáp án. Trường Dục Thanh – TP Phan Thiết Câu 5. Em hãy cho biết họ tên đầy đủ của cô Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm lớp em Đáp án. Cô Hiệu trưởng : Cô Vương Lan Anh Cô chủ nhiệm lớp 7A5: Cô Trịnh Thị Thu Ngọc Câu 6. Em hãy đọc một vài câu ca dao, tục ngữ viết về thầy cô giáo. Đáp án ❖ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ❖ Không thầy đố mày làm nên ❖ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy ❖ Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy ❖ Khi nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy 3
- Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. * Tìm hiểu ý nghĩa truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là sự kính trọng, biết ơn, nhớ ơn công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo. - Ý nghĩa Là truyền thống quý báu của dân tộc Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người -GV giới thiệu lịch sử và ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Năm 1957, Công đoàn giáo dục Việt Nam quyết định lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam" Ý nghĩa - Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục, ngày “Tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. - Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Qua đó, giáo dục học sinh biết trân trọng, tự hào và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. 4
- - GV : “Sau đây, cô mời các em quan sát một số hình ảnh lớp học thời xưa và thời nay. Từ xưa đến nay, hình ảnh người thầy luôn tượng trưng cho những chuẩn mực, đạo lý. Các thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm người, vẫn lặng lẽ như người lái đò cần mẫn chở học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ cho lớp lớp thế hệ học trò. Vậy mỗi học sinh chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo. ” Đó là nội dung phần thảo luận tiếp theo * Học sinh thảo luận các biểu hiện của lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo (tổ chức chơi trò chơi tiếp sức) - Tổ chức cho học sinh thảo luận theo bàn nội dung : Là học sinh, em cần làm gì để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo? - Trò chơi tiếp sức : Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội là 1 dãy, trong mỗi dãy, HS thảo luận theo bàn. Cử đại diện các dãy bàn lên bảng ghi các việc làm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo. Bạn sau không được ghi lặp lại ý của bạn trước. Trong thời gian 3 phút, đội nào ghi được nhiều hơn là đội thắng cuộc. - Gv chốt lại các việc làm thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. - Tổ chức cho học sinh chỉ ra những hành động, việc làm trái với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. - Tổ chức học sinh trả lời câu hỏi: Các việc làm sau là Đúng hay Sai? 1. Vào dịp 20/11, Hải đều dành tặng thầy cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất (Đúng) 2. Nhìn thấy thầy cô giáo, Minh vội tránh đi chỗ khác để không phải chào (Sai) 3. Vừa nhận được bài kiểm tra bị điểm kém, Nam liền vò nát và vứt bài kiểm tra đi (Sai) 4. Hoa luôn kính trọng, biết ơn thầy cô và chăm chỉ, cố gắng học tập, rèn luyện (Đúng) - Cho học sinh liên hệ bản thân, qua đó giáo dục các em cần thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô ngay trong những việc làm hàng ngày: rèn luyện đạo đức, chăm chỉ học tập, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Đó là món quà ý nghĩa nhất dành tặng các thầy cô. Nhắc nhở học sinh: cha mẹ chính là người thầy đầu tiên trong đời, dạy chúng ta từ những điều cơ bản nhất; vì thế các em phải biết hiếu thảo, kính trọng, vâng lời ông bà cha mẹ. 5
- * Trò chơi Đoán tên bài hát GV phát 3 đoạn nhạc, tổ chức cho học sinh đoán tên bài hát về thầy cô V. Kết thúc hoạt động. - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh trân trọng, tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. - Một vài học sinh gửi lời chúc các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới. 6