Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Bài 8: Ấn Độ cổ đại

pptx 43 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 3942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Bài 8: Ấn Độ cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_6_bai_8_an_do_co_dai.pptx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 6 - Bài 8: Ấn Độ cổ đại

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY - LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6 BÀI 8 ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI TỔNG SỐ TIẾT: 1
  2. Bài 8 I. MỤC TIÊU 03 01 MERCURY 02
  3. Những hình ảnh này gợi cho em biết về quốc gia nào?
  4. Bài 8 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 2. Hình thành kiến thức
  5. Bài 8 I. Điều kiện tự nhiên
  6. Thảo luận (5 phút) 1. Vị trí địa lý của Ấn Độ? 2. Ấn Độ cổ đại có những con sông nào? Quan sát lược đồ 8.1 em hãy cho biết sông Ấn chảy qua những quốc gia nào ngày nay? 3. Nền kinh tế chính của cư dân Ấn Độ cổ đại là gì?
  7. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1. Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Nam Á, có 3 mặt giáp biển, phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. 2. Ấn Độ có 2 con sông lớn: Sông Ấn và sông Hằng. Sông Ấn chảy qua Ấn Độ và Pa-ki-xtan. 3. Nền kinh tế chính của cư dân Ấn Độ cổ đại là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
  8. Bài 8 I. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Nam Á, có 3 mặt giáp biển, phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. - Ấn Độ có 2 con sông lớn: Sông Ấn và sông Hằng. - Nền kinh tế chính của cư dân Ấn Độ cổ đại là nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
  9. Bài 8 I. Điều kiện tự nhiên II. Xã hội Ấn Độ cổ đại
  10. 4. Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên cơ sở nào? 1. Em biết 3. Trong gì người xã hội Ấn Đra-vi-đa Thảo luận (5 phút) Độ cổ đại và người có các A-ri-a? đẳng cấp cơ bản nào? 2. Qua sơ đồ 8.2 em hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế cao nhất và đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất?
  11. KẾT QUẢ THẢO LUẬN - Khoảng 2500 năm TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây 1 dựng những thành thị dọc bờ sông Ấn. - Đến khoảng 1500 năm TCN người A-ry-a đến xâm chiếm và thiết lập chế độ đẳng cấp. - Đẳng cấp Bra-man (Tăng lữ) là đẳng cấp có vị thế cao nhất. 2 - Đẳng cấp Su-đra (Những người thấp kém trong xã hội) là đẳng cấp có vị thế thấp nhất. Xã hội có 4 đẳng cấp cơ bản: 3 - Bra-man (Tăng lữ). - Ksa-tri-a (Vương công – Vũ sĩ). - Vai-si-a (Người bình dân). - Su-đra (Những người thấp kém trong xã hội). Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia 4 dựa trên những cơ sở : sự phân biệt về chủng tộc (người Đra- vi-a và người A-ry-a).
  12. TRÍCH LUẬT MANU - Nếu đẳng cấp Su-đra cãi nhau với người ở đẳng cấp trên thì sẽ bị hình phạt cắt lưỡi, đổ dầu sôi vào miệng và vào tai. - Giết một con mèo, một con cá, một con chim, một con nhái, một con chó, một con cá sấu, một con chim cú, một con quạ cũng bị phạt như giết một người Su-đra. - Nếu đẳng cấp Bra-man và Ksa-tri-a vu cáo cho người thuộc đẳng cấp dưới thì chỉ bị phạt tiền.
  13. Bài 8 II. Xã hội Ấn Độ cổ đại - Xã hội được chia thành 4 đẳng cấp: + Bra-man (Tăng lữ). + Ksa-tri-a (Vương công – Vũ sĩ). + Vai-si-a (Người bình dân). + Su-đra (Những người thấp kém trong xã hội).
  14. Bài 8 I. Điều kiện tự nhiên II. Xã hội Ấn Độ cổ đại III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
  15. 06’’ THẢO LUẬN NHÓM (6 phút) Nhóm 8 Nhóm2 Nhóm 7 Nhóm 01 MERCURY Nhóm Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 6 5
  16. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu Tôn giáo Ấn Độ cổ đại có 2 tôn giáo lớn: - Đạo Bà La Môn (còn gọi là Hin-đu giáo hay Ấn Độ giáo). - Đạo Phật.
  17. ĐẠO BÀ LA MÔN Đạo Bà La Môn là tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích Ca, và cũng là một tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà La Môn phát triển đến thế kỉ I thì cải biên thành Ấn Độ giáo (Đạo Hin-đu), đề cao sức mạnh ba vị thần : Thần Brahma (Sáng tạo), Thần Shiva (Hủy diệt), Thần Vishnu (Bảo tồn). Ấn Độ giáo quan niệm thần Brahman sinh ra các đẳng cấp và con người phải tuân thủ theo sự sắp đặt này, thần Vishnu là thần bảo vệ vũ trụ, còn thần Shiva đại diện cho sự hủy diệt.
  18. Thần Brahma (Sáng tạo) Thần Shiva ( Hủy diệt) Thần Vishnu ( Bảo tồn )
  19. ĐẠO PHẬT Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo được hình thành, người sáng lập là Xít-đác-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni). Phật giáo quan niệm tất cả mọi người đều bình đẳng, nội dung căn bản của Phật giáo là luật nhân quả. Theo đó, con người sẽ phải chịu tác động từ những việc làm tốt hay xấu của mình.
  20. Xít-đác-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni)
  21. CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC CHỮ VIẾT Chữ viết là chữ Phạn VĂN HỌC - Kinh Vê-đa. - Sử thi: Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. - Truyện ngụ ngôn: Pan-cha-tan-tra.
  22. Người Ấn Độ tạo ra chữ viết từ rất sớm. Chữ viết cổ nhất của họ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN. Vào khoảng thế kỉ II TCN, chữ Phạn ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết có đã có trước đó. Đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
  23. KINH VÊ-ĐA Kinh Vê-đa là 4 tài liệu được viết cách đây 2500 năm. Chúng bao gồm các câu thần chú về nhiều vị thần và giai điệu khác nhau được ca tụng trong các nghi lễ tôn giáo.
  24. Ra-ma-y-a-na là một bộ sử thi dài 48000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Ra-ma và công chúa Xi-ta (con của nữ thần Mẹ Đất).
  25. Tóm tắt sử thi Ra-ma-y-a-na Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kêy-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kêy-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn đật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vương dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thủy của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần Lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.
  26. Ma-ha-bha-ra-ta là bản trường ca gồm 220000 câu thơ nói về cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.
  27. Truyện ngụ ngôn Ấn Độ Pan-cha-tan-tra ra đời khoảng năm 200, thuộc thể loại văn học thiếu nhi. Truyện gồm 5 tập và nhiều tác giả. Thông qua các câu truyện kể về các con vật được xây dựng như một giáo trình dùng để dạy dỗ ba hoàng tử ngu đần của một vị vua trở thành những bậc hiền minh chỉ trong một thời gian ngắn. Truyện thú vị, mang tính giáo dục cao gần gũi, quen thuộc với thiếu nhi.
  28. KHOA HỌC TỰ NHIÊN TOÁN HỌC Phát minh ra hệ thống 10 chữ số từ 0 đến 9. Y HỌC - Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê. - Biết sử dụng thảo mộc trong chữa bệnh.
  29. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC KIẾN TRÚC - Chùa hang A-gian-ta. - Đại bảo tháp San-chi ĐIÊU KHẮC Cột đá sư tử của vua A-sô-ca.
  30. Phần trên của trụ đá A-sô-ca
  31. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU Tôn giáo - Đạo Bà La Môn (Hin-đu giáo hay Ấn Độ giáo). - Đạo Phật. Chữ viết và - Chữ viết: Chữ Phạn. văn học - Văn học: Kinh Vê-đa, sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta, truyện ngụ ngôn Pan-cha-tan-tra. Khoa học - Toán học: Phát minh ra hệ thống 10 chữ số từ 0 đến 9. tự nhiên - Y học: Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê. Biết sử dụng thảo mộc trong chữa bệnh. Kiến trúc và - Kiến trúc: Chùa hang A-gian-ta và Đại bảo tháp San-chi. điêu khắc - Điêu khắc: Cột đá sư tử của vua A-sô-ca.
  32. Bài 8 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 3. Hoạt động luyện tập
  33. Bài 8 Hoạt động luyện tập 01 MERCURY 02
  34. 1 Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn là: Do khu vực Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Nơi đây hằng năm được bồi đắp phù sa, có sự tác động của gió mùa nên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nên cư dân sống nhiều tại đây.
  35. 2 - Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp với những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau: + Đẳng cấp Bra-man (tăng lữ): đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh. + Đẳng cấp Ksa-tri-a (vương công – vũ sĩ): đây là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa, dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân. + Đẳng cấp Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch, phục vụ cho Bra-man và Ksa-tri-a. + Đẳng cấp Su-đra là những người thấp kém nhất trong xã hội, họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Bra-man, Ksa-tri-a và Vai-si-a). - Quan hệ giữa các đẳng cấp trong đời sống thường nhật được luật pháp quy định rất chặt chẽ: + Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. + Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên.
  36. Bài 8 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 4. Hoạt động vận dụng
  37. Bài 8 Hoạt động vận dụng 01 MERCURY
  38. 02 PHẬT GIÁO Không thể có đẳng cấp giữa những con người có cùng dòng máu đỏ như nhau, cũng không thể có đẳng cấp giữa những người có cùng vị nước mắt mặn như nhau. BÀ LA MÔN GIÁO Giết một con mèo, một con cá, một con Qua 2 quan điểm trên, chim, một con nhái, một con chó, một con em hãy cho biết đạo Phật và đạo Bà La Môn cá sấu, một con chim cú, một con quạ cũng khác nhau chỗ nào? Em bị phạt như giết một người Sudra. đồng ý với quan điểm nào hơn? Vì sao?