Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Hình học - Chương 6, Bài: Bài tập cuối chương 6
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Hình học - Chương 6, Bài: Bài tập cuối chương 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_hinh_hoc_chuong_6_bai_bai.docx
Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Hình học - Chương 6, Bài: Bài tập cuối chương 6
- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo KHDH: BÀI : BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VI Thời gian thực hiện:(03 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nhận biết được điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong các hình vẽ. - Vẽ được các đường thẳng và đoạn thẳng đi qua các điểm cho trước. - Nhận biết được các đường thẳng song song, cắt nhau. - Nhận biết và đọc được tên ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm còn lại và các điểm không thẳng hàng trên hình vẽ. - Vẽ được các điểm thẳng hàng, điểm thuộc đường thẳng và điểm không thuộc đường thẳng. - Nhận biết và vận dụng tính chất đã học để chứng minh được một điểm là trung điểm của đoạn thẳng. - Vẽ được trung điểm của đoạn thẳng cho trước. - Đọc được tên các tia, các góc trong hình cho trước và nhận biết được đặc điểm của các tia, các góc đã gọi tên (phân biệt được 4 loại góc). - Đo được số đo của các góc cho trước bằng thước đo góc. - Vận dụng được các kiến thức về hình học phẳng để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: Quan sát hình vẽ, nhận biết và đọc tên được các điểm, đường thẳng, đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song, các điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng, các tia, góc. - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: sử dụng được thước thẳng, êke, compa,thước đo góc để vẽ được đường thẳng, đoạn thẳng, trung điểm, tia và các góc theo yêu cầu. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để nêu được các đặc điểm của điểm, đường thẳng, đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song, các điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng, các tia, góc; vận dụng được các kiến thức về hình học phẳng để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia đơn vị, êke, thước đo góc, bảng phụ, nam châm, máy chiếu, phiếu bài tập (các bài tập bổ sung). 2. Học sinh: SGK, thước thẳng có chia đơn vị, ê ke, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút lông. III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: gợi động cơ vào bài. b) Nội dung: quan sát hình ảnh mở đầu các bài đã học trong chương hình học phẳng và trả lời kiến thức đã học liên quan đến hình ảnh đó là gì. c) Sản phẩm: các nội dung đã học trong chương VI. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: Mỗi hình ảnh sau gợi cho em về nội dung - GV nêu yêu cầu: Em hãy quan sát các hình kiến thức nào đã học? ảnh rất quen thuộc sau đây trên màn chiếu và cho biết mỗi hình ảnh gợi cho em kiến thức nào đã học. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và nêu tên các kiến thức đã học (cá nhân). Hình a1 * Báo cáo, thảo luận: - Mỗi hình ảnh GV yêu cầu khoảng 2 HS trả Hình b lời miệng. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. Hình a2 * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của HS (HS có thể không trả lời được hình c) và chuẩn hóa: a) Điểm; ba điểm thẳng hàng. b) Hai đường thẳng cắt nhau; hai đường Hình d thẳng song song. Hình c c) Tia. d) Góc. a) Điểm; ba điểm thẳng hàng. - GV đặt vấn đề vào bài: các em đã nhận b) Hai đường thẳng cắt nhau; hai đường biết và nhớ khá tốt các kiến thức về hình học thẳng song song. phẳng mà chúng ta đã học từ đầu chương c) Tia. VI. Trong bài học hôm nay, các em sẽ dùng d) Góc. những kiến thức đó vận dụng để làm các bài
- tập cuối chương và một số các bài tập bổ sung mà cô sẽ giao cho lớp. 2. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức(18 phút) a) Mục tiêu:HS nhớ lại toàn bộ các kiến thức đã học về điểm, đường thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng; tia và góc. b) Nội dung: - Thực hiện hoạt động nhóm (5 nhóm) - Mỗi nhóm ghi lại các nội dung cần ghi nhớ của bài học được phân công ra bảng nhóm bằng bút lông viết bảng (có hình vẽ minh họa) - Khái quát lại các kiến thức đã học. c) Sản phẩm: - Đặc điểm của điểm, đường thẳng. - Đặc điểm của hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau. - Đặc điểm của đoạn thẳng. - Đặc điểm của tia. - Đặc điểm của góc. - Nhận biết được mối liên kết giữa các đối tượng trên khi vẽ hình và vai trò của chúng trong việc học tập phần hình học của môn toán và trong thực tiễn đời sống. - Hình thành được các năng lực tư duy, giao tiếp toán học, làm việc nhóm, cho HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: I. Điểm. Đường thẳng - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bằng cách chia 1. Điểm lớp thành 5 nhóm tương ứng với 5 bài học của chương, mỗi nhóm sẽ ghi ra bảng nhóm các nội dung cần ghi nhớ qua mỗi bài học (có hình vẽ minh họa) sau đó treo bảng của nhóm mình lên bảng lớp học. - Mỗi chấm ở trên được gọi là một - Nêu ứng dụng của mỗi nội dung trong thực tiễn điểm. đời sống. Cho ví dụ. - Đặt tên bằng các chữ cái in hoa. * HS thực hiện nhiệm vụ: Ứng dụng: Mỗi nhà được đánh 1 số - HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV. riêng theo từng con đường từng khu - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực phố để phân biệt. Và có thể được hiện chính xác các nội dung yêu cầu: ghi nội định vị như 1 điểm trên google dung chính của bài học, vẽ hình minh họa tương maps. ứng, sử dụng thước thẳng, êke, thước đo góc để vẽ hình đúng, rõ ràng. Nhắc nhở thành viên mỗi 2. Đường thẳng nhóm tích cực tham gia làm nhiệm vụ. * Báo cáo, thảo luận: - Sau khi hoàn thành GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. ĐiểmA , B thuộc đường thẳng d
- - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và Ký hiệu : A, B d nêu câu hỏi phản biện. Điểm B không thuộc đường thẳng d * Kết luận, nhận định: Ký hiệu : C d - GV chính xác hóa kết quả của hoạt động bằng - Có một và chỉ một đường thẳng đi bút lông màu đỏ. qua hai điểm A , B cho trước. - GV chiếu các hình ảnh về ứng dụng của từng đối tượng hình học tương ứng với bài trình bày thảo luận của mỗi nhóm HS. - Ba điểm thẳng hàng khi cùng thuộc - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, một đường thẳng. mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng - Khi ba điểm không cùng thuộc một diễn đạt trình bày của HS. đường thẳng nào, ta nói chúng - GV tổng hợp lại các sai sót thường gặp khi vẽ không thẳng hàng. hình và vận dụng kiến thức để làm bài tập của HS, nhấn mạnh để tránh các sai hỏng trong phần luyện tập. + Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A. + Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B . + Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C ta nói điểm C nằm giữa hai điểm A và B . - Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Ứng dụng:Hình ảnh của đường quốc lộ 1A trên bản đồ giao thông, đường dây điện, dây internet, II. Hai đường thẳng song song. Hai đường thẳng cắt nhau
- -Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng cắt nhau vì chúng có một điểm chung là E . E được gọi là giao điểm của 2 đường thẳng. - Hai đường thẳng a và b song song với nhau vì không có điểm nào chung.Kí hiệu a // b hoặc b // a . III. Đoạn thẳng - Đoạn thẳng AB là hình nằm giữa hai điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B . - Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương. - Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là hai đoạn thẳng bằng nhau. - Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó. - Khi M nằm giữa A và B thì AM MB AB Ứng dụng: + Thước kẻ học sinh chính là hình ảnh của đoạn thẳng. + Để hàn hàng rào hay cửa cổng bằng sắt, người thợ hàn phải cắt thanh sắt dài thành các đoạn ngắn. IV. Tia - Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O
- được gọi là một tia gốc O . - Hai tia chung gốc tạo thành một đường thẳng là hai tia đối nhau (Mỗi điểm trên một đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.) - Lấy điểm A khác O trên tia Ox . Tia Ox và OA là hai tia trùng nhau. Ứng dụng: + Tia laser. + Tia X (chụp X-quang trong ngành Y). V. Góc - Góc là hình gồm hai tia chung gốc. ·ABC 45 - Mỗi góc có một số đo, được đo bằng thước đo góc, dùng để so sánh các góc với nhau. - Có 4 loại góc là góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. Ứng dụng: + Mái nhà, góc tường, + Chiếc compa. + Góc chiếu đèn sân khấu biểu diễn. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Trò chơi nhanh như chớp
- - GV tổ chức trò chơi nhanh như chớp thông qua (Có powerpoint câu hỏi và đáp án) 10 câu hỏi trắc nghiệm dạng 4 đáp án A, B, C, D về các kiến thức đã học ở chương 6. - GV phổ biến quy tắc trò chơi. - GV trình chiếu phần slide trò chơi. - GV yêu cầu HS giải thích về đáp án đã chọn. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động theo yêu cầu của GV. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV đọc nội dung câu hỏi, hướng dẫn quan sát hình ảnh và gợi ý nếu HS chưa có câu trả lời sau khoảng 1 phút chiếu nội dung câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay trả lời câu hỏi trắc nghiệm. GV mời HS có câu trả lời nhanh nhất. - Yêu cầu HS khác trả lời nếu HS trước trả lời sai. - HS còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa kết quả của câu hỏi trên slide. - GV đánh giá, nhận xét thái độ học tập, mức độ đạt được của các HS. Cho điểm khuyến khích các HS trả lời đúng nhiều câu nhất. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút): - Ghi nhớ các đặc điểm nhận biết điểm, đường thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng; tia và góc vừa ôn tập. - Làm bài tập sau: Bài tập 12 SGK trang 103. - Chuẩn bị bài mới: đọc trước và chuẩn bị các bài tập từ 1 đến 11 trong Bài tập cuối chương VI trang 102 và 103. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Luyện tập (42 phút) a) Mục tiêu: - Nhận biết điểm, đường thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng; tia và góc trong các bài tập cuối chương VI. - Vận dụng các kiến thức đã học để làm được bài tập cuối chương và bài tập bổ sung. b) Nội dung:Làm bài tập cuối chương (bài tập 1b bổ sung câu hỏi có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm M , N ; bài tập 5 bổ sung vẽ tia Iy đối xứng với tia Ix ) và bài tập bổ sung (yêu cầu HS vẽ cả hình). c) Sản phẩm:
- - Củng cố được kiến thức về điểm, đường thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng; tia và góc trong hình học phẳng. - Hình vẽ và lời giải bài tập 1,2,4,5. - Lời giải 1bài tập bổ sung (đọc tên các đường thẳng song song và cắt nhau trong hình). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GVgiao nhiệm vụ học tập 1: Bài 1 SGK trang 102 - Vẽ hình 89 SGK trang 102 a) Điểm: A , B - Làm bài tập 1 SGK trang 102, GV bổ sung câu hỏi Đường thẳng: a có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai Đoạn thẳng: AB điểm M , N . b) * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS vẽ lại hình 89 SGK trang 102 vào vở. - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. Chỉ có thể vẽ duy nhất một - GV quan sát HS vẽ hình. đường thẳng đi qua 2 điểm M , * Báo cáo, thảo luận 1: N . - GV yêu cầu 2 HS trả lời miệng tại chỗ câu 1a. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ câu 1b và 1 HS trả lời miệng câu hỏi bổ sung. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Chuyển tiếp kiến thức sang phần vị trí tương đối của các đường thẳng. * GVgiao nhiệm vụ học tập 2: Bài 2 SGK trang 102 - Vẽ hình 90, 91, 92,93 vào vở theo cá nhân. Hai đường thẳng song song - Làm bài tập 2 SGK trang 102. Hình 90 a // b - Treo bảng phụ có ghi đề bài tập bổ sung (đọc tên Hình 92 AB // CD các đường thẳng song song và cắt nhau trong hình). Hai dường thẳng cắt nhau c d Hình 91 hai đường thẳng c,d a A B cắt nhau; Hình 93 hai đường thẳng b C D MQ, NP cắt nhau. Bài tập bổ sung (áp dụng) * HS thực hiện nhiệm vụ 2: Hai đường thẳng a và b song - Vẽ hình vào vở. song với nhau. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, điều chỉnh sai sót Đường thẳng c cắt đường thẳng cho HS khi vẽ hình. a và b lần lượt tại giao điểm A * Báo cáo, thảo luận 2: và C . - GV yêu cầu 2 HS trả lời miệng bài tập 2 và giải Đường thẳng d cắt đường thẳng thích tại sao. a và b lần lượt tại giao điểm B
- - GV yêu cầu 1 HS trả lời miệng bài tập bổ sung ở và D . bảng phụ. - HS quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 2: - GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Nhấn mạnh về giao điểm hai đường thẳng cắt nhau để học sinh ghi nhớ, vận dụng làm các bài tập hình học sau này. * GVgiao nhiệm vụ học tập 3: Bài tập 4 SGK trang 102 - Nêu lại điều kiện để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng. - Đặc điểm của hai tia đối nhau. - Hoạt động nhóm 4 làm bài tập 4 SGK trang 102 a) Điểm O là trung điểm của trong thời gian 5 phút. đoạn thẳng AB vì : * HS thực hiện nhiệm vụ 3: + Điểm O nằm giữa hai điểm A - Viết điều kiện để một điểm là trung điểm của đoạn và B (do A, B thuộc hai tia đối thẳng. nhau chung gốc O ) - Vẽ hình theo đề bài tập 4 SGK trang 102. + OA OB 3cm - Làm bài tập. b) Vì điểm B và C cùng thuộc - Hướng dẫn, hỗ trợ: Tia Ox và Oy là hai tia như thế tia Oy mà 0< a <3nên C nằm nào với nhau? Điểm O sẽ có vị trí như thế nào so với giữa O và B . điểm A và điểm B ? Cho0< a <3 thì điểm C phải Để C là trung điểm của đoạn nằm ở đâu so với điểm O và B . thẳng OB thì * Báo cáo, thảo luận 3: OB 3 - GV yêu cầu 1 HStrả lời miệng đặc điểm của hai tia OC CB 1,5cm. 2 2 đối nhau và 1 HS trả lời điều kiện để 1 điểm là trung Vậy a 1,5cm. điểm của đoạn thẳng. - GV yêu cầu HS nhận xét, phản biện. - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày lời giải bài tập số 4 và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. - Giáo viên nhắc lại các bước để chứng minh 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng. * Kết luận, nhận định 3: - GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức độ hoàn thành và kĩ năng hoạt động nhóm của HS. * GVgiao nhiệm vụ học tập 4: Bài tập 5 SGK trang 102 -Vẽ hình 95 vào vở. - Làm bài tập 5 SGK trang 102.
- - Yêu cầu bổ sung : Vẽ tia Iy là tia đối của tia Ix . * HS thực hiện nhiệm vụ 4: - Vẽ hình 95 vào vở theo hình thức cá nhân. - HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ. - Hướng dẫn, hỗ trợ: nhắc lại kiến thức về tia, vẽ hình với các tia có ví trí giống như hình vẽ 95 SGK a) Tia:Ix,Iz,IA,Iy . trang 102 (có bổ sung tia Iy ). b) Góc: xIz, zIA, AIy, xIA, zIy, xIy * Báo cáo, thảo luận 4: - GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình (có cả tiaIy ). - GV yêu cầu 1 HStrả lời miệng câu hỏi 5a và 1 HS trả lời miệng câu hỏi 5b. - HS quan sát, lắng nghe, nhận xét và đưa ra câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 4: - GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức độ hoàn thành và kĩ năng vẽ hình của HS. Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút): - Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học. - Làm bài tập sau: Dựa vào đặc điểm của 3 điểm thẳng hàng, và tính chất của hai đường thẳng cắt nhau hãy vẽ hình (có thể vẽ nhiều cách) mô tả cách trồng 10 cái cây thành 5 hàng, mỗi hàng có 4 cây. - Chuẩn bị bài mới: đọc trước nội dung bài tập 8,9,10,11 SGK trang 103. Tiết 3 3. Hoạt động 3: Luyện tập (40 phút) a) Mục tiêu: - Nhận biết tia và góc trong các bài tập cuối chương VI. - Phân biệt được góc qua số đo góc. - Vẽ được hình và đo được góc bằng thước đo góc. - Vận dụng các kiến thức đã học để làm được bài tập cuối chương và bài tập bổ sung. b) Nội dung:Làm bài tập cuối chương số 8,10và bài tập bổ sung (yêu cầu HS vẽ cả hình). c) Sản phẩm: - Củng cố được kiến thức về tia và góc trong hình học phẳng. - Hình vẽ và lời giải bài tập 8,10 và bài tập bổ sung. - Lời giải bài tập về nhà tiết trước. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GVkiểm tra nhiệm vụ giao về nhà: Bài tập về nhà - BTVN: Dựa vào đặc điểm của 3 điểm thẳng hàng, và tính chất của hai đường thẳng cắt nhau hãy vẽ hình (có thể vẽ nhiều cách) mô tả cách trồng 10 cái
- cây thành 5 hàng, mỗi hàng có 4 cây. - Nhắc lại đặc điểm của 3 điểm thẳng hàng. * HS thực hiện nhiệm vụ về nhà: - HS xem lại BTVN đã làm * Báo cáo, thảo luận BTVN: - GV yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ hình trả lời cho bài tập về nhà và giải thích cho cả lớp cùng nghe. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét và đưa ra câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Gợi ý HS tìm thêm các cách giải khác. * GVgiao nhiệm vụ học tập 5: Bài 8 SGK trang 103 - Nêu đặc điểm về số đo góc của góc nhọn, góc Để đo góc người ta dùng thước vuông, góc tù, góc bẹt. đo góc. - Làm bài tập 8 SGK trang 103 theo nhóm 4 bằng Cách đo góc: phương pháp ước lượng và kiểm tra lại bằng thước Bước1: Đặt thước đo góc sao đo góc (quan sát hình vẽ ở bảng phụ trên bảng). cho tâm của thước trùng với đỉnh - Treo bảng phụ có vẽ hình giống hình 98. của góc, một cạnh của góc đi qua * HS thực hiện nhiệm vụ 5: vạch0 . - Làm việc nhóm 4 theo sự phân công của GV. Bước 2: Xem cạnh kia của góc - Quan sát và ước lượng để trả lời câu hỏi. đi qua vạch nào thì ta đọc số đo - Kiểm tra bằng thước đó góc. vạch đó trên thước. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, điều chỉnh sai sót + x· Oy 90(góc vuông) cho HS khi dùng thước đo góc để đo các góc ở bảng + z¶At 70(góc nhọn) phụ. · * Báo cáo, thảo luận 5: + mBn 180(góc bẹt) - GV yêu cầu 2 HS đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi + ·pCq 110 (góc tù). theo ước lượng bằng mắt thường. - GV yêu cầu 2 HS của 2 nhóm khác lần lượt lên bảng sử dụng thước đo góc để kiểm tra số đó của các góc xOy, zAt,mBn, pCq trên bảng phụ. Đọc kết quả đo được. - GV yêu cầu 1 HS của nhóm còn lại so sánh, nhận xét kết quả ước lượng và đo thực tế bằng thước đo. - HS quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 5: - GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - Nhấn mạnh cách sử dụng thước để đo góc.
- * GVgiao nhiệm vụ học tập 6: Bài tập 10 SGK trang 103 - Nêu lại đặc điểm của điểm nằm trong góc. - Làm bài tập 10 SGK trang 103. - Yêu cầu bổ sung: Góc xOM là góc gì khi M nằm ngoài góc xOy và khi M nằm trên tia đối của tia Ox . * HS thực hiện nhiệm vụ 6: - Nhớ lại đặc điểm của điểm nằm trong góc. Vì M nằm trong góc xOy nên tia - Vẽ hình theo đề bài tập 10 SGK trang 103. OM sẽ nằm giữa hai tia Ox và - Làm bài tập theo cá nhân. Oy . - Vẽ thêm hình như yêu cầu bổ sung. · · - Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát, hướng dẫn HS dùng xOM xOy êke để kẻ góc vuông xOy , vẽ tách 2 hình theo 2 Mà x· Oy 90nên trường hợp bổ sung để dễ quan sát. x·OM 90hay là góc nhọn. * Báo cáo, thảo luận 6: - GV yêu cầu 1 HStrả lời miệng đặc điểm của điểm Bài tập bổ sung nằm trong góc. M nằm ngoài góc xOy . - GV yêu cầu HS nhận xét, phản biện. - GV yêu cầu 3 HS lần lượt trả lời góc xOM là góc gì theo 3 vị trí của điểm M . Giải thích lí do (có vẽ hình trên bảng). - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 6: - GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức độ hoàn thành và kĩ năng vẽ hình của HS. x·OM là góc tù. M nằm trên tia đối của tia Ox x·OM là góc bẹt. * GVgiao nhiệm vụ học tập 7: Bài tập bổ sung 13 - Bài tập bổ sung: Cho hình tròn tâm O sau đây, hãy tìm cách để chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau với dụng cụ là thước đó góc. - GV treo bảng phụ có vẽ hình tròn (biết tâm O và
- đường kính AB ). * HS thực hiện nhiệm vụ 7: - Vẽ hìnhvào vở. - Tính số đo góc nửa đường tròn. - Tính số đo mỗi góc khi chia đều hình tròn thành 6 phần. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Đường kính AB chia hình tròn thành 2 nửa giống thước đo góc (số đo 180 ). Mỗi nửa chia làm 3 phần thì số đo mỗi góc chia là + Mỗi nửa hình tròn có số đo bao nhiêu?Nhận xét đặc điểm về gốc của các tia chia 180 . hình tròn thành các phần bằng nhau? Các tia này có + Số đo góc mỗi phần ở gốc vị trí như thế nào với nhau qua mỗi nửa hình tròn 180 (giống đường kính AB )?Chú ý cách dùng thước đo chung O là 60 3 góc. + Các tia chia hình tròn đều có * Báo cáo, thảo luận 7: chung gốc O . - GV yêu cầu 1 HStrả lời miệng số đo góc tạo bởi Các tia đối nhau qua tâm O . nửa hình tròn là bao nhiêu độ? Vậy cả hình tròn có Cách chia hình: tổng số đo là bao nhiêu ? + Đặt tâm của thước đo góc - GV yêu cầu 1 HS nhận xét và đưa ra ý kiến phản trùng với tâm O , vạch 0 của biện. thước nằm trên cạnhOB , xác - GV xác nhận ý kiến trả lời đúng. định vị trí góc 60 định bởi - GV yêu cầu HS tính số đo mỗi góc khi chia thành 6 thước đo góc trên hình tròn ta đặt phần bằng nhau. điểm M . Từ M kẻ đường thẳng - GV yêu cầu HS nhận xét đặc điểm về gốc của các qua O cắt nửa kia hình tròn tại tia chia hình tròn thành các phần bằng nhau. Các tia N . này có vị trí như thế nào với nhau qua mỗi nửa hình + Tương tự xác định điểm P từ tròn (giống đường kính AB )? cạnh OA và kẻ điểm Q . - GV yêu cầu đại diện 1 HS lên thực hiện chia hình tròn trên bảng phụ. Vậy 6 phần bằng nhau của hình - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu tròn được xác định bởi 6 điểm A, câu hỏi phản biện. B , M , N , P , Q và tâm O của * Kết luận, nhận định 7: hình tròn đó như hình vẽ. - GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức độ hoàn thành và kĩ năng vẽ hình của HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: - Nhận biết điểm, đường thẳng, đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song, các điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng, các tia, góc; vận dụng được các kiến thức về hình học phẳng để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. - Ứng dụng và lợi ích của các đối tượng hình học phẳng đã học. - Giao nhiệm vụ tự học cho HS.
- b) Nội dung: - Giải quyết bài toán mở rộng. - Thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên. d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ 1: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 ngoài giờ học giải quyết bài toán: Cho m tia chung gốc, các tia này tạo thành tất cả 210 góc. Hãy tìm số tia đã cho? - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ 2: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 ngoài giờ học: Tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của tia X. Tại sao tia X lại được gọi là “Tia”? Các ứng dụng cụ thể trong đời sống thực tiễn và nghiên cứu khoa học. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ 3: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. - Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học. - Ghi nhớ các đặc điểm nhận biết điểm, đường thẳng, đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song, các điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng, các tia và góc. - Làm bài tập sau: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm và mới quan hệ giữa các yếu tố hình học của hình học phẳng:điểm, đường thẳng, đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song, các điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng, các tia và góc. - Ôn tập lại bài để chuẩn bị ôn tập cuối năm.