Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9-13: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

doc 7 trang thanhhuong 18/10/2022 33330
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9-13: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tiet_9_13_viet_bai_van_ke_lai_mot_trai_ngh.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9-13: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

  1. Ngày soạn: 16.9.2021 Ngày dạy: - Lớp 6D dạy ngày: 2021 - Sĩ số: 35 - Vắng: - Lớp 6B dạy ngày: 2021 - Sĩ số: 35 - Vắng: TIẾT 9-13: VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Người kể chuyện ngôi thứ nhất - Trải nghiệm đáng nhớ của bản thân - Cảm xúc của người viết trước sự việc được kể 2. Về năng lực: - Biết kể chuyện ở ngôi thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ - Xây dựng được dàn ý về câu chuyện về một trải nghiệm - Viết được bài văn tự sự kể về 1 trải nghiệm của bản thân - Bài văn có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, văn phong trong sáng. - Trình bày được một câu chuyện trải nghiệm đáng nhớ của bản thân 3. Thái độ: trung thực, chân thành. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. PHIẾU TÌM Ý Họ và tên HS: . Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm của bản thân Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào? Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì? Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào? Vì sao truyện lại xảy ra như vậy? Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện? \\\
  2. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: - Biết được kiểu bài kể về một trải nghiệm. b) Nội dung: - GV hỏi, HS trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ * Vb: “Bài học đường đời * Hoạt động chung đầu tiên” ? Trong “Bài học đường đời đầu tiên” Dế Mèn đã - Dế Mèn kể về bài học kể lại trải nghiệm đáng nhớ nào? đường đời đầu tiên của bản ? Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ mấy? thân từ sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Dế Mèn xưng “tôi”. ? Em có một trải nghiệm nào đáng nhớ không? => Kiểu bài kể lại một trải Hãy kể lại trải nghiệm đó một cách ngắn gọn ? nghiệm. Sử dụng ngôi kể B2: Thực hiện nhiệm vụ thứ nhất. - Nhớ lại vb “Bài học đường đời đầu tiên”. * Hs chia sẻ trải nghiệm - Suy nghĩ cá nhân của mình - HS kể lại trải nghiệm của bản thân. + Làm việc tốt GV: + Mắc lỗi lầm - Dự kiến khó khăn học sinh sinh gặpphải: không + Một chuyến đi biết kể về trải nghiệm của bản thân. + Về việc gặp gỡ - Tháo gỡ bằng cách đặt thêm câu hỏi phụ: + Những khoảnh khắc đặc ? Trải nghiệm đó tên là gì (kỉ niệm, lỗi lầm )? biệt Trải nghiện đó ở thời điểm nào? Diễn ra như thế nào? B3: Báo cáo, thảo luận - GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi - HS trả lời B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS - Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm”. Ai trong chúng ta cũng đều trải qua những kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, đó có thể là kỉ niệm vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về kiểu bài kể lại một trải nghiệm, giúp các em biết cách trình bày một bài văn kể. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  3. I. Tìm hiểu chung (Thời lượng: 1 tiết) a. Mục tiêu: - Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kể lại trải nghiệm. - Biết được ngôi kể thứ nhất trong văn kể chuyện (người kể chuyện xưng “tôi”). - Chỉ ra được các phần của bài văn (mở bài, thân bài, kết bài). b) Nội dung: - GV hỏi, HS trả lời. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM I. Tìm hiểu chung Nhiệm vụ 1: Yêu cầu với đối bài văn kể lại một 1. Yêu cầu với đối bài văn trải nghiệm kể lại một trải nghiệm B1. Giao nv - Được kể từ người kể * Hoạt động cặp đôi 3phút chuyện ngôi thứ nhất. ? Khi kể về một trải nghiệm của bản thân, người kể phải sử dụng ngôi kể thứ mấy, xưng hô như thế - Thể hiện được cảm xúc của nào? – xưng tôi người viết trước sự việc ? Tác dụng của ngôi kể thứ nhất là gì? (Vì sao lại được kể. sử dụng ngôi thứ nhất khi kể?) - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. ? Theo em, một bài văn kể lại trải nghiệm cần đáp - Tập trung vào sự việc đã ứng những yêu cầu gì? xảy ra. B2. Thực hiện nv - Hs Thảo luận, Gv quan sát, hỗ trợ B3. Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4. KL, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thực, người kể có thể bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của mình. NV2. Hướng dẫn HS Phân tích bài viết tham 2. Phân tích bài viết tham khảo khảo B1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Bài viết kể về kỉ niệm gì của tác giả? * Kể về kỉ niệm với một người bạn nhỏ (mèo Mun). ? Xác định ngôi kể trong bài văn? * Ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) * Các phần: ? Đoạn nào giới thiệu câu chuyện? - Đoạn 1: Giới thiệu trải nghiệm.-> Mở bài
  4. ? Đoạn nào tập trung vào các sự việc của câu - Đoạn 2,3,4 tập trung và các chuyện? sự việc chính của câu chuyện.-> Thân bài ? Đó là những sự việc nào? - Các sự việc: + Sự việc 1: Ngôi nhà mới của 3 mẹ con rất xinh xắn nhưng có nhiều chuột. + Sự việc 2: Bà ngoại gửi cho 3 mẹ con một con mèo Mun. Ngôi nhà nhỏ đã thay đổi từ khi có mèo Mun. + Sự việc 3: mèo Mun mất tích ? Đoạn cuối nêu nội dung gì? - Đoạn 5: Nêu lên cảm xúc ? Những từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người của bản thân. -> Kết bài viết trước sự việc được kể? - Buồn, khóc, chẳng ai quên được Mun, v.v B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc SGK và trả lời câu hỏi - Hoạt động cá nhân 3 phút - Hoạt động cặp đôi 5 phút để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao. GV: - Hướng dẫn HS trả lời - Quan sát, theo dõi HS thảo luận B3: Báo cáo thảo luận - Đại diện học sinh báo cáo sản phẩm , những HS còn lại quan sát, lắng nghe sản phẩm của bạn, theo dõi bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần). GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sản phẩm. B4: Kết luận, nhận định - Nhận xét + Câu trả lời của HS + Thái độ làm việc của HS + Sản phẩm của HS - Chốt kiến thức và kết nối với mục sau II. Thực hành viết theo các bước (Thời lượng: 4 tiết) tiết 1: Trước khi viết; tiết 2,3: Viết bài; tiết 4: Chỉnh sửa bài viết và luyện tập a. Mục tiêu: - Biết viết bài theo các bước. + Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý. + Tập trung vào những sự việc đã xảy ra. + Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
  5. - Biết tự chỉnh sửa bài viết của mình và nhận xét, sửa bài của bạn. b) Nội dung: - GV sử dụng KT công não để hỏi HS về việc lựa chọn đề tài. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu II. Thực hành viết theo các bước bước trước khi viết 1. Trước khi viết B1. Giao nhiệm vụ ? Liệt kê những sự việc đáng nhớ trong a) Lựa chọn đề tài cuộc đời? ? Tìm ý cho bài văn kể lại một trải b) Tìm ý nghiệm của bản thân Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do bằng trí nhớ của em theo phiếu học tập sau: Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự thế nào? Vì sao câu chuyện lạ xảy ra như vậy? Cảm xúc của em ntn khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện? ? Em hãy sắp xếp các thông tin, ý tưởng c) Lập dàn ý trong phần tìm ý thành một dàn ý có đủ - Mở bài: giới thiệu câu chuyện. 3 phần: MB, TB, KB? - Thân bài: kể diễn biến câu chuyện. B2. Thực hiện nv + Thời gian - HS thực hiện nhiệm vụ, giáo viên quan + Không gian sát, hỗ trợ. + Những nhân vật có liên quan B3. Báo cáo, thảo luận + Kể lại các sự việc - HS báo cáo sản phẩm, GV gọi hs nhận - Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xét, bổ sung câu trả lời của bạn. xúc của bản thân. B4. KL, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 2. Viết bài NV2: Hướng dẫn học sinh viết bài - Cần đảm bảo đặc điểm của kiểu bài kể
  6. lại một trải nghiệm. Hoạt động cá nhân: thời gian 90p ? Dựa vào dàn ý, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh? - GV hướng dẫn hs khi viết: + Cần bám sát dàn ý. + Nhất quán về ngôi kể: ngôi thứ nhất xưng “tôi” hoặc “em”. + Sử dụng các yếu tố của truyện: cốt truyện, nhân vật + Sử dụng các chi tiết miêu tả thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện. + Rút ra ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. - HS viết bài. - GV quan sát, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn học sinh gặp phải khi viết bài. 3. Chỉnh sửa bài viết NV3: Hướng dẫn học sinh chỉnh sửa bài viết. B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv hướng dẫn học sinh chỉnh sửa bài viết theo các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ một trải nghiệm và bảng hướng dẫn chỉnh sửa bài viết trong SGK - Hướng dẫn dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết; sau đó dùng bảng kiểm để nhận xét bài của bạn. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân 5p sau đó hoạt động nhóm 8p đọc bài và góp ý cho nhau - GV quan sát và hỗ trợ hs hoạt động. B3: Báo cáo, thảo luận - GV chọn một số bài để hs nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập (kết hợp với phần II thực hành theo các bước)
  7. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, dám sát dàn ý đã lập. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức theo bảng kiểm Bảng kiểm bài viết kể lại một trải nghiệm Các phần Đạt/ Chưa của bài Nội dung kiểm tra đạt viết Dùng ngôi thứ nhất để kể Mở bài Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan Thân bài Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí Kết hợp kể và tả Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí Kết bài Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm ở nhà: Kể lại một trải nghiệm với người bạn thân của em.