Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 41: Con chào mào

docx 4 trang Minh Tâm 27/12/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 41: Con chào mào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_tiet_41_con_chao_mao.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 41: Con chào mào

  1. Ngày soạn: 14 / 11 / 2021 Ngày dạy: 17 / 11 / 2021 TIẾT: 41: CON CHÀO MÀO Mai Văn Phấn A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu được yêu thương, chia sẻ còn là tình yêu, sự trân trọng, ý thức bảo vệ thiên nhiên của con người. 2. Năng lực - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Con chào mào - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Con chào mào - Hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ 3. Phẩm chất: Biết yêu cái đẹp và có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, sgk. Sgv. 2. Học sinh: - Soạn bài, sgk, vbt - Tìm hiểu về tác giả, văn bản C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Hoạt động 1: Khởi động * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hỏi: Em hãy kể tên một số loài vật mà em biết? Hãy bày tổ tình cảm của mình đối với một con vật mà em yêu thích? *) Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận câu hỏi của GV *) Báo cáo sản phẩm: - HS trình bày, HS khác nhận xét, đánh giá
  2. *) Kết quả, đánh giá sản phẩm - GV chuẩn hóa nội dung, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của HS - GV dẫn vào bài dạy và chuyển sang nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo Hoạt động 2: Đọc văn bản I. Đọc văn bản 1. Tác giả: * Chuyển giao nhiệm vụ: - Tên: Mai Văn Phấn - GV HD HS giọng đọc VB. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay - Năm sinh: 1955 nhau đọc thành tiếng toàn VB - Quê quán: Ninh Bình - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của những - Ông sáng tác thơ và viết tiểu luận phê từ ngữ khó bình. Thơ Mai Văn Phấn rất phong phú về - GV yêu cầu HS đọc sgk, trả lời: đề tài; có những cách tân về nội dung và nghệ thuật; một số bài thơ được dịch ra 1. Em biết gì về nhà thơ Mai Văn Phấn? nhiều thứ tiếng. 2. Xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản? 2. Văn bản 3. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? a) Đọc, chú thích *) Thực hiện nhiệm vụ b) Xuất xứ: Trích từ tập thơ Bầu trời không mái che - HS nghe GV đọc mẫu rồi đọc tiếp c) Thể loại: thơ tự do - HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ trả lời d) Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, *) Báo cáo sản phẩm miêu tả - HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung e) Bố cục: 3 phần *) Kết quả, đánh giá sản phẩm + Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh chim chào mào - GV nghe báo cáo kết quả tìm hiểu của HS trong thực tế - GV chuẩn hóa nội dung + Phần 2: Khổ 2, 3, 4: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôi về chim chào mào - GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS + Phần 3: Khổ 5, 6: Chim chào mào trong kí ức của nhân vật tôi. - GV chuyển sang nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo Hoạt động 3: Khám phá văn bản II. Khám phá văn bản. 1. Hình ảnh chim chào mào trong thực tế * Chuyển giao nhiệm vụ: - Màu sắc: đốm trắng mũ đỏ rực rỡ, tươi - GV y/c HS trả lời các câu hỏi: tắn 1. Em có thể hình dung, tưởng tượng những gì - Hoạt động: hót -> tươi vui, rộn rã khi đọc ba dòng thơ đầu? - Vị trí: trên cây cao chót vót Khung 2. Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”?
  3. 3. Vì sao lúc đầu nhân vật “tôi”“sợ chim bay - Âm thanh: triu uýt huýt tu hìu đi” nhưng kết thúc bài thơ lại khẳng định: Tiếng hót dài, trong trẻo. “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ -> Từ láy, tính từ gợi tả, từ mô phỏng âm tôi nghe rất rõ”? thanh, bút pháp tả thực vừa gợi ra vẻ đẹp 4. Tiếng hót mà nhân vật “tôi” nghe “rất rõ” của chim chào mào vừa gợi vẻ đẹp của bức vang lên từ đâu (trên cây cao chót vót hay tranh thiên nhiên tràn ngập màu sắc tươi tắn trong tâm hồn)? Tiếng hót ấy cho thấy trạng và âm thanh tươi vui. thái cảm xúc nào của nhân vật “tôi” (vui hay 2. Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” buồn, hạnh phúc hay đau khổ, )? Vì sao nhân về chim chào mào. vật “tôi” có thể cảm thấy như vậy? a. Khi nhìn thấy chim chào mào *) Thực hiện nhiệm vụ - “Vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, “Sợ - HS tiếp nhận câu hỏi, đọc sgk, suy nghĩ trả chim bay đi” lời Ẩn dụ: so sợ, muốn giữ chim chào mào *) Báo cáo sản phẩm cho riêng mình, độc chiếm vẻ đẹp thiên - HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung nhiên *) Kết quả, đánh giá sản phẩm b. Khi chim chào mào bay đi - GV chuẩn hóa nội dung - Không gian: đầy nắng, gió, nhành cây xanh - GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS - Từ láy: hối hả - GV chuyển sang nhiệm vụ học tập phải thực -> Tâm trạng lo sợ, muốn níu giữ chim hiện tiếp theo chào mào và ước muốn tận hưởng thiên nhiên c. Khi không thấy tăm tích chim chào mào - Hình dung chào mào sẽ mổ những con sâu, trái cây chín đỏ, giọt nước thanh sạch -> Ẩn dụ: Món quà chuộc lỗi 3. Chim chào mào trong kí ức của nhân vật tôi - Điệp ngữ: triu uýt huýt tu hìu (2 lần) -> Nhấn mạnh âm thanh tiếng chim chào mào, tiếng chim không chỉ vang lên trên cành cây chót vót mà còn vang lên trong tâm hồn nhà thơ - “Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ” Âm thanh vang lên trong tâm hồn, nhân vật tôi đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn độc chiếm hẹp hòi và ích kỉ => Tình yêu, sự trân trọng của con người đối với thiên nhiên đã giúp tâm hồn con người rộng mở hơn, phong phú hơn * Tổng kết
  4. - Nghệ thuật + Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc + Bút pháp miêu tả linh hoạt + Sử dụng thành công phép ẩn dụ, điệp ngữ - Nội dung Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên. Hoạt động 4: Viết kết nối với đọc III. Viết kết nối với đọc * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS: Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật “tôi” vẫn có thể “nghe rất rõ” tiếng chim hót. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức *) Thực hiện nhiệm vụ - HS viết đoạn văn *) Báo cáo sản phẩm - HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung *) Kết quả, đánh giá sản phẩm - GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn - GV chuyển sang nhiệm vụ học tập tiếp 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Tìm đọc các tác phẩm của nhà thơ Mai Văn Phấn - Soạn bài: Thực hành tiếng Việt: Cụm động từ và cụm tính từ