Kế hoach dạy học môn Ngữ văn Lớp 6-7-8 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

pdf 48 trang thanhhuong 18/10/2022 8800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach dạy học môn Ngữ văn Lớp 6-7-8 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_day_hoc_mon_ngu_van_lop_6_7_8_tuan_8_nam_hoc_2020_2.pdf

Nội dung text: Kế hoach dạy học môn Ngữ văn Lớp 6-7-8 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

  1. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 Tuần 8 Ngày soạn: 8/10/2020 Ngày dạy: Tiết 32: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG -Truyện ngụ ngôn- (Giáo án chi tiết) I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một số tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí, tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện. Kể lại được truyện. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. 3. Thái độ: - Nhận thức được tác hại của việc chủ quan, kiêu ngạo. - Giáo dục học sinh không ngừng học tập để năng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và kĩ ăng sống. Không được huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo. - Có văn hóa giao tiếp, biết cư xử văn minh, lịch sự với mọi người. - Giáo dục lòng say mê yêu thích văn học. 4. Định hướng năng lực. - Năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo. - Năng lực tự học. - Năng lực tự giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài dạy, tranh minh họa, bảng phụ, máy chiếu. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài. Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình bài học. 1. Ổn định tổ chức: Ổn định trật tự . 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động( 5’) - Mục tiêu: HS mở rộng hiểu biết của mình, tạo tâm thế đón nhận bài mới. - Hình thức: Làm việc cá nhân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chiếu bài hát Chú ếch con. - HS: Nghe bài hát và quan sát trên máy chiếu. ? Em hãy cho biết bài hát này tên là gì? - HS trình bày ca khúc chú ếch con. ? Trong bài hát này chú Ếch con hiện lên với những nét tính cách gì nổi bật. Bước 2, 3: GV và HS cùng trao đổi, thảo luận. Người soạn: [1] Trường THCS
  2. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 Bước 4: Gv khái quát dẫn dắt vào bài mới GV: Các em ạ! Chú Ếch con trong bài hát không chỉ thật chăm chỉ học bài, mà còn rất hồn nhiên và đáng yêu. Thế còn chú Ếch trong bài học hôm nay hôm nay có tính cách như thế nào cô trò ta cùng tìm hiểu nhé. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm của truyện ngụ ngôn. (5’) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chiếu bức tranh minh họa Thỏ và Rùa đang chạy thi Câu 1: Bức tranh trên gợi cho em nhớ tới câu chuyện nào? - Truyện Thỏ và Rùa. Câu 2: Truyện Thỏ và Rùa thuộc loại truyện dân gian nào? - Truyện ngụ ngôn Câu 3: Kể thêm mét số truyện ngụ ngôn mà em biết? I. Thế nào là truyện ngụ ngôn - Câu chuyện bó đũa . - Truyện lão nông và các con. - Con quạ thông minh. GV lấy 1 truyện ngụ ngôn trong số hs liệt kê để đặt câu hỏi. ? Câu chuyện Bó đũa người cha muốn khuyên các con điều gì ? - Phải yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau sẽ tạo nên sức mạnh . GV mở rộng và liên hệ: quy luật trên không chỉ đúng trong phạm vi gia đình mà với toàn xã hội 1 tập thể đoàn kết là 1 tập thể mạnh. Nhân dân ta đã đoàn kết để chống lại những kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiều lần. Bước 2: HS suy nghĩ Bước 3: GV và HS cùng trao đổi thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Vì vậy đọc mỗi truyện ngụ ngôn sẽ cho chóng ta một bài học bổ ích khác nhau vµ giúp ta hoàn thiện nhân cách, có thêm kỹ năng sống. - Là loại ruyện kể bằng văn xuôi ? Vậy truyện ngụ ngôn là gì. hoặc văn vần. Mượn truyện về loài GV: MC Khái niệm truyện ngụ ngôn. vật, đồ vật hoặc về chính con ? Em hiểu thế nào là ngụ ngôn. người để nói bóng gió, kín đáo - Ngụ là hàm chứa ý kín đáo. chuyện con người, nhằm khuyên Người soạn: [2] Trường THCS
  3. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 - Ngôn là lời nói. nhủ, răn dạy người ta bài học nào -> Ngụ ngôn nghĩa là lời nói có ý kín đáo để đó trong cuộc sống. người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu. GV: Từ khái niệm truyện ngụ ngôn, ta có thể thấy Truyện có 2 lớp nghĩa: Chiếu: Truyện có 2 lớp nghĩa: - Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện kể, dễ nhận ra. - Nghĩa bóng là ý sâu kín gửi gắm trong câu chuyện, được suy ra từ nghĩa đen và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp nhưng lại là mục đích chính của người sáng tác. GV: Vậy truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng cho ta bài học gì chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. (30’) - Yêu cầu đọc: to, rõ ràng, chú ý nhấn mạnh một số từ như nhâng nháo, nghêng ngang II. Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng GV đọc mẫu 1. Tìm hiểu chung HS đọc và tóm tắt, GV nhận xét. Chiếu các mảng ghép. ? Dựa vào nội dung bức tranh, em hãy kể lại truyện bằng lời văn của em. Có một con Ếch sống lâu ngày trong cái giếng nhỏ hẹp. Cùng sống với nó là vài con nhái, cua, ốc. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả giếng, còn các con vật thì sợ hãi. Nó nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời là chiếc vung. Đến khi mưa to nước dềnh lên, Ếch ra khỏi giếng và đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh nên cuối cùng bị một con trâu giẫm bẹp. ? Dự vào phần chú thích trong sgk, em hãy giải nghĩa từ chúa tể, nhâng nháo và cho biết 2 từ đó được giải nghĩa bằng cách nào. - Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác (giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị) - Nhâng nháo: ngông nghêng, không coi ai ra gì (giải nghĩa bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích). Thảo luận nhóm: chia làm 3 nhóm ( đã chuẩn bị ở nhà) GV chiếu câu hỏi thảo luận: - Nhóm 1: Nêu phương thức biểu đạt của văn Người soạn: [3] Trường THCS
  4. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 bản? Hãy kể tên các nhân vật trong truyện, nhân vật nào là nhân vật chính? - Nhóm 2: Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Kể theo thứ tự nào? - Nhóm 3: Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? GV yêu cầu hs lên bảng trình bày kết quả đã chuẩn bị. Chiếu đáp án - Phương thức biểu đat: Tự sự - Nhân vật chính: Con Ếch - Ngôi kể: Ngôi kể thức 3 - Thứ tự kể: Thứ tự thời gian - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu chúa tể. -> Ếch ở trong giếng. + Phần 2: Còn lai. -> Ếch ra ngoài giếng. GV: Những nội dung này cô giáo đã khái quát trên màn hình các em theo dõi và ghi vào vở ? HD tìm hiểu chi tiết văn bản. - Hình thức : hoạt động cá nhân. HS: chú ý vào đoạn văn thứ 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. 2. Tìm hiểu văn bản. Chiếu tranh a. Ếch ở trong giếng HS quan sát tranh ? Em hãy cho biết không gian sống của Ếch được giới thiệu qua chi tiết nào? GV : như các em thấy, không gian sống của ếch là 1 cái giếng đào. Hiện nay rất nhiều gia đình ở - Sống lâu ngày trong giếng. nước ta đã sử dụng nước máy hoặc nước giếng khoan thay cho nước giếng đào, bởi vậy cô biết trong số các em có nhiều em không biết giếng đào như thế nào, song loại giếng này ở nông thôn vẫn còn. ? Vậy em nào có biết cái giếng đào, hãy tả lại cho các bạn được biết với? - Là cái giếng mà người ta đào sâu xuống lòng đất khoảng 4-5m trở lên, xung quang xây gạch, miệng hình tròn, có đường kính trung bình khoảng 1m để lấy nước ngầm sinh hoạt. ? Đó là một không gian như thế nào. -> Nhỏ bé chật hẹp. Chiếu tranh HS quan sát tranh - Xung quanh: Vài co vật bé nhỏ. Người soạn: [4] Trường THCS
  5. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 ? Khi ở trong giếng, ếch sống cùng với những - Hành động: kêu ồm ộp vang con vật nào? Thường có những hành động gì? khắp giếng, khiến các con vật Các con vật sống cùng có cảm giác thế nào? khiếp sợ - Nhận thức: + Bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung ? Trong cuộc sống ấy, Ếch đã có những nhận + Nó thì oai như 1 vị chúa tể. thức gì? -> Nhận thức nông cạn, hạn hẹp. ? Theo em đó là 1 nhận thức như thế nào? ? Vì sao Ếch lại tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như 1 vị chúa tể. - Vì Ếch sống lâu ngày trong 1 cái giếng, chưa từng ra khỏi giếng, nên không nhìn thấy bầu trời thật. Ếch chỉ nhìn thấy bầu trời qua miệng -> Môi trường sống chật hẹp. giếng hình tròn nên cứ tưởng bầu trời chỉ bé -> Tính cách kiêu căng, tự cao, tự bằng cái vung. đại, ảo tưởng về bản thân mình. - Xung quanh có vài loài vật nhỏ bé, khi nó cất tiếng kêu khiến các con vật khiếp sợ, ếch chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình. ? Vậy em có nhận xét gì về môi trường sống của ếch. ? Từ sự nhận thức sai lầm mù quáng đã hình thành tính cách gì của ếch. Thảo luận nhóm. Chiếu câu hỏi: - Nhóm 1: Qua hình ảnh con Ếch trong giếng, em thấy môi trường, hoàn cảnh sống có tác động như thế nào tới tính cách con người? - Nhóm 2: Để không giống như tính cách của con ếch, chúng ta cần phải như thế nào? - Nhóm 3: Tìm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về tác động tích cực của môi trường đối với cuộc sống con người Đại diện nhóm trình bày - Nhóm 1: Từ câu chuyện về con ếch, chúng ta thấy môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của con người. Chúng ta sống ở môi trường nào sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường ấy. Vì vậy con người phải không ngừng học hỏi mở rộng tầm nhìn để thích ứng với cuộc sống. - Nhóm 2: Tích cực học tập. Càng học thì chúng ta càng nhận thấy hiểu biết của mình còn Người soạn: [5] Trường THCS
  6. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 hạn chế bởi vì kiến thức của nhân loại thì bao la rộng lớn như đai dương còn nhận thức của mỗi chúng ta chỉ như giọt nước nhỏ bé giữa đại dương. - Nhóm 3: + Đi một ngày đàng, học môt sàng khôn. + Đi cho biết đó biết đây ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. GV chuyển ý: Sống yêu thương hòa thuận với mọi người, biết giao tiếp ứng xử có văn hóa chính là kỹ năng sống. Nếu các em có được điều này thì các em sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Thế còn chú ếch kiêu căng sẽ có số phận như thế nào cô trò ta sẽ tìm hiểu phần 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ếch khi ra khỏi giếng. HS: chú ý vào đoạn văn còn lại b. Ếch ra ngoài giếng. Chiếu tranh HS quan sát tranh ? Nguyên nhân nào khiến Ếch ra khỏi giếng ? Vậy Ếch khỏi giếng phụ thuộc yếu tố chủ quan hay khách quan - Nguyên nhân: Mưa to, nước - Thuộc yếu tố khách quan dềnh lên tràn bờ đưa Ếch ra ngoài. Thảo luận nhóm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nhóm 1: ? Không gian ở ngoài giếng có gì khác so với không gian tron giếng? Ếch có nhận - Không gian: rộng lớn ra điều đó không? - Nhận thức: không thay đổi - Nhóm 2: ? Khi ra khỏi giếng, ếch có nhận - Hành động: nhâng nháo đưa cặp thức và hành động như thế nào? mắt nhìn lên bầu trời, không để ý - Nhóm 3: ? Thái độ ấy đã khiến Ếch phải chịu đến xung quanh hậu quả gì? Em có nhận xét gì về hậu quả này - Hậu quả: Bị con trâu đi qua giẫm của Ếch. bẹp. -> Cái chết đau đớn bi thảm. Bước 3: GV và HS cùng trao đổi thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV mở rộng: Cuộc sống bên ngoài là không gian rộng lớn bao la. Từ đáy giếng lên mặt đất điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, tính cách của Ếch không hề thay đổi. Nếu không có cơn mưa thì Ếch vẫn cứ ở trong giếng và đoàng hoàng là vị chúa tể trong vương quốc nhỏ bé của mình. Nơi mà bầu trời chỉ bé Người soạn: [6] Trường THCS
  7. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 bằng chiếc vung và các thần dân sợ Ếch 1 phép. Cơn mưa ấy đã phá vỡ thế gới nhỏ bé của Ếch, đưa Ếch đến 1 thế gới mới. Một bầu trời bao la mở ra, một thế gới muôn màu muôn vẻ, => Do hiểu biết hạn hẹp, nhận thế gới còn có cả những con vật to lớn như: thức mù quáng trâu, bò, voi, ngựa Ếch chỉ là một con vật bé nhỏ vậy mà Ếch vẫn quen thói cũ. GV cho HS thảo luận chung ? Theo em hạn chế của Ếch là gì? ? Vậy để khắc phục hạn chế ấy, thì theo em Ếch phải làm gì? - Phải tìm hiểu, mở rộng tầm hiểu biết của mình về thế gới xung quanh. GV: Môi trường sống của Ếch nhỏ bé hạn hẹp, tầm nhìn của Ếch hạn chế, ít hiểu biết. Cái chết của Ếch là tất yếu bởi đó là kết quả của lối c. Bài học: sống kiêu căng, hơm hĩnh. Đến lúc nằm bẹp tắc - Phải biết nhìn xa trông rộng, dù thở dưới móng chân trâu chắc Ếch vẫn không hoàn cảnh và môi trường sống có thể hiểu nổi tai họa từ đâu lại dáng xuống đầu gới hạn vẫn phải cố gắng mở rộng mình. tầm hiểu biết. ? Câu chuyện về chú Ếch để lại cho em những - Không được chủ quan, kiêu ngạo bài học gì coi thường người khác. 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật: GV Hd hs tổng kết ? Nét nghệ thuật đặc sắc của truyện là gì? - Nhân hóa sinh động - Nhân hóa sinh động. - Hình ảnh ẩn dụ gần gũi giầu ý - Hình ảnh ẩn dụ gần gũi giàu ý nghĩa tượng nghĩ tượng trưng trưng - Lối kể bất ngờ, hài hước , kín - Lối kể bất ngờ, hài hước, kín đáo. đáo . - Lời văn ngắn gọn, giản dị - Lời văn ngắn gọn, giản dị. GV: Với những nghệ thuật đặc sắc đó đã góp b. Nội dung : phần làm nổi bật ý nghĩa của truyện. - Phê phán, cảnh báo những kẻ ? Vậy truyện có ý nghĩa sâu sắc như thế nào? hiểu biết hạn hẹp huênh hoang, - Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn như lại kiêu ngạo sẽ có hậu quả thê thảm huênh hoang đôi khi trả giá bằng tính mạng. - Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo. HS: đọc ghi nhớ Người soạn: [7] Trường THCS
  8. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 GV chốt: Một con Ếch cả đời có thế sống một mình ở một nơi nhưng con người thì không thể. Môi trường xã hội và môi trường tự nhiên của con người luôn thay đổi. Con người muốn tồn tại, phát triển phải luôn mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là bài học nhắc nhở, khuyên nhủ tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, không cho riêng ai. Hoạt đông 3: Luyện tập (5’) - Mục tiêu : Giúp hs củng cố lại nội dung bài học, nắm vững ý nghĩa của truyện ngụ ngôn. Vận dụng vào làm bài tập thực hành. . - Hình thức : hs làm việc cá nhân. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : - HS đọc yêu cầu bài 1,2 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập . Bước 3: Báo cáo kết quả . Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức . Chiếu bài tập. Bài 1: Hai câu văn quan trọng thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện là : - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. - Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua nhẫm bẹp. Bài 2: - Thành ngữ: coi trời bằng vung, Ếch ngồi đáy giếng * Hoạt động 4: Vận dụng ( 3’) - Mục tiêu: Hs biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Hình thức : hs làm việc cá nhân. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : ? Viết một đoạn văn ngắn nêu một kỹ năng sống em nhận thức sâu sắc sau khi học xong truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ? Khái quát bài học “Ếch ngồi đáy giếng bằng sơ đồ tư duy. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập . Bước 3: Báo cáo kết quả . Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức . * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung ý tưởng sáng tạo (1’) ? Em hãy kể lại truyện và vẽ một bức tranh một chi tiết trong truyện mà em yêu thích. * Dặn dò: - Học bài và làm bài tập còn lại. - Ôn tập kỹ để giờ sau làm bài kiểm tra giữa kỳ I * Rút kinh nghiệm : Người soạn: [8] Trường THCS
  9. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tuần 8 Tiết 29 CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ Ngày soạn:7/10/2020 Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ. 2. Kĩ năng. - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thường gặp về quan hệ từ. * Kü n¨ng sèng: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng QHT phù hợp với tình huống giao tiếp - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và cách sử dụng QHT tiếng Việt. 3. Thái độ: - Biết được các lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi. - Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh - Năng lực tự học, hợp tác. - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc ,viết - Năng lực thực hành. - Năng lực học nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Nghiên cứu kỹ nội dung SGK, SGV và thiết kế bài dạy - Các slide trình chiếu - Sử dụng phương pháp/ kỹ thuật: Hoạt động tập thể, cá nhân, hoạt động mhóm 2. Học sinh: - Đọc kỹ bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV. - Chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình tiết học 1. Ổn định lớp : Ổn định trật tự. KT sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động (5’). - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, liên kết bài mới. - Hình thức: Thảo luận. - Các bước thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ GV: Chiếu câu hỏi Người soạn: [9] Trường THCS
  10. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 Bước 2,3: Hs thực hiện. Bước 4: GV nhận xét, chốt. ? Các câu văn sau mắc lỗi gì? Hãy viết lại các từ dùng bị sai cho đúng? a) Lớp em học rất hay chăm nên các thầy cô đều quý mến. b) Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng . HS: - Câu (a) mắc lỗi thừa quan hệ từ “hay” Viết lại: Lớp em học rất chăm nên các thầy cô đều quý mến. - Câu (b) mắc lỗi dùng quan hệ từ không đúng nghĩa“để”. Viết lại: Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa. GV: Khi nói và viết, đôi khi các em mắc lỗi thừa quan hệ từ, dùng từ không đúng nghĩa. Bên cạnh đó, các em còn dùng thiếu các quan hệ từ. Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em tránh mắc lỗi và cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. *Hoạt động 2: Hình thành KT mới. (18’). Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hướng dẫn HS sửa các lỗi thường gặp I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ. về QHT. 1. Ví dụ - Mục tiêu: Nắm chắc cách sử dụng QHT trong nói và viết. a. Ví dụ 1: SGK - Hình thức: Hđ nhóm; Hđ cá nhân. - Thiếu QHT - Các bước thực hiện. - Chữa lại: Thêm QHT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Nhắc lại khái niệm về quan hệ từ? ? Cách sử dụng quan hệ từ? (HT: Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm, hắt nội dung thảo luận lên máy chiếu. - Tổ chức chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận b. Ví dụ 2: SGK - Các nhóm trình bày kết quả, Gv gọi HS - Dùng QHT không thích nhận xét, bổ sung, Gv chốt kiến thức. hợp về nghĩa. Chiếu câu hỏi : của các nhóm) - Chữa lại: Bước 2,3: Hs: Trả lời. 1.Thay thế bằng từ “nhưng” Bước 4: GV nhận xét, khắc sâu kiến 2. Thay thế bằng từ “vì” thức. Nhóm 1: Hai câu thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Chữa lại cho đúng. 1. Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác. 2. Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng. * Nhóm 1: GV: Chiếu đáp án – ghi bảng - Mắc lỗi: Hai câu thiếu quan hệ từ liên Người soạn: [10] Trường THCS
  11. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 kết các cụm từ - Chữa lại: Câu 1: Thêm từ “mà” Câu 2: Thêm từ “trong; ở” Nhóm 2: Các câu trên diễn đạt QH ý nghĩa gì? Quan hệ từ “và, để” trong hai câu có diễn đạt đúng ý nghĩa giữa các bộ phận trong không? Vì sao? Hãy tìm quan hệ từ thay thế cho thích hợp. 1. Nhà em ở xa trường và bao giờ em c. Ví dụ 3: SGK cũng đến trường đúng giờ. ( QH - Thiếu CN do dùng thừa QHT (biến chủ tương phản) ngữ thành trạng ngữ). 2. Chim sâu rất có ích cho nông dân để - Chữa lại: nó diệt sâu phá hoại mùa màng. (QH 1. Bỏ QHT “qua” nguyờn nhõn - kết quả) 2. Bỏ QHT “về” * Nhóm 2: GV: Chiếu đáp án - ghi bảng - Mắc lỗi: Quan hệ từ dựng trong câu không đúng với ý nghĩa giữa cỏc bộ phận. - Chữa lại: Cõu 1: Thay thế bằng từ “nhưng” Cõu 2: Thay thế bằng từ “vỡ” Nhúm 3: Hai câu trên có CN chưa? Vỡ sao? Hãy sửa lại câu cho đúng ngữ phỏp. 1. Qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra. cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. 2. Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. * Nhóm 3: GV chiếu đáp án – ghi bảng - Mắc lỗi: Câu thiếu chủ ngữ : dựng thừa QHT vì vậy đó biến chủ ngữ thành trạng ngữ. d. Ví dụ 4: SGK - Chữa lại: - Các câu dùng QHT không có tác dụng Câu 5: Bỏ QHT “qua” liên kết. Câu 6: Bỏ QHT “về” Nhóm 4: Cỏc cõu in gạch chân sau đây - Chữa lại: sai ở đâu? Hóy chữa lại cho đúng. 1. Dùng thêm QHT “mà con, và” 1. Nam là một học sinh giỏi toàn diện. 2. Thay thế bằng từ “vì” Không những giỏi về môn Toán, Người soạn: [11] Trường THCS
  12. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 không những giỏi về môn văn. Thầy giáo rất khen Nam 2. Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị. * Nhóm 4: GV chiếu đáp án – ghi bảng - Mắc lỗi: Các câu dựng QHT khụng cú tỏc dụng liờn kết, nghĩa là bộ phận kèm theo QHT đó không liên kết với một bộ phận nào khỏc. - Chữa lại: Câu 1: Dựng thêm QHT “mà con, và” Câu 2: Thay thế bằng từ “về” 2. Ghi nhớ: các lỗi thường gặp khi sử ? Qua các bài tập trờn ta thấy trong việc dụng QHT: sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi - Thiếu quan hệ từ. nào ? - Dùng quan hệ từ không thích hợp về Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. nghĩa. Gv : Gọi 1 hs thực hiện ghi nhớ. - Thừa quan hệ từ. Chiếu ghi nhớ - Dùng quan hệ từ không có giá trị liên Kỹ năng sống: Lựa chọn cách sử dụng kết. QHT phù hợp với tình huống giao tiếp. Trình bày suy nghĩ, ý tởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và cách sử dụng QHT tiếng Việt. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập (20’) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức về QHT - Hình thức: Tổ chức cho HS luyên tập cá nhân và theo nhóm lớn và nhóm nhỏ II. Luyện tập - Các bước thực hiện: 1. Bài 1 : Thêm quan hệ từ thích hợp Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu * Bài 1 ( hoạt động cá nhân) đến cuối. GV: chiếu câu hỏi lên máy, yêu cầu HS - Con xin báo một tin vui để( cho )cha thực hiện, chốt đáp án mẹ mừng. ? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1 ? ?Hãy thêm quan hệ từ cho thích hợp trong các câu sau: Bước 2,3: HS lên bảng thực hiện. GV cho HS nhận xét, GV chốt đáp án 2. Bài 2: Thay quan hệ từ sai = quan hệ trên máy chiếu. từ đúng * Bài tập 2 Yêu cầu 2HS lên bảng thi đua Với như nhau thực hiện bài tập(các bước thực Tuy dù hiện như bài tập 1) Bằng về GV: chiếu câu hỏi lên máy, yêu cầu HS thực hiện, chốt đáp án. Người soạn: [12] Trường THCS
  13. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 GV gợi ý: 3.Bài 3: Thay các quan hệ từ thích hợp. ? Hãy thay quan hệ từ sai bằng từ đúng. - Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em Hs :Thực hiện theo nhóm, trình bày. hứa sẽ tích cực sữa chữa. * Bài 3: Chữa các câu sau cho hoàn - Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” cho chỉnh em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ Thực hiện thảo luận nhóm lớn người khác. GV: chiếu câu hỏi lên máy, yêu cầu HS - Bài thơ đã nói lên tình cảm của Bác Hồ thực hiện, chốt đáp án đối với thiếu nhi. Câu 1 bỏ từ đối với 4, Bài 4 Cho biết quan hệ từ dùng trong Câu 2 bỏ từ với câu đúng hay sai : Câu 3 bỏ từ qua - a (+) ; b (+) ; c ( -) nên bỏ từ cho ; d (+) Bài tập 4: Thực hiện cá nhân ; e (-) nên nói quyền lợi của bản thân ? Nêu yêu cầu bài tập 4 ? mình ; g (-) Thừa từ của ; h (+) ; I (-) Từ HS đứng tại chỗ trả lời đáp án giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả GV: chiếu câu hỏi lên máy, yêu cầu thiết HS thực hiện, chốt đáp án Thực hiên trên bảng. a ( + ) , b ( + ) , c ( - ) bỏ từ cho , d ( + ) , e ( - ) nên nói quyền lợi của bản thân mình , e ( - ) thừa từ của , h ( + ) , I ( - ) từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết. Bài tập mở rộng: Sửa lỗi dùng QHT trong đoạn văn. GV: Đưa câu hỏi lên máy, yêu cầu HS thực hiện, chốt đáp án * Bài tập nâng cao 1. Chọn QHT thích hợp điền vào chỗ trống a. Chiến lược .vì sự pt của phụ nữ b. Tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó c. XD nếp sống VH .trong thanh thiếu niên. 2. Tìm các lỗi sai về QHT trong các câu sau và chữa lại cho đúng a. Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người LĐ đã đấu tranh và chiến thắng chế độ PK. b. Với NT SS của Tg đã làm nổi bật sự hi sinh thầm lặng của những người pn VN c. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên p trào nông dân k nghĩa. d. Qua truyện Kiều kể lại cuộc đời chìm nổi của người con gái tài sắc. e. Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những bài học quý báu. 3. Trong cách nói sau, cách nói nào đúng, tại sao? a. Em tôi thông minh và lười b. Em tôi thông minh nhưng lười (đúng,QH đối nghịch tương phản) 4. Chỉ ra sự khác nhau trong cách dùng 2 cặp QHT - Nếu .thì chỉ Qh điều kiện giả thiết- hệ quả, có thể dùng cho cả hiện tại và tương lai Nếu ngày mai trời nắng thì chúng mình sẽ đi chơi Người soạn: [13] Trường THCS
  14. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 - Giá .thì chỉ Qh điều kiện giả thiết- hệ quả nhưng chỉ dùng để chỉ những sự việc được giả định xảy ra trong quá khứ Giá mà nghe lời anh thì đâu đến nối anh bị đòn oan. 5. Các câu sau đây mắc phải lỗi gì khi dùng qht - Bà con nông dân đề phòng sự phá hoại ốc bươu vàng. Thiếu QHT của - Với bài viết của ông đã cho thấy ty đối với thiên nhiên Thừa QHT với - Vì gió thổi mạnh những hàng cây mới trồng vẫn đứng vững. Sai QHT mặc dù - Sở dĩ cuối năm học lớp 6 em được khen thưởng về kết quả các môn học đạt điểm cao. Em có nhiều thành tích tham gia hoạt động VNTDT. Dùng QHT không có tác dụng liên kết Sở dĩ .là vì . Em lại còn Hoạt động 4 : Vận dụng, mở rộng (2’) (Về nhà) * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. * HĐ cá nhân B1: GV giao nhiệm vụ ? Khi sử dụng QHT cần tránh những lỗi nào?. ? Sưu tầm một số đoạn văn, bài văn phát hiện lỗi và sửa chữa. Gv gợi ý cách làm cho HS * Dặn dò : Học bài và soạn bài: Xa ngắm thác núi lư; Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. * Rút kinh nghiệm. Ký duyệt của Ban Giám Hiệu Tiết 30 Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ Ngày soạn: 2/10/2020 (Vọng Lư sơn bộc bố - Lí Bạch) Ngày dạy: I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Lí Bạch . - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. - Cảm nhận được nỗi buồn của người xa quê trong bài thơ của Trương Kế. Người soạn: [14] Trường THCS
  15. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 - Đặc điểm độc đáo trong hai bài thơ 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt. - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt. Kỹ năng sống: Tự nhận thức, giao tiếp trình bày suy nghĩ, ra quyết định 3. Thái độ: - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch và Trương Kế trong hai bài thơ . - Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ. 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh - Năng lực tự học, hợp tác. - Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, đọc ,viết - Năng lực thực hành. - Năng lực học nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. II. Chuẩn bị . 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng. Soạn giáo án. - Khả năng tích hợp với từ HV, biểu cảm trực tiếp. 2. Học sinh: Học bài cũ. Chuẩn bị trước bài mới. III. Tiến trình tiết học 1. Ổn định lớp : Ổn định trật tự. KT sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu thể thơ và chủ đề của bài thơ ‘Bạn đến chơi nhà’ ? (2’) 3. Bài mới: *Hoạt động 1: Khởi động( 3 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs, liên kết bài học mới. - Hình thức: Hđ cá nhân. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Tiếp giáp với nước ta ở phía Bắc là quốc gia nào. ? Nêu những hiểu biết của em về quốc gia đó. - Tiếp giáp với nước ta ở phía Bắc là Trung Quốc. - TQ đã xâm chiếm Biển Đông - TQ có phim Tây Du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Huyền thoại Na Tra, Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát bộ, anh hùng Lương Sơn Bạc - Có: Vạn lí Trường Thành - Đất nước đông dân nhất thế giới - Đồ tiêu dùng Gv: Trung Quốc trong mắt các con vừa có thiện cảm, vừa có ác cảm phải không? Các con ghét TQ, vì họ luôn khiêu khích ở biển Đông, muốn chiếm trọn biển Đông bằng đường lưỡi bò chín đoạn. Các con ghét Trung Quốc, việc đó cô rất hoan nghênh, thậm chí còn tự hào vì các con đã ý thức được chủ quyền, bờ cõi, độc lập của dân tộc. Cô tin chắc, với 1 thế hệ tỉnh táo, thông minh như các con thì sau này, cho dù TQ có làm gì đi nữa cũng không thể nào xâm phạm tới đất nước ta được. Nhưng các còn cũng cần lưu Người soạn: [15] Trường THCS
  16. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 ý, phải yêu ghét rõ ràng. Điều xấu chúng ta ghét, còn những mặt tích cực chúng ta không nên quay lưng lại, văn thơ của Trung Quốc hay của các nước khác đó đều là những tinh hoa văn hóa của nhân loại, vì thế chúng ta cần phải có sự học hỏi và trân quý. Hôm nay, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu một nhà thơ có thể khẳng định là vĩ đại nhất của TQ đó chính là Lí Bạch với tác phẩm Vọng Lư sơn bộc bố và một nhà thơ khác là Đỗ Phủ với bài HĐ hình thành kiến thức(34’). Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Tìm hiểu chung ’ (37 ) 1. Tác giả: Lý Bạch (701-762) là nhà - Mục tiêu: Nắm được nội dung và nét thơ nổi tiếng đời Đường. Được mệnh đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. danh là “tiên thi”. - Hình thức: Thảo luận; hđ nhóm; hđ cá - Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do, phóng nhân. khoáng. Hình ảnh thơ mang tín chất tươi - Các bước thực hiện: sáng kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu 2.1: Tìm hiểu tác giả Lí Bạch , tác luyện. phẩm Xa ngắm thác núi Lư. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (cho hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm theo hệ thống câu hỏi). ? Em hãy nêu những nét chính về nhà thơ Lý Bạch ? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 2. Tác phẩm: Bước 2,3: Hs: Trả lời như phần chú thích sgk/111. - Là một trong những tác phẩm hay nhất Bước 4: Giáo viên nhận xét. của Lí Bạch viết về thiên nhiên. - Lí Bạch ( 701 – 762 ) nhà thơ nổi tiếng - “Xa ngắm thác núi Lư” thuộc thể thơ của Trung Quốc đời Đường, tự Thái thất ngôn tứ tuyệt. Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc.Tuổi trẻ ông đã xa gia đình để tìm đường lập công danh sự nghiệp.Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do, phóng khoáng. Hình ảnh thơ mang tín chất tươi sáng kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Người đời tôn ông làm bậc thi tiên - Hương lô là tên một ngọn núi cao ở phía Tây Bắc của dãy Lư sơn. Xa ngắm thác núi Lư viết về thác nước. Là một trong những tác phẩm hay nhất của Lí Bạch viết về thiên nhiên. * Đọc văn bản, hướng dẫn học sinh đọc (Giọng nhẹ nhàng và diễn cảm). Người soạn: [16] Trường THCS
  17. Kế hoach dạy học: Môn Ngữ Văn- Lớp 6-7-8 Năm học 2020- 2021 (Các bước thực hiện giống như trên) Hs: Đọc bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch - Đọc . thơ. Lưu ý hs ngắt giọng ở sau chữ thứ 4 của mỗi câu. ? Thể thơ này giống bài thơ nào mà chúng ta đã học (Sông núi nước Nam- - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt LTK). ? Bài thơ đã miêu tả cảnh gì? ? Để miêu tả cảnh thác núi Lư, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? H: So sánh, miêu tả phóng đại dùng động từ gợi cảm; Trí tưởng tượng phong phú. * Tìm hiểu văn bản: HĐ cá nhân B1: GV giao nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá II. Tìm hiểu chi tiết: Bước 4: GV chốt kiến thức. ? Câu thơ thứ nhất tả cảnh gì? Cảnh đó như thế nào? H: hơi khói bao trùm + ánh nắng mặt trời-> một màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo. ? Câu thơ giúp em hình dung cảnh núi 1. Câu 1: HL hiện lên ntn? ? So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ , thấy cái hay trong câu thơ của Lí - Vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ,màu sắc lung linh, Bạch qua động từ “sinh” : hơi nước + huyền ảo ánh mặt trời làn khói tía mờ ảo rực rỡ. - > Phông nền của bức tranh toàn cảnh G: Câu thơ thứ nhất làm phông nền cho từng vẻ đẹp của thác nước được miêu tả trong 3 câu sau vừa như có sự hợp lí vừa thêm lung linh , huyền ảo. GV hướng dẫn HS phân tích 3 câu thơ sau để cảm nhận vẻ đẹp khác nhau của thác Lư được Lí Bạch phát hiện và miêu tả. 2. Ba câu còn lại. ? Nhà thơ đứng ngắm núi Lư ở vị trí - Lối nói khoa trương nào? Lợi thế của điểm nhìn đó? - Liên tưởng hay: dải ngân hà, rất phù - Hương Lô được ngắm nhìn từ xa.Từ hợp tấm lụa trắng ở câu hai điểm nhìn đó có thể làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước. ? Tác giả tập trung miêu tả cảnh gì trong Người soạn: [17] Trường THCS