Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 82: Văn bản: Bức tranh của em gái tôi

docx 9 trang thanhhuong 10/10/2022 5060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 82: Văn bản: Bức tranh của em gái tôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_tiet_82_van_ban_buc_tranh_cua_em_gai_toi.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 82: Văn bản: Bức tranh của em gái tôi

  1. GV: Nguyễn Thành Lăng Môn: Ngữ Văn 6 Tiết 82 VB: Bức tranh của em gái tôi (tiết 2) - Tạ Duy Anh I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức - Hiểu được nội dung của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đối với người anh. - Biết được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Hiểu được cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Về kĩ năng. - Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. 3. Về thái độ - Tán thành với ý nghĩa của truyện, từ đó bồi dưỡng lòng nhân hậu, vị tha, biết sống vì người khác của mỗi học sinh. 4. Định hướng năng lực cần hình thành - Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực hợp tác. - Năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Máy chiếu. 2. Học sinh: Soạn bài ở nhà, SGK, Vở ghi III. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động. - Phương pháp và KT: Vấn đáp -Hình thức: cá nhân . - NL: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ - Phẩm chất: trách nhiệm, Tự tin. - Thời gian dự kiến: 5’ * Ổn định tổ chức lớp (1’) * Khởi động vào bài mới: GV chiếu trên màn chiếu bài thơ: Làm Anh 1
  2. GV: Nguyễn Thành Lăng “Làm anh khó đấy Mẹ cho quà bánh Phải đâu chuyện đùa Chia em phần hơn Với em bé gái Có đồ chơi đẹp Phải người lớn cơ Cũng nhường em luôn Khi em bé khóc Làm anh thật khó Anh phải dỗ dành Nhưng mà thật vui Nếu em bé ngã Ai yêu em bé Anh nâng dịu dàng Thì làm được thôi.” (Phan Thị Thanh Nhàn) - GV gọi HS đọc bài thơ. ? Cảm nhận của em về người anh trong bài thơ? (Đó là 1 người anh yêu thương em, gương mẫu, nhường nhịn em.) Tiết 1 của văn bản: Bức tranh của em gái tôi, chúng ta tìm hiểu về diễn biến tâm trạng nhân vật người anh. Chúng ta thấy người anh của Kiều Phương là người như thế nào? (Ban đầu rất quý mến, thân thiết với em. Nhưng sau đó khi tài năng của em gái được phát hiện thì tâm trạng đó có sự thay đổi, cậu trở nên ghen ghét, đố kị với em. Vậy cuối cùng người anh có nhận ra được thói xấu của mình không? Và hình ảnh người em gái đã hiện lên như thế nào trong văn bản? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2 của bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Phương pháp và KT: Nêu và giải quyết vấn đề, TL nhóm-kĩ thuật khăn trải bàn, Vấn đáp- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não. - Hình thức : cá nhân, nhóm. -NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ. - Phẩm chất: Nhân ái, vị tha. - Thời gian dự kiến:33’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Đọc và tìm hiểu chung - Phương pháp và KT: Nêu và giải II. Phân tích quyết vấn đề, TL nhóm - kĩ thuật khăn trải bàn, Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não. - Hình thức: cá nhân, nhóm. 2
  3. GV: Nguyễn Thành Lăng - NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học, thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ. - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, nhân ái. 1. Diễn biến tâm trạng nhân vật - Thời gian dự kiến:28’ người anh. a. Khi tài năng của em gái chưa được phát hiện. b. Khi tài năng của em gái được phát hiện và đạt giải. c. Khi đứng trước bức tranh của em gái. GV yêu cầu HS đọc đoạn văn trong SGK từ: “Một tuần sau hết” ? Bức chân dung của người anh trong bức tranh được miêu tả như thế nào? - Bức tranh vẽ: “Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, từ tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn mơ mộng nữa.” ? Nhận xét về bức tranh đó? * Tâm trạng: => Bức tranh đẹp, có hồn. Ngỡ ngàng-> Hãnh diện-> Xấu hổ - Giáo viên cho học sinh thảo luận + Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại nhóm (7 phút). vẽ mình trong bức tranh dự thi, coi - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: mình là người thân nhất. + Hãnh diện vì thấy mình hiện ra + Chia lớp làm 5 nhóm thảo luận (Kĩ trong tranh đẹp và hoàn hảo, bức tranh thuật khăn trải bàn). ấy được nhiều người xem trong triển Câu hỏi chung cho các nhóm: lãm. 1- Đứng trước bức tranh ấy người anh + Xấu hổ vì mình đã xa lánh và ghen có tâm trạng gì? tị với em gái, vì con người thật của anh 2- Vì sao người anh có những tâm không xứng đáng với người anh ở trạng ấy? trong tranh. => Cuối truyện, người anh đã nhận ra 3- Người anh nhận ra điều gì từ bức thói xấu của mình; nhận ra tình cảm tranh ấy? trong sáng, nhân hậu của em gái; biết - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm xấu hổ, người anh có thể trở thành vụ: người tốt như bức tranh của cô em gái. + Hoạt động cá nhân (2 phút) 3
  4. GV: Nguyễn Thành Lăng + Trao đổi, thảo luận (5’) - Bước 3: Báo cáo kết quả. - Bước 4: Nhận xét, bổ sung => Giáo viên chốt kiến thức. ? Khi kể về người anh, nhà văn đã + Nghệ Thuật: thành công với nghệ thuật nào? - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. GV: Diễn biến tâm trạng của người - Xây dựng tình huống truyện. anh đã có sự thay đổi qua các thời điểm: Trước khi tài năng của em gái được phát hiện, người anh rất quý mến, thân thiết với em (tình cảm mang tính tích cực) nhưng khi tài năng của em được phát hiện thì người anh đã ghen ghét, đố kị với em (tình cảm tiêu cực) và cuối cùng người anh đã nhận ra lỗi lầm của mình (tâm trạng trở nên tích cực hơn). -Tác giả đã sử dụng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Tình huống bất ngờ ở cuối truyện đã đem đến 1 kết thúc có hậu mà vẫn đạt được mục đích giáo dục tốt đẹp. - Ngoài ra trong văn bản, có đôi chỗ người anh đã tự nói với chính mình để bộc lộ tâm trạng (“Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?” => ngôn ngữ độc thoại nội tâm (lớp 9 sẽ học). ? Như vậy qua toàn bộ văn bản, người => Người anh của Kiều Phương mặc anh trai của Kiều Phương đã hiện lên dù có lòng ghen ghét, đố kị nhưng là người như thế nào? sớm nhận ra những sai lầm, biết ăn - GV cho HS liên hệ năn hối lỗi trước những việc làm của ? Trong cuộc sống, em đã từng có thái mình. độ ghen ghét, đố kị với thành công của người khác chưa? Qua nhân vật người anh em rút ra bài học gì cho mình? - Qua văn bản chúng ta đã nhận ra được ghen ghét, đố kị là 1 tính xấu vì vậy chúng ta nên sửa để hoàn thiện bản thân hơn, mối quan hệ với mọi người của chúng ta tốt đẹp hơn. - Khi trả bài thi học kì, thấy bạn kia điểm cao hơn mình, em có cảm thấy 4
  5. GV: Nguyễn Thành Lăng ghen tức, khó chịu không ? Thực tế trong cuộc sống là không ai tránh khỏi lỗi lầm. Cả thầy và chúng ta đều vậy. Nhưng, tại sao bút chì lại có tẩy ? GV chuyển: Qua sự phân tích nhân vật người anh, chúng ta nhận thấy rằng, tâm trạng người anh đã có sự biến đổi. Từ sự ích kỉ, ghen ghét đã nhận ra được những lỗi lầm của bản thân. Từ đâu, vì ai mà người anh lại có sự biến đổi như vậy ? Vì ai nhờ ? - Kiều Phương. Vậy thì Kiều Phương là ai mà lại có thể cảm hoá được con người của nhân vật người anh ? Chúng ta sẽ cùng nhau đi sang phần 2 để trả lời câu hỏi này ? Qua lời kể của người anh, em hãy tìm 2. Nhân vật người em gái (Kiều những chi tiết giới thiệu về Kiều Phương) Phương và những bức tranh của cô bé. a) Giới thiệu chung về nhân vật Kiều Phương - Bị gọi là “Mèo” vì mặt lúc nào cũng ? Chú Tiến Lê đã đánh giá như thế nào bị bẩn, lem nhem. - Hay lục lọi đồ vật về những bức tranh của KP? - Khi bố mẹ giao việc thì “vừa làm vừa - Chú Tiến Lê cho rằng: “Kiều Phương hát” là một thiên tài hội họa”. “Những bức - Em tự chế thuốc vẽ tranh của “Mèo” rất độc đáo có thể - Cạo các đít xoong chảo để làm thuốc đem đóng khung treo ở bất cứ phòng vẽ. tranh nào.” - Mọi thứ trong nhà đều được đưa vào tranh: “Cái bát múc cám lợn sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con ? Qua những chi tiết giới thiệu về KP mèo vằn vào trong tranh to hơn cả con cũng như những bức tranh của cô bé, hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.” kết hợp với lời nhận xét của chú Tiến => Kiều Phương là một cô bé hồn Lê (một người am hiểu về hội hoạ), em nhiên, hiếu động, thích vẽ và có tài thấy Kiều Phương là 1 cô bé như thế năng hội họa. nào? 5
  6. GV: Nguyễn Thành Lăng GV: Để thấy được rõ hơn về nhân vật b) Tình cảm của Kiều Phương dành Kiều Phương, thầy mời các em tiếp tục cho anh trai tìm hiểu về tình cảm của KP dành cho người anh HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI (5’) - Trước khi tài năng được phát hiện: Nhiệm vụ: Hãy tìm những chi tiết thể Vui vẻ chấp nhận biệt danh “Mèo” hiện tình cảm của Kiều Phương dành anh tặng, dùng tên đó để xưng hô với cho anh trai ở 3 thời điểm: trước khi tài bạn bè. => Rất quý mến anh, gần gũi, năng của cô bé được phát hiện, sau khi thân thiết với anh. - Khi tài năng được phát hiện: tài năng của cô bé được phát hiện và + Bị anh mắng vô cớ mặt xịu xuống, khi bức tranh đạt giải. miệng dẩu ra. HS: Làm việc cá nhân 2 phút, thảo luận + Xét nét, quan sát anh. cặp đôi 3 phút. + Chọn anh để vẽ vào tranh. GV: Gọi đại diện của 3 cặp đôi lên => Kiều Phương không xa lánh anh, trình bày 3 nội dung. khoan dung trước những việc làm của HS: Các cặp đôi khác theo dõi và nhận anh với mình. Với anh, cô bé đã có sự quan tâm đặc biệt. xét - Khi bức tranh đạt giải: + Lao vào ôm cổ anh Dự kiến KK: HS không tìm được chi + Thì thầm: “Em muốn cả anh cùng đi tiết vẽ anh trai . nhận giải”. Tháo gỡ KK: GV hỏi thêm => Muốn chia sẻ niềm vui với anh, tạo ? Trong cuộc thi vẽ quốc tế, Kiều sự bất ngờ cho anh. + Vẽ anh rất hoàn hảo. Phương đã vẽ gì? ? Vì sao cô bé lại chọn anh trai để vẽ? + Vì: em đã xem anh là thân thuộc nhất và chọn anh để vẽ trong bức tranh dự thi. => Tình cảm của Kiều Phương dành cho anh không hề thay đổi. Em luôn ? Qua đó, em có nhận xét gì về tình yêu thương, quý mến anh, dành cho cảm của Kiều Phương đối với anh trai anh những tình cảm tốt đẹp nhất. mình? * Tiểu kết: ? Để xây dựng nhân vật Kiều Phương, + Nghệ thuật: tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? - Miêu tả đặc sắc với sự quan sát tinh tế, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu. - Miêu tả diễn diến tâm lí nhân vật. 6
  7. GV: Nguyễn Thành Lăng Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, ? Như vậy, qua câu chuyện, em thấy hiếu động, có tài năng hội họa, có Kiều Phương là người như thế nào? tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người thân và nghệ thuật. GV bình: - Qua nhân vật Kiều Phương, tác giả để lại 1 quan niệm đẹp về cách nhìn cuộc sống: Nếu chúng ta biết lặn sâu vào lòng sự vật để nhìn cuộc sống bằng đôi mắt cảm thông, trong sáng thì hẳn rằng cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều. Đôi khi, nhờ thế mà chúng ta có thể cảm hóa, giúp con người nhận ra lỗi lầm. Vì thế Vichto Huy-gô, nhà văn nổi tiếng nước Pháp mới nói: “Hai điều làm ta vái lạy: Đó là lòng tốt và tài năng”. - GV liên hệ: Ở lớp mình có bạn nào có anh trai không? Mối quan hệ của em với anh trai như thế nào? Qua nhân vật Kiều Phương, em rút ra bài học gì về cách ứng xử với người than (anh, chị em trong gia đình). Gv: Đã là anh em trong một gia đình chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết, khoan dung trước những lỗi lầm của nhau. III. Tổng kết - Phương pháp và KT: Vấn đáp - Hình thức: cá nhân . - NL: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ - Phẩm chất: trách nhiệm, Tự tin, nhân ái. - Thời gian dự kiến: 5’ ? Nêu những đặc sắc của nghệ thuật truyện? Em học được gì từ cách kể chuyện của tác giả? 1- Nghệ thuật - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật - Xây dựng tình huống truyện. 2- Nội dung: 7
  8. GV: Nguyễn Thành Lăng ? Nêu nội dung chính của truyện? Câu chuyện kể về quan hệ anh em. Khi em được phát hiện có tài năng, anh đã có thái độ mặc cảm tự ti, ghen tị và xa lánh em mình. Nhờ tình cảm hồn nhiên trong sáng và lòng nhân hậu của người em mà anh đã nhận ra phần hạn chế ? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện? của mình. 3- Bài học rút ra từ câu chuyện - Trước thành công của người khác ta không nên ghen ghét, đố kị vì đó là tính xấu. - Lòng khoan dung, nhân hậu sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống thanh thản, tốt đẹp. Hoạt động 3: Luyện tập - Phương pháp và KT: Vấn đáp - Hình thức: cá nhân. - NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, giao tiếp. - Phẩm chất: Tự tin, chăm chỉ - Thời gian dự kiến: 5’ * Câu hỏi trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Câu 1. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình? A. Em gái vẽ mình xấu quá. B. Em gái vẽ mình đẹp hơn mức bình thường. C. Em gái đã vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. D. Em gái vẽ sai về mình. Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương? A. Hồn nhiên, hiếu động. B. Tài hội hoạ hiếm có. C. Tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu. D. Không quan tâm đến anh. Đáp án: Câu 1- C Câu 2- D * Bài tập tự luận: - Viết một đoạn văn khoảng 10 câu thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái. - Viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương. 8
  9. GV: Nguyễn Thành Lăng Hoạt động 4: Vận dụng - Phương pháp và KT: Luyện tập thực hành - Hình thức: cá nhân . - NL: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ - Phẩm chất: trách nhiệm, Chăm chỉ. Hãy thử cố gắng tìm và ghi lại một/ một số điều tốt đẹp của một người bạn hoặc một người ở xung quanh mà con chưa yêu mến. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1’- Giao về nhà) - Tìm và sưu tầm tác phẩm văn học, những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh chị em trong gia đình. IV. Củng cố, dặn dò - Về nhà học nội dung bài học. - Chuẩn bị bài Vượt thác. 9