Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 5, Bài: Bài tập chương 5

docx 12 trang thuynga 26/08/2022 4942
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 5, Bài: Bài tập chương 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_dai_so_chuong_5_bai_bai_ta.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 5, Bài: Bài tập chương 5

  1. Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: BÀI: BÀI TẬP CHƯƠNG V Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Ôn tập kiến thức trong chương về phân số và số thập phân. - Chữa và làm bài tập tổng hợp cuối chương: Học sinh vận dụng được quy tắc ước lượng và làm tròn số thập phân.Tính được tỉ số và tỉ số phần trăm của hai đại lượng. Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước và tính được một số biết giá trị phần trăm của số đó. Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm các phép toán về phân số, số thập phân, hai bài toán cơ bản của phân số. Tỉ số, tỉ số phần trăm, ước lượng và làm tròn số. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu được khái niệm phân số, hai phân số bằng nhau, đọc, viết được số thập phân; phát biểu được các tính chất của các phép toán cộng, trừ, nhân, chia phân số, số thập phân.Phát biểu được quy ước làm tròn số. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập về cộng, trừ, nhân, chia các phân số, số thập phân, so sánh phân số, hai bài toán cơ bản của phân số, tính được tỉ số, tỉ số phần trăm giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
  2. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: Tiết 1: 1.Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút) a) Mục tiêu: - Hệ thống lại kiến thức của chương V b) Nội dung: - Sơ đồ xương cá hệ thống kiến thức toàn bộ chương c) Sản phẩm: - HS vẽ được sơ đồ trên bảng nhóm d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập I. Hệ thống lí thuyết GV yêu cầu học sinh hoạt động theo 4 - Hệ thống lí thuyết bằng sơ đồ xương cá trên nhóm: giấy A0
  3. - Tóm tắt lại toàn bộ kiến thức của chương bằng sơ đồ xương cá * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm. - Hoàn thiện vẽ sơ đồ xương cá trên giấy A0 * Báo cáo, thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình . - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. - Các nhóm nhận xét bài chéo nhau * Kết luận, nhận định - GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa kiến thức. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. - GV chốt kiến thức treo bảng phụ: Sơ đồ xương cá hệ thống kiến thức chương V 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (không) 3. Hoạt động 3: Luyện tập(32 phút) a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được quy tắc ước lượng và làm tròn số thập phân.Tính được tỉ số và tỉ số phần trăm của hai đại lượng. Tính được giá trị phần trăm của một số cho trước và tính được một số biết giá trị phần trăm của số đó. Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân, tỉ số và tỉ số phần trăm . b) Nội dung: - Làm các bài tập từ bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9 SGK trang 71, 72. c) Sản phẩm: - Lời giải các bài tập từ bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9 SGK trang 71, 72. d) Tổ chức thực hiện:
  4. Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 II. Bài tập - GV yêu cầu HS đọc đề bài 1 SGK trang Dạng 1: Sắp xếp phân số 71 Bài 1. SGK trang 71 - GV yêu cầu làm bài 1 SGK trang 71 Các số viết theo thứ tự tăng dần: * HS thực hiện nhiệm vụ 1 3 2 1 2 a) ; ; ; - HS làm việc cá nhân thực hiện các yêu 4 3 3 5 cầu trên. b) 3,175; 3,169;1,89;1,9 - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV làm mẫu chi tiết hơn nếu cần * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 2 Dạng 2: Tính nhanh - GV yêu cầu HS đọc đề bài 2 SGK trang Bài 2. SGK trang 71 71 617 29 115 1 1 1 a) . - GV yêu cầu làm bài 2 SGK trang 71 191 33 117 4 5 20 * HS thực hiện nhiệm vụ 2 12 10 5 b) . - HS làm việc cá nhân thực hiện các yêu 5 3 12 cầu trên. c)1,23 5,48 8,77 4,32 - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV làm mẫu chi tiết d)7.0,25 9.0,25 hơn nếu cần Giải * Báo cáo, thảo luận 617 29 115 1 1 1 - GV yêu cầu lần lượt 4 HS lên bảng trình a) . bày. 191 33 117 4 5 20 - Các HS khác làm bài ra nháp - Cả lớp quan sát và nhận xét.
  5. * Kết luận, nhận định 617 29 115 5 4 1 . 191 33 117 20 20 20 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS, lưu ý HS có 617 29 115 .0 thể trình bày ngắn gọn. 191 33 117 - GV đánh giá, nhận xét thái độ làm việc 0 của các thành viên trong lớp học, kĩ năng 12 10 5 diễn đạt trình bày của HS. b) . 5 3 12 12 40 5 . 5 12 12 12 35 . 5 12 7 c)1,23 5,48 8,77 4,32 1,23 8,77 5,48 4,32 10 9,8 0,2 d)7.0,25 9.0,25 0,25. 7 9 1 .16 4 4 * GVgiao nhiệm vụ học tập 3: Dạng 3: Dạng toán thực tế liên quan đến - Làm bài tập 3 SGK trang 71 theo cặp (3 tỉ số phần trăm phút). * HS thực hiện nhiệm vụ 3: Bài 3. SGK trang 71 - HS đọc, tóm tắt đề bài và làm bài theo Vì thu nhập giảm 12% nên thu nhập tháng cặp. 5 của gia đình bà Mai là: - Hướng dẫn, hỗ trợ: 16000000 16000000.12% + Tính thu nhập của nhà bà Mai trong tháng 5 12 16000000 16000000. + Tính mức chi tiêu của nhà bà Mai trong 100
  6. tháng 5 16000000 1920000 14080000 (đồng) Vì chi tiêu tăng 12% nên chi tiêu tháng 5 + So sánh khoản tiền thu nhập và khoản của gia đình bà Mai là: tiền chi tiêu * Báo cáo, thảo luận : 13000000 13000000.12% - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm có lời giải 12 khác nhau lên bảng trình bày. 13000000 13000000. 100 - Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 4: 13000000 1560000 14560000 (đồng) - GV khẳng định kết quả đúng, cách làm Vậy gia đình nhà bà Mai còn thiếu số tiền tối ưu và đánh giá mức độ hoàn thành của là: HS 14560000 14080000 480000 (đồng) Vậy tháng 5 gia đình nhà mà Mai còn thiếu 480000 (VNĐ) * GV giao nhiệm vụ học tập 4: Bài 4. SGK trang 71 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn (2 a) Sau 1 năm dân số của nước ta tăng thêm: HS) bài 4 (SGK – 71). 96975052.2% 1940000 (người) * HS thực hiện nhiệm vụ 4: 100% - HS hoạt động nhóm bàn làm bài 4 trong Sau 1 năm dân số nước ta: SGK. 96975052 1940000 98910000 - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV yêu cầu HS nhắc (người) lại cách tìm giá trị phân số của một số cho b) Sau 2 năm dân số của nước ta tăng thêm: trước. 9891453.2% 1980000 (người) Cách 1: 100% + Tìm số dân tăng thêm của nước ta sau 1 Sau 1 năm dân số nước ta: năm, 2 năm. 9891453 1990000 11870000 (người) + Tìm dân số nước ta. Cách 2: + Tìm trực tiếp dân số nước ta sau 1 năm, 2 SDBD.102% năm bằng cách: (với SDBD: 100% số dân ban đầu) Chú ý: quy ước làm tròn số * Báo cáo, thảo luận 4: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện.
  7. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 4: - GV chính xác hóa kết quả của bài 4. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. GV nhấn mạnh lại quy ước làm tròn số. Hướng dẫn tự học ở nhà(3 phút) - Xem lại nội dung bài học, ôn lại các kiến thức trọng tâm của chương. - Học thuộc các khái niệm phân số, sô thập phân. Ôn lại các tính chất, quy tắc, các phép toán về phân số, số thập phân,quy ước làm tròn số,tỉ số phần trăm - Tìm hiểu trước nội dung các bài tập 4,5,6,7,8,9 ( SGK/trang 72) Tiết 2: Hoạt động 3: Luyện tập (tiếp) (32 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 5: Dạng 4: Hai bài toán cơ bản về - Phát biểu quy tắc tìm giá trị phân số của một phân số. số cho trước, tìm một số biết giá trị phân số m * Muốn tìm giá trị của số a cho của nó. n - Nêu cách tính giá sản phẩm sau khi được m trước ta tính a. m N,n N * giảm giá. n - Hoạt động nhóm 4 làm bài tập 5, SGK trang m * Muốn tìm một số biết của nó 71và bài tập 6 SGK trang 71 sau (5 phút) n - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi bài m bằng a, ta tính a : m,n N * 5 (SGK – 71). n * HS thực hiện nhiệm vụ 5: Bài 5.SGK trang 71 - HS hoạt động nhóm làm bài 5 trong SGK. Hai ngày còn lại bạn Dũng phải đọc - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV yêu cầu HS nhắc lại số phần trang sách là : cách tìm một số khi biết giá trị một phân số 1 2 của nó. 1 (tổng số trang) + Tìm phân số chỉ số trang còn lại sau ngày 3 3 đọc thứ nhất. Số phần trang sách bạn Dũng đọc + Tìm phân số chỉ số trang đọc trong thứ hai. trong ngày thứ hai là: + Tìm phân số chỉ số trang còn lại sau 2 ngày đọc.
  8. + Tìm tổng số trang ban đầu ta lấy 30 chia 5 2 5 . (tổng số trang) cho phân số chỉ số trang còn lại sau 2 ngày 8 3 12 đọc. Số phần trang sách ngày thứ 3 bạn * Báo cáo, thảo luận 5: Dũng đọc là : - GV yêu cầu đại diện một nhóm hoàn thành 1 5 1 1 (tổng số trang) nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu 3 12 4 hỏi phản biện. Như vậy, ngày thứ ba bạn Dũng - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét 1 đọc được tổng số trang tương và nêu các câu hỏi phản biện. 4 * Kết luận, nhận định 5: ứng với 30 trang - GV chính xác hóa kết quả của bài 5. Do đó, cuốn sách có số trang là: - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động 1 30: 120 (trang) nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, 4 kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. Vậy cuốn sách của bạn Dũng đọc có 120 trang. * GV giao nhiệm vụ học tập 6: Bài 6. SGK trang 71 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài 6 Diện tích phần lát gạch chiếm số (SGK – 71). phần diện tích toàn bộ vườn là: * HS thực hiện nhiệm vụ 6: 1 4 1 (diện tích vườn) - HS hoạt động cá nhân làm bài 6 trong SGK. 5 5 - Hướng dẫn, hỗ trợ: 2 + Tìm diện tích phần lát gạch chiếm bao nhiêu Mà diện tích phần lát gạch 36m phần diện tích vườn. a) Diện tích toàn bộ vườn là: +Số tiền khi mua cỏ không được giảm giá 4 (nguyên giá) 36: 45 m2 + Số tiền được giảm 5 => Số tiền phải bỏ ra để mua b) Diện tích trồng cỏ là: * Báo cáo, thảo luận 6: 45 – 36 9 m2 - GV gọi HS lên bảng trình bày và trả lời các c) Số tiền ông Ba dùng để mua 9m2 câu hỏi phản biện. cỏ khi chưa giảm giá là: - HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu 50000.9 450000 (đồng) các câu hỏi phản biện. Do khi mua cỏ được giảm giá 5% * Kết luận, nhận định 6: (số tiền mua bằng 95% giá trị ban - GV chính xác hóa kết quả của bài 6. đầu) nên số tiền ông Ba cần bỏ ra - GV đánh giá, nhận xét thái độ làm việc của để mua cỏ là: các thành viên trong lớp học, kĩ năng diễn đạt Cách 1: trình bày của HS. - GV: nhấn mạnh lại
  9. + Cách tìm một số khi biết giá trị một phân số 450000.95% 427500 (đồng) của nó. 100% + Cách tính giá tiền thực tế khi mua các sản Cách 2: phẩm được giảm giá. Số tiền được giảm khi mua cỏ là: 450000.5% 22500 (đồng) 100% Số tiền ông Ba cần dùng để mua cỏ là: 450000 – 22500 427500 (đồng) * GV giao nhiệm vụ học tập 7: Dạng 5: “ Đọc” biểu đồ cho trước - GV chiếu bài 9 HS hoạt động cá nhân bài 9 Bài 9.SGK trang 72 (SGK – 72) (cho rằng 1 HS ăn 1 suất). a) Số học sinh ăn xôi nhiều nhất * HS thực hiện nhiệm vụ 7: trong một ngày là 67 học sinh. - HS quan sát biểu đồ hình 3(bài 9/SGK – 72). b)Số học sinh ăn xôi ít nhất trong - Hướng dẫn, hỗ trợ: một ngày là 60 học sinh. a, b) Tính tổng số xôi của mà HS ăn ở hai cửa c) Trong tuần đó cửa hàng 2 bán hàng trong mỗi ngày, chọn ra ngày có lượng nhiều hơn cửa hàng 1 là 122suất HS ăn nhiều nhất, ít nhất. xôi. c) Quan sát thấy số HS ăn nhiều nhất trong d) Mỗi buổi sáng hai cửa hàng một ngày67 suất xôi. Do đó 2 của hàng chuẩn chuẩn bị khoảng 70suất xôi. bị khoảng 70. * Báo cáo, thảo luận 7: - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. - HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 7: - GV chính xác hóa kết quả của bài 9. - GV đánh giá, nhận xét thái độ học tập của HS, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: - Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập thực tế. - Giao nhiệm vụ tự học cho HS. b) Nội dung: - Giải quyết bài toán thực tiễn bài 7, bài 8 SGK trang 72 - Thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. c) Sản phẩm:
  10. - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: Dạng 6 : Bài toán thực tế liên - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn (2 HS) quan đến các đơn vị đo lường. bài 7 (SGK – 72). Bài 7. SGK trang 72 * HS thực hiện nhiệm vụ 1: a) Nhiệt độ của nước sôi theo độ F - HS hoạt động nhóm bàn làm bài 7 trong là: SGK. 160 9.100 212 F - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV yêu cầu HS 5 a) Nhắc lại cách đổi từ độ F sang độ C b) Nhiệt độ của mặt đường theo độ b) Tìm cách viết công thức đổi từ độ C sang độ C là: F 5.109 160 43 o C c) Đổi từ ft sang km 9 Với độ cao 5000 ft 1524000mm 1,524km c) Đổi: thì nhiệt độ giảm đi là bao nhiêu => nhiệt độ 5000 ft 1524000mm 1,524km nước sôi ở độ cao đó. Vì cứ lên cao 1km giảm 3o C nên * Báo cáo, thảo luận 1: o o - GV yêu cầu các nhóm trao đổi bài làm, GV 1,524km giảm 4,572 C 4,6 C chiếu đáp án bài 6. Điểm sôi của nước ở độ cao - HS các nhóm trao đổi phiếu, dựa vào đáp án 5000 ft là: 100 – 4,6 95,4 o C chấm chéo nhau, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa kết quả của bài 7. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài 8.SGK trang 72 - GV chiếu bài 8: yêu cầu HS hoạt động cá Đổi: nhânlàm bài dưới dạng điền khuyết: 12,37 triệu tấn = 12370000000 kg Đổi: 12,37 triệu tấn = kg a) Thể tích của lượng dầu thô đã a) Thể tích lượng dầu thô đã khai thác năm khai thác năm 2019 là: 2019 là: 12370000000 13744444,44(m3 ) (m3 ) 900 900 Đổi: 104530DWT 118118,9m3 3 b) Đổi: 104530DWT 118118,9m b) Số chuyến tàu tối thiểu để chở
  11. Số chuyến tàu tối thiểu để chở lượng dầu trên lượng dầu trên là: là: 13744444,44 116,3 (chuyến) 118118,9 116,3 (chuyến) 118118,9 Vậy cần ít nhất số chuyến để chở Giải thích tại sao số chuyến tối thiểu để chở lượng dầu là 117 chuyến. lượng dầu trên là 117 chuyến? * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS hoạt động nhóm bàn làm bài 8 trong SGK. - Hướng dẫn, hỗ trợ: + Đổi đơn vị phù hợp trước khi tính toán Lưu ý: 1 tấn 1000kg ; 1DWT 1,13m3 104530DWT 118118,9m3 + Công thức tính thể tích theo khối lượng và khối lượng riêng. + Để tính số chuyến chở dầu ta làm thế nào? * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 2: - GV chính xác hóa kết quả của bài 8. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động của HS và kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. GV giao nhiệm vụ 3: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân(3 phút) - Làm lại các bài tập đã làm trong tiết học. - Ghi nhớ các kiến thức lí thuyết, công thức qua các bài trong chương. - Làm bài tập sau: 4 Bài 1: Một người mang một rổ trứng đi bán. Sau khi bán số trứng và 2 quả thì còn lại 9 28 quả. Tính số trứng mang đi bán. 3 Bài 2: a) Tính khối lượng đường chứa trong tấn sắn tươi biết rằng sắn tươi chứa 25% 4 đường. b) Muốn có 350kg đường thì phải dùng bao nhiêu kilogam sắn tươi?
  12. - Chuẩn bị bài mới: Nghiên cứu bài hoạt động trải nghiệm: Chỉ số khối cơ thể (BMI)