Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 3: Giới thiệu truyền thống nhà trường

docx 5 trang Minh Tâm 31/12/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 3: Giới thiệu truyền thống nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_3_gioi.docx
  • pptxSHDC_TIET_3_GIOI_THIEU_TRUYEN_THONG_NHA_TRUONG_1efc3.pptx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 3: Giới thiệu truyền thống nhà trường

  1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP (Tiết Sinh hoạt dưới cờ) Ngày dạy: Tiết 3: GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu 1. Năng lực - Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực đặc thù: + Hợp tác được với các bạn để tạo ra các sản phẩm giới thiệu những nét nổi bật, tự hào về nhà trường. + Rèn kĩ năng phối hợp trong công việc, tổ chức hoạt động. 2. Phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, trung thực. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với TPT, BGH, GV: Âm li, loa đài, micro, trống Đội, kịch bản chương trình. 2. Đối với HS: Đọc sách về truyền thống của nhà trường. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: +Xây dựng thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trên sân trường. Trong thời gian 1 phút, lần lượt đọc tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường. + Đội nào đọc được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là một năm học ở ngôi trường học mới đã trôi qua. Một năm học mới với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người.Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn khi
  2. trở thành học sinh của trường THCS Hòa Long, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2. Chào cờ, sơ kết tuần và kế hoạch mới * Chào cờ GV: yêu cầu học sinh chỉnh đốn trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ. HS: Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ và hát quốc ca. GV: Tổ chức thực hiện lễ chào cờ. HS: Chào cờ * Sơ kết tuần GV: Nhận xét đánh giá những ưu điểm và tồn tại ở tuần học vừa qua. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. * Kế hoạch tuần mới GV: Phổ biến kế hoạch tuần học mới. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. 3. Sinh hoạt theo chủ đề 3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động học sinh nắm được truyền thống của nhà trường. b. Nội dung- Tổ chức thực hiện GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về ngôi trường THCS của mình như lịch sử của ngôi trường, tên các thầy cô giáo và bộ môn các thầy cô đảm nhiệm, . HS: Lắng nghe, tiếp nhận.
  3. GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS của em thông qua các gợi ý. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà) - Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường: + Tên trường. + Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường: + Năm ra đời. + Các năm phát triển: thay đổi về đội ngũ sư phạm, số lượng học sinh; các bằng khen, danh hiệu, giải thưởng của nhà trường, của giáo viên + Cơ sở vật chất của nhà trường: đầy đủ trang thiết bị, hiện đại, sạch sẽ, với sự ủng hộ lớn mạnh của phụ huynh, + Sự kiện nổi bật liên quan đến trường: - Về giáo dục: + Đối với các thầy cô giáo: sự kiện liên quan đến các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, các sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng vào giảng dạy, + Đối với HS: sự kiện liên quan đến các cuộc thi HSG các cấp của HS, - Về hoạt động xã hội: + Hoạt động tình nguyện, trồng cây xanh, dọn vệ sinh trường lớp, . + Hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch, + Hoạt động văn nghệ chào mừng các sự kiện lớn, hội thi văn nghệ, thể dục – thể thao, - Tấm gương thầy cô, học sinh: + Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về cô giỏi trò giỏi, chăm ngoan. + Trong hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao: tấm gương HS có năng khiếu nổi bật, tích cực luyện tập về các hoạt động hát, múa, vẽ, đá bóng, cầu lông, + Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt thành tích cao trong học tập. + Tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc, đồng thời tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội.
  4. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em cùng các bạn. HS: Thực hiện nhiệm vụ thảo luận và trình bày. GV: Hãy nêu những điều em tự hào về nhà trường? HS: - Những điều tự hào về nhà trường: Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường: Trường THCS Hòa Long được thành lập năm 1963-1964. Về cơ sở vật chất:Từ khi thành lập trường được xây dựng ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long với một dãy nhà hai tầng và 1 dãy nhà cấp 4. Tới năm 2015 trường được chuyển ra địa điểm mới là khu Xuân Đồng, phường Hòa Long khang trang, đầy đủ tiện nghi hơn trước. Về các hoạt động giáo dục: Nhà trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến. Năm học 2020- 2021, học sinh Tống Thị Hiền Lương đỗ á khoa lớp chuyên Toán- trường THPT Chuyên Bắc Ninh cô Trần Phương Thảo đạt thành tích xuất sắc trong kì thi giáo viên giỏi cấp thành phố năm học 2021-2022. Về các hoạt động xã hội: nhà trường tổ chức hoạt động thiện nguyện thăm các cụ già neo đơn tại Bênh viện Da liễu vào dịp Tết cổ truyền. Về các tấm gương dạy tốt-học tốt: Cô giáo Phạm Thị Gấm là giáo viên cốt cán của nhóm Văn thành phố. Năm học 2020- 2021, học sinh Tống Thị Hiền Lương đỗ á khoa lớp chuyên Toán- trường THPT Chuyên Bắc Ninh c. Sản phẩm Học sinh hiểu và tự hào về truyền thống nhà trường. 3.2. Hoạt động 2: Thiết kế trình bày sản phẩm giới thiệu về truyền thống trường em. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm.
  5. b. Nội dung- Tổ chức thực hiện GV: Tổ chức cho HS thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu về truyền thống nhà trường. HS: Tham gia GV: Mời BGK lên chấm điểm. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. c. Sản phẩm Trưng bày sản phẩm: Mô hình trường học bằng các vật liệu, pano, áp phích về hình ảnh trường, + Thuyết trình: bài thuyết trình về lịch sử nhà trường, + Biểu diễn nghệ thuật: + Hát bài về ngôi trường: Hòa Long mến yêu, Mái trường mến yêu, Bụi phấn, Nhớ ơn thầy cô, + Vẽ về mái trường, thầy cô, bạn bè mà em yêu mến 4. Đánh giá GV: qua tiết sinh hoạt dưới cờ sôi nổi hôm nay, các em đã hiểu được truyền thống của nhà trường và tự hào về mái trường thân yêu của mình. Trường THCS Hòa Long sẽ là chiếc bệ phóng giúp ước mơ của các em được bay cao bay xa. Các em luôn là niềm tự hào của thầy cô. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. IV. Kết thúc hoạt động GV: Các em hãy dành một phút để làm sạch môi trường. HS: Nhặt rác xung quanh chỗ ngồi. GV: Về nhà các em hãy tìm hiểu về các danh nhân trong và ngoài nước mà em biết. HS: Lắng nghe, tiếp nhận.