Giáo án Toán học 6 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 6 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_6_sach_canh_dieu_chu_de_3_sap_xep_thanh_cac.docx
Nội dung text: Giáo án Toán học 6 (Sách Cánh diều) - Chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng
- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo KHDH: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM Chủ đề 3: SẮP XẾP THÀNH CÁC VỊ TRÍ THẲNG HÀNG Thời gian thực hiện: (03 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Củng cố khái niệm: Ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa. - Nhận biết được hình ảnh của một số vị trí thẳng hàng trong thực tế. - Giải thích được hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực. - Thực hiện được cách sắp xếp thẳng hàng trong thực tế (đội hình thẳng hàng, trồng cây, ) 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học (điểm, điểm nằm giữa, điểm thuộc – điểm không thuộc đường thẳng, ) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác. - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: sử dụng được thước thẳng, thước dây, dây, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để nêu được các đặc điểm của vùng ánh sáng. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia đơn vị, thước dây hoặc dây, bảng phụ, máy chiếu, mô hình thực hành Ví dụ 2, phiếu chấm dự án. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng có chia đơn vị, bảng nhóm, kéo thủ công. III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: gợi động cơ vào bài mới.
- b) Nội dung: quan sát hình ảnh: cột nhà, cột đền thờ, chấn song cửa sổ, hàng gạch trên tường, c) Sản phẩm: Nêu nhận xét về sắp thẳng hàng của cột, chấn song, Nêu một số hình ảnh tương tự mà em đã thấy. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: Em hãy nêu nhận xét về sắp thẳng hàng - GV nêu yêu cầu: Các em hãy quan sát các trong các hình ảnh sau: hình ảnh cột nhà, cột đền thờ, chấn song cửa sổ, hàng gạch trên tường, Sau đó em hãy nhận xét về việc sắp thẳng hàng trong các hình ảnh trên. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và nêu nhận xét của cá nhân về các hình ảnh được giới thiệu * Nhận xét mong muốn: các cột được sắp thẳng hàng, các viên gạch được xếp thẳng hàng trên cùng một hàng gạch, - Các em có thể nêu thêm các hình ảnh tương tự mà em đã được gặp. * Kết quả mong muốn: hình ảnh các bạn học sinh xếp hàng, hình ảnh các chú bộ đội xếp hàng, hình ảnh hàng cây trồng thẳng hàng, hình ảnh hàng cột điện, * Báo cáo, thảo luận: - Mỗi hình ảnh GV yêu cầu khoảng 2 HS trả lời miệng. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của HS (HS có thể không trả lời được hình ảnh tương tự) và chuẩn hóa: Các cột, chấn song cửa, viên gạch trong hình ảnh được sắp thẳng hàng. - GV đặt vấn đề vào bài mới: trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về hình ảnh thực tế
- liên quan đến kiến thức “Ba điểm thẳng hàng” đã được học 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Quan sát hình ảnh các vị trí thẳng hàng trong cuộc sống. (30 phút) a) Mục tiêu: HS quan sát trong thực tế, phát hiện ra hình ảnh các vị trí thẳng hàng. Miêu tả lại bằng lời và ghi lại trong vở học tập. HS biết tìm kiếm hình ảnh trên mạng Internet về chủ đề vị trí thẳng hàng. Sẵn sàng chia sẻ cách thức tìm kiếm, kiểm tra an toàn virut và bản quyền trước khi tải về. b) Nội dung: - Thực hiện hoạt động 1, 2, 3 trong SGK trang 104, 105 - Nêu nhận xét về đặc điểm của các hình trong SGK, màn hình chiếu của GV và tư liệu tìm được trên mạng Internet. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện hoạt động 1, 2, 3 trong SGK trang 104, 105. - HS nêu được (khuyến khích vẽ minh họa) hình ảnh sắp xếp thẳng hàng trong cuộc sống. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: I. Hình ảnh về sắp thẳng hàng - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4: quan sát hình 1. Quan sát Hàng rào sắt, Hàng cây trong SGK trang 98, mỗi HS có thể nêu nhận xét: bạn tự tìm trong thực tế về việc sắp thẳng hàng sau - Hàng rào sắt có các thanh hàng rào đó thảo luận để chọn một ví dụ nổi bật (thường được hàn (gắn) thẳng hàng với nhau. nhìn thấy, quan trọng, ) để làm sản phẩm báo cáo - Hàng cây có các cây được trồng chung (các em có thể viết hoặc vẽ minh họa hoặc thẳng hàng. tạo hình ảnh trực quan). 2. Nêu ví dụ * HS thực hiện nhiệm vụ 1: HS nêu các hình ảnh về sắp thẳng - HS hoạt động nhóm 4 để thực hiện hoạt động 1 hàng trong cuộc sống và thảo luận trong SGK. cùng nhóm chọn một ví dụ nổi bật - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực để báo cáo. hiện việc miêu tả, khuyến khích HS tìm được nhiều hình ảnh thực tế và khuyến khích HS vẽ hình HS cả lớp theo dõi các ví dụ báo hoặc có thể báo cáo bằng hình ảnh trực quan. cáo, nêu ý kiến nhận xét.
- * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa kết quả của hoạt động 1. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. - GV lưu ý việc HS sáng tạo trong khi viết, vẽ hoặc mô phỏng (ví dụ 4 bạn lên xếp hàng thẳng, ) * GV giao nhiệm vụ học tập 2: * Trò chơi trồng rau: - Các em vừa nêu được rất nhiều hình ảnh trong Nhóm HS thực hiện trò chơi như GV thực tế liên quan đến sắp thẳng hàng, các em cũng hướng dẫn. thấy việc sắp thẳng hàng giúp các vật được sắp đặt ngay ngắn, đều và đẹp. Các em hãy phát huy vẻ * Xếp hàng thẳng đẹp này bằng các việc cơ bản dần: sắp xếp đồ đạc Một số cách để xếp hàng thẳng: ngay ngắn, trồng luống rau thẳng hàng, - Để minh họa cho việc trồng luống rau thẳng + Trên nền nhà dùng đường chỉ kẻ hàng, chúng ta sẽ tham gia trò chơi nhỏ như sau: của mạch vữa giữa các viên gạch Lớp được chia thành 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng + Trên mặt đất dùng dây căng 7-8 HS), các em cử hai bạn lần lượt làm “bác nông + Dùng tay trái đặt lên vai bạn (Nghi dân” và các bạn còn lại làm “cây rau nhỏ”. Bác thức Đội, HĐGD – TD 6) nông dân tìm sắp xếp vị trí các bạn sao cho thẳng + Bạn thứ 3 không nhìn thấy gáy hàng, đều, đẹp. Mỗi bạn sẽ thực hiện trong 3 phút. (hoặc đầu) bạn thứ nhất. + Công cụ hiện đại: máy cân bằng * HS thực hiện nhiệm vụ 2: laser, - HS cùng thảo luận nhóm để chọn cử “bác nông dân” (có thể bốc thăm thứ tự, có thể chơi oản tù tì, * Vận dụng trong cuộc sống: có thể theo vần ABC, ) - Tập hợp đội hình đội ngũ. - Mỗi “bác nông dân” sẽ tìm cách tìm vị trí, sắp - Cách trồng rau, trồng cây để tận đặt bạn mình sao cho thẳng hàng và đều đẹp. Các dụng hướng gió, hướng nắng, thuận bạn khác trật tự và làm theo. Hết 3 phút, các nhóm lợi cho chăm bón, tưới nước, thu sẽ có đối chiếu, so sánh nhận xét. Và tiếp tục áp hoạch, dụng nhận xét để làm lần thứ 2. - Sắp đặt đồ đạc, trang trí nhà, - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực - hiện các yêu cầu chung của lớp (nhiệt tình, nghiêm túc, ) và hướng dẫn của bạn. * Lưu ý: tôn trọng việc xếp hàng khi * Báo cáo, thảo luận 2: chờ thanh toán, làm thủ tục, đảm
- - GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm ra cách bảo ai đến trước được giải quyết để sắp xếp các bạn được thẳng hàng? trước. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV nêu lại các cách để sắp xếp vị trí thẳng hàng. Dự kiến HS nêu và GV bổ sung: + Trên nền nhà dùng đường chỉ kẻ của mạch vữa giữa các viên gạch + Trên mặt đất dùng dây căng + Dùng tay trái đặt lên vai bạn (Nghi thức Đội, HĐGD – TD 6) + Bạn thứ 3 không nhìn thấy gáy (hoặc đầu) bạn thứ nhất. + Công cụ hiện đại: máy cân bằng laser, Hoạt động 2.2: Dự án “Tìm hiểu hiện tượng thiên văn Nhật thực, Nguyệt thực” (10 phút tiết 1 và 30 phút tiết 2) a) Mục tiêu: - HS có hiểu biết bước đầu về hình ảnh mô phỏng hiện tượng Nhật thực, Nguyện thực. - HS có thể tìm được video tài liệu về Nhật thực, Nguyệt thực (có thể là ghi hình trực tiếp, có thể video mô phỏng). - HS thêm tin tưởng vào khoa học, có ý thức tìm hiểu một số vấn đề bằng cách lý giải khoa học. b) Nội dung: - Thực hiện nội dung ví dụ 1 trong SGK trang 105. - Hợp tác nhóm để sưu tầm những hiện tượng trong khoa học được giải thích bằng việc vận dụng những hiểu biết về sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng. c) Sản phẩm: - Trình bày hiểu biết của em về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực. - Trình bày kết quả hợp tác nhóm về kết quả sưu tầm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: II. Tìm hiểu hiện tượng thiên văn - GV yêu cầu HS tự đọc nội dung Ví dụ 1 trang Nhật thực, Nguyệt thực 105. 1. HĐ 1: Dự án học tập (buổi 1) - GV chia lớp thành 4 – 5 nhóm (mỗi nhóm khoảng 6 – 8 HS). - Cá nhân: Đọc tài liệu, tìm thêm tài - Các nhóm sẽ thảo luận cùng nhau về Dự án “tìm liệu có liên quan về Nhật thực, hiểu hiện tượng thiên văn Nhật thực, Nguyệt thực” Nguyệt thực. với đề xuất từ GV: trình bày bằng bảng A0, trình bày bằng Powerpoint, trình bày bằng mô hình, - Nhóm: thảo luận phân công nhiệm - GV cung cấp các bảng thống kê. vụ dự án, thảo luận về tiêu chí đánh * HS thực hiện nhiệm vụ 1: giá.
- - HS tìm hiểu nội dung Ví dụ 1. - Thảo luận nhóm để phân công nhiệm vụ thực hiện Dự án. * Báo cáo, thảo luận 1: - Đại diện nhóm báo cáo việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: những việc cần làm. Thời gian dự kiến. phương pháp tiến hành. Phân công nhiệm vụ - Các nhóm cùng GV thảo luận thống nhất tiêu chí đánh giá * Kết luận, nhận định 1: - GV nhấn mạnh lại việc sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện Dự án cần đảm bảo nguồn thông tin chính thống, khoa học, tôn trọng bản quyền. - Đề xuất thời gian thực hiện dự án: ngày Dự kiến: Các bảng tiêu chí đánh giá Bước 1. GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm Bước 2. Nhân số điểm đánh giá của GV với số lượng thành viên trong nhóm Bước 3. Mỗi thành viên trong nhóm phân bổ số điểm này cho tất cả các thành viên trong nhóm. Bước 4. Mỗi thành viên trong nhóm tính tổng điểm đánh giá của các thành viên khác và của chính mình Bước 5.Mỗi thành viên chia tổng điểm trên cho sỗ thành viên trong nhóm sẽ được điểm của chính mình. Bước 6. GV và HS phản hồi Bảng 1: Giáo viên đánh giá NHÓM . ngày tháng năm STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đạt Ghi chú đa được 1 Số lượng thành viên tham gia đầy đủ 1 2 Tổ chức làm việc nhóm: phân công trưởng 1 nhóm, thư ký, phân công công việc, có kế hoạch làm việc 3 Các thành viên tích cực hoạt động nhóm 1 4 Nhóm báo cáo: - Trình bày tự tin, rõ ràng, dễ hiểu 2 - Trả lời được câu hỏi của Gv và nhóm bạn 2 - Hình thức báo cáo (A0, sile, ) 1 5 Nhóm chưa báo cáo: - Lắng nghe báo cáo 1 - Có ý kiến nhận xét các nhóm 1 6 Thực hiện tốt các yêu cầu trong phiếu làm 1 việc Tổng 10/10 . /10
- Ví dụ: Đánh giá kết quả công việc của mỗi thành viên trong nhóm 1 + GV đánh giá 7/10 + Nhóm có 6 HS nên 7x 6 = 42 + Mỗi thành viên trong nhóm phân bổ số điểm 42 này cho tất cả các thành viên trong nhóm. BẢNG 2: NHÓM CHIA ĐIỂM SỐ HS được Cánh diều 1 Cánh diều 2 Cánh diều 3 Cánh diều 4 Cánh diều 5 Cánh diều 6 chấm HS chấm Cánh diều 1 7 7 7 7 7 7 Cánh diều 2 7 8 6 6 8 7 Cánh diều 3 5 6 7 8 9 7 Cánh diều 4 7 8 6 6 6 9 Cánh diều 5 6 7 7 7 7 8 Cánh diều 6 7 7 7 7 8 6 Tổng điểm 39 Điểm đạt 39 : 6 = 6,5 được Gợi ý: Phiếu đánh giá đồng đẳng Để có cơ sở chia điểm, mỗi HS sẽ chấm bạn trong nhóm mình như sau STT Các tiêu chí đánh giá Mức độ đạt được A – Tốt B – Khá C – TB D – Yếu 1 Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm trong quá trình thực hiện dự án 2 Tự lực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao 3 Năng động, sáng tạo trong công việc 4 Có nhiều ý kiến trong thảo luận nhóm 5 Có hỗ trợ bạn trong công việc 6 Lắng nghe ý kiến mọi người 7 Nộp báo cáo đúng giờ. 8 Ghi chép khoa học, cẩn thận 9 Tinh thần tôn trọng khoa học, lạc quan. 10 Hoàn thành nhiệm vụ Để có cơ sở chia điểm cho chính bản thân mình, mỗi HS sẽ tự đánh giá mình như sau PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ STT Tiêu chí 1 Em đã thu được những kiến thức gì? 2 Em đã phát triển những kĩ năng nào? 3 Em có thái độ tích cực ra sao? 4 Em có hài lòng với kết quả thực hiện nhiệm vụ của em không? 5 Em có giúp đỡ ai trong nhóm không? 6 Em gặp khó khăn gì trong khi thực hiện nhiệm vụ? 7 Em tự lực giải quyết khó khăn đấy ra sao? 8 Em kêu gọi sự hỗ trợ từ các bạn trong nhóm như thế nào? 9 Em có làm việc đúng giờ, khoa học, trung thực không? 10 Em có ý tưởng sáng tạo nào không?
- Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút): - Tìm hiểu thêm về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực. Chú ý một số người còn quan niệm cổ xưa về hai hiện tượng này và em hãy dùng kiến thức khoa học để giải thích. - Thực hiện các nhiệm vụ của Dự án. - Chuẩn bị bài mới: Thực hiện yêu cầu ở mục 1.b và 1.c trang 106. Tiết 2 Hoạt động 2.3: Báo cáo Dự án “Tìm hiểu hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực” (20 phút) a) Mục tiêu: - Các nhóm báo cáo Dự án trong 3 phút, phản biện trong 5 phút. - HS củng cố kiến thức về ba điểm thẳng hàng, niềm tin khoa học khi giải thích hiện tượng thực tế. b) Nội dung: - Báo cáo dự án - GV nêu nhận xét của GV - HS tự chấm điểm đồng đẳng và đánh giá. c) Sản phẩm: - Các bản (bài) báo cáo của các nhóm - Ghi chép trao đổi giữa các nhóm - Các phiếu học tập, phiếu đánh giá, bảng kết quả đánh giá d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: II. Tìm hiểu hiện tượng thiên văn - GV tổ chức cho hai nhóm báo cáo kết quả Dự án. Nhật thực, Nguyệt thực (chọn nhóm: nộp kết quả nhanh nhất hoặc bốc thăm 2. HĐ 2: Dự án học tập (buổi 2) – ưu tiên nhóm có báo cáo bằng bài trình chiếu lồng - Đại diện nhóm Báo cáo kết quả Dự ghép video) án. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Các nhóm có ý kiến và giải đáp ý - HS báo cáo, nghe nhóm bạn hỏi để giải đáp. kiến. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS báo - GV nêu đánh giá các nhóm. cáo. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 1: - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.
- - GV cùng các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá. Công bố để khen ngợi tinh thần hợp tác hoàn thành Dự án của các em HS. Hoạt động 2.4: Thực hành treo các vật thẳng hàng, cắm các cọc thẳng hàng (12 phút) a) Mục tiêu: - HS thực hành treo các vật thẳng hàng, cắm các cọc thẳng hàng. b) Nội dung: - Thực hiện nội dung ví dụ 2 trong SGK trang 106. c) Sản phẩm: - Các vật được treo thẳng hàng, các cọc được cắm thẳng hàng. - HS biết vận dụng vào trong tình huống thực tế: d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 2: III. Thực hành treo đồ vật thẳng - GV giao nhiệm vụ cho nhóm: Trong 7 phút các hàng, cắm các cọc thẳng hàng. em hãy thảo luận và thiết kế cách treo các vật thẳng hàng, cắm các cọc thẳng hàng. HS thực hiện theo nhóm các hoạt - Thiết bị thực hành: GV chuẩn bị và chia cho các động thảo luận, thực hành để hoàn nhóm. thành nhiệm vụ. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS quan sát thiết bị đồ dùng thực hành, nêu ý HS quan sát các sản phẩm của nhóm tưởng cá nhân để treo các vật thẳng hàng hoặc cắm bạn, cùng thảo luận trong nhóm để các cọc thẳng hàng. đưa ra ý kiến nhận xét chung của - Thảo luận trong nhóm để thống nhất cách làm. nhóm. Sau khi làm xong, kiểm tra và chuẩn bị báo cáo. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ HS thực GV nhắc nhở việc ghi lại các nhận hiện các thao tác. xét, đặc biệt là các kinh nghiệm rút ra * Báo cáo, thảo luận 2: được sau các hoạt động. - Giáo viên đề nghị các em đi theo nhóm để quan sát một vòng sản phẩm của các nhóm. Sau đó mỗi nhóm cho nhận xét, đánh giá về kết quả của các nhóm khác. - HS quan sát, nhận xét và nêu ý kiến. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhấn mạnh lại việc sử dụng thước thẳng, dây căng thẳng để kiểm tra việc thẳng hàng. Ngoài ra chúng ta có thể tận dụng những yếu tố tự nhiên: tia sáng, nheo mắt ngắm, - GV gợi mở: muốn các điểm thẳng hàng được sắp đặt đều nhau, đẹp mắt thì các em có cách làm nào không?
- * GV giao nhiệm vụ học tập 3: * Tìm hiểu việc sắp xếp thẳng hàng - Yêu cầu nhóm HS làm bài tập như nội dung b, c trong nghệ thuật và kiến trúc. của phần 1 Các hoạt động học tập cá nhân. - Ưu tiên: trình bày kết quả bằng video cả nhóm HS thảo luận nhóm để thống nhất chủ thuyết trình. đề cần tìm hiểu. * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS tự đọc nội dung b, c (SGK trang 106) và nêu GV khuyến khích việc chọn hình ảnh, ý tưởng với nhóm. video minh họa và cả nhóm tự quay - Nhóm thảo luận và đề xuất cách tìm tài liệu, cách video ghi lại việc thuyết trình các trình bày. hình ảnh, video các em sưu tầm được. * Báo cáo, thảo luận 3: Thời lượng khoảng từ 4 đến 6 phút. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả phân công nhiệm vụ. Lưu ý: các video, hình ảnh cần được - Nếu có nhóm trùng ý tưởng thì cùng thảo luận để đảm bảo đã được chủ sở hữu cho chọn ý tưởng. phép sử dụng trong cộng đồng. (gợi ý: tìm và trình bày ý tưởng khi sưu tầm hình ảnh trong hội họa, xây dựng) Có thể truy cập trang: * Kết luận, nhận định 3: www.shuterstock.com - GV ghi nhận kết quả phân công nhiệm vụ của các nhóm với các ý tưởng. - GV có thể gợi ý bằng một số hình ảnh trên máy chiếu. - GV giới thiệu một số phiếu học tập Dự án Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Nhận biết việc sắp đặt thẳng hàng trong cuộc sống quanh em. - Ghi nhớ một số cách để kiểm tra thẳng hàng. - Gương mẫu và nhắc nhở người thân và bạn bè tôn trọng kỷ luật xếp hàng. - Chuẩn bị thực hiện Hoạt động 5. Dự kiến: Các bảng tiêu chí đánh giá Bước 1. GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm Bước 2. Nhân số điểm đánh giá của GV với số lượng thành viên trong nhóm Bước 3. Mỗi thành viên trong nhóm phân bổ số điểm này cho tất cả các thành viên trong nhóm. Bước 4. Mỗi thành viên trong nhóm tính tổng điểm đánh giá của các thành viên khác và của chính mình Bước 5.Mỗi thành viên chia tổng điểm trên cho sỗ thành viên trong nhóm sẽ được điểm của chính mình. Bước 6. GV và HS phản hồi Bảng 1: Giáo viên đánh giá NHÓM . ngày tháng năm STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đạt Ghi chú đa được
- 1 Số lượng thành viên tham gia đầy đủ 1 2 Tổ chức làm việc nhóm: phân công trưởng 1 nhóm, thư ký, phân công công việc, có kế hoạch làm việc 3 Các thành viên tích cực hoạt động nhóm 1 4 Nhóm báo cáo: - Trình bày tự tin, rõ ràng, dễ hiểu 2 - Trả lời được câu hỏi của Gv và nhóm bạn 2 - Hình thức báo cáo (video, A0, sile, ) 1 5 Nhóm chưa báo cáo: - Lắng nghe báo cáo 1 - Có ý kiến nhận xét các nhóm 1 6 Nhận xét về tính nghệ thuật, an toàn, lợi ích, 1 Tổng 10/10 . /10 Ví dụ: Đánh giá kết quả công việc của mỗi thành viên trong nhóm 1 + GV đánh giá 7/10 + Nhóm có 6 HS nên 7x 6 = 42 + Mỗi thành viên trong nhóm phân bổ số điểm 42 này cho tất cả các thành viên trong nhóm. BẢNG 2: NHÓM CHIA ĐIỂM SỐ HS được Cánh diều 1 Cánh diều 2 Cánh diều 3 Cánh diều 4 Cánh diều 5 Cánh diều 6 chấm HS chấm Cánh diều 1 7 7 7 7 7 7 Cánh diều 2 7 8 6 6 8 7 Cánh diều 3 5 6 7 8 9 7 Cánh diều 4 7 8 6 6 6 9 Cánh diều 5 6 7 7 7 7 8 Cánh diều 6 7 7 7 7 8 6 Tổng điểm 39 Điểm đạt 39 : 6 = 6,5 được Gợi ý: Phiếu đánh giá đồng đẳng Để có cơ sở chia điểm, mỗi HS sẽ chấm bạn trong nhóm mình như sau STT Các tiêu chí đánh giá Mức độ đạt được A – Tốt B – Khá C – TB D – Yếu 1 Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm trong quá trình thực hiện dự án 2 Tự lực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao 3 Năng động, sáng tạo trong công việc 4 Có nhiều ý kiến trong thảo luận nhóm 5 Có hỗ trợ bạn trong công việc 6 Lắng nghe ý kiến mọi người 7 Nộp báo cáo đúng giờ. 8 Ghi chép khoa học, cẩn thận
- 9 Tinh thần tôn trọng quan niệm nghệ thuật, kiến trúc của từng thời kỳ, từng vùng miền, từng dân tộc. 10 Hoàn thành nhiệm vụ Để có cơ sở chia điểm cho chính bản thân mình, mỗi HS sẽ tự đánh giá mình như sau PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ STT Tiêu chí 1 Em đã thu được những kiến thức gì? 2 Em đã phát triển những kĩ năng nào? 3 Em có thái độ tích cực ra sao? 4 Em có hài lòng với kết quả thực hiện nhiệm vụ của em không? 5 Em có giúp đỡ ai trong nhóm không? 6 Em gặp khó khăn gì trong khi thực hiện nhiệm vụ? 7 Em tự lực giải quyết khó khăn đấy ra sao? 8 Em kêu gọi sự hỗ trợ từ các bạn trong nhóm như thế nào? 9 Em có làm việc đúng giờ, khoa học, trung thực không? 10 Em có ý tưởng sáng tạo nào không? Tiết 3 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu việc sắp thẳng hàng trong nghệ thuật, kiến trúc (35 phút) a) Mục tiêu: - Nhận biết được vai trò quan trọn của việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng trong nghệ thuật, kiến trúc. - HS nêu được một số nhận xét cảm nhận nghệ thuật. - HS nêu một số giải pháp để sắp xếp đồ đạc trong phòng, trong nhà và trong lớp học. - Củng cố tinh thần tự giác trong xếp hàng; tình yêu vẻ đẹp nghệ thuật, kiến trúc và sự tôn trọng các công trình nghệ thuật, kiến trúc, b) Nội dung: - Thực hiện hoạt động 5 trang 106 - Ưu tiên các video đã ghi hình nhóm thuyết trình. c) Sản phẩm: - Video, bản trình chiếu, hình vẽ, bản mô tả, kết quả hoạt động nhóm. - Ý tưởng để sắp xếp đồ đạc trong phòng, nhà, lớp học. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: IV. Tìm hiểu và giới thiệu về - Các nhóm trình chiếu video hoặc bản thuyết trình vai trò của sắp vị trí thẳng trong khoảng 6 phút. hàng trong nghệ thuật và kiến - Các nhóm khác cùng theo dõi, ghi lại những nhận xét trúc. nghệ thuật. 1. HĐ 1: - Xây dựng lên một số ý tưởng để sắp xếp đồ đạc trật Nhóm HS trình bày kết quả hoạt tự, nghệ thuật. động của mình. * HS thực hiện nhiệm vụ 1:
- - Đại diện nhóm hoặc cả nhóm cùng thuyết trình. HS quan sát, ghi lại nhận xét cá - Với nhóm có video thì GV hỗ trợ chiếu. nhân. Thảo luận trong nhóm để - HS quan sát sản phẩm của các nhóm. Ghi lại những tổng hợp ý kiến. nhận xét nghệ thuật do cá nhân cảm nhận và thảo luận nhóm. GV hỗ trợ trình chiếu. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV đề nghị các nhóm chia sẻ một số nhận xét nghệ thuật. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. Hoàn thành phiếu học tập dự án * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng có vai trò quan trọng trong nghệ thuật và kiến trúc. Đặc biệt là ngoài tính thẩm mỹ thì tính an toàn, tiện ích cũng được quan tâm hàng đầu. - GV khen ngợi các ý tưởng ứng dụng của HS vào việc sắp đặt lại đồ đạc trong phòng, lớp, 3. Hoạt động 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá (10 phút) a) Mục tiêu: - GV và đại diện các nhóm thông báo kết quả các phiếu học tập dự án. - HS củng cố khái niệm: ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, cách kiểm tra điểm thẳng hàng, một số ứng dụng trong thực tế (trồng trọt, kiến trúc, nghệ thuật, ) - Xây dựng và phát huy các phẩm chất tôn trọng kỷ luật, ý thức vì sự an toàn, tiện lợi, văn minh cho cộng đồng thông qua các việc: xếp hàng, sắp đặt đồ đạc, b) Nội dung: - GV và đại diện các nhóm công bố kết quả tổng hợp từ các phiếu học tập. - HS phát biểu các ý kiến về cảm nhận của bản thân qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề 3: Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng. c) Sản phẩm: - Bảng tổng hợp kết quả qua hai dự án. - Bảng ghi chép của nhóm tổng hợp các ý kiến, nhận xét, đánh giá của các cá nhân. - Phát biểu của HS (nếu có) d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: IV. Tìm hiểu và giới thiệu về - Đại diện các nhóm cùng nhau tổng hợp các kết quả vai trò của sắp vị trí thẳng thông qua phiếu học tập. hàng trong nghệ thuật và kiến - HS theo dõi lại 1 số video hoặc bản trình chiếu nổi trúc. bật của một số nhóm. 1. HĐ 1: * HS thực hiện nhiệm vụ 1: Nhóm HS trình bày kết quả hoạt - Đại diện nhóm cùng tổng hợp. động của mình.
- - Trong khoảng thời gian đợi điểm tổng hợp thì các em còn lại xem lại video hoặc bản trình chiếu nổi bật. HS quan sát, ghi lại nhận xét cá - HS chuẩn bị ý kiến để phát biểu về cảm nhận của bản nhân. Thảo luận trong nhóm để thân qua hoạt động thực hành và trải nghiệm chủ đề 3: tổng hợp ý kiến. Sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng. * Báo cáo, thảo luận 1: GV hỗ trợ trình chiếu. - GV đề nghị các nhóm chia sẻ một số nhận xét nghệ thuật. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. Hoàn thành phiếu học tập dự án * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định việc sắp xếp thành các vị trí thẳng hàng có vai trò quan trọng trong nghệ thuật và kiến trúc. Đặc biệt là ngoài tính thẩm mỹ thì tính an toàn, tiện ích cũng được quan tâm hàng đầu. - GV khen ngợi các ý tưởng ứng dụng của HS vào việc sắp đặt lại đồ đạc trong phòng, lớp, Động viên các em tiếp tục tìm hiểu và ứng dụng trong cuộc sống. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Các em HS tiếp tục quan sát các hình ảnh trong thực tế về sắp đặt thẳng hàng; tiếp tục tìm hiểu các tư liệu có liên quan. - Chia sẻ hiểu biết của mình với bạn bè và người thân; gương mẫu, động viên, khích lệ mọi người cùng thực hiện các việc làm văn minh: xếp hàng khi đợi thanh toán, dùng ATM, mua vé, ; sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, nghệ thuật; trồng cây có định hướng đón gió, hướng sáng đồng đều; bảo vệ các thành quả lao động của các thế hệ (nghệ thuật, kiến trúc, ) - Tìm hiểu thêm các hiện tượng thiên văn.