Thuyết minh Bài giảng E-learning Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Nước Âu Lạc

doc 6 trang minhanh17 10/06/2024 3860
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh Bài giảng E-learning Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Nước Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_e_learning_lich_su_lop_6_chu_de_nuoc_a.doc

Nội dung text: Thuyết minh Bài giảng E-learning Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Nước Âu Lạc

  1. BÀI THUYẾT MINH GIÁO ÁN e- LEARNING CHỦ ĐỀ : NƯỚC ÂU LẠC Ai về qua huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa thành thục vương Cổ Loa thành ốc khác thường Trải bao năm tháng dấu thành còn đây. Khi nghe những câu thơ này ta nghĩ đến thành Cổ Loa và nước Âu Lạc. Vậy nước Âu Lạc ra đời như thế nào? Có những thành tựu gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 1. Nước Âu lạc ra đời vào cuối thế kỷ III TCN đời vua HÙng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước, do vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Nhân lúc đó, nhà Tần đem quân đánh nước Âu Lạc. Nhân dân Âu Lạc dưới sự chỉ huy của Thục Phán đã chiến đấu kiên cường, quyết liệt. Người Việt đã đại thắng quân Tần. Sau kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình, thành lập nước mới: Âu Lạc. Vì sao Thục Phán lại đặt tên nước là Âu Lạc: Vì Thục Phán đã hợp nhất 2 vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt thành một nước lấy tên là Âu Lạc. Sau khi lên ngôi Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đo ở Phong Khê (Nay là vùng Cổ Loa - huyện Đông Anh - Hà Nội). Vậy tại sao An Dương Vương lại chọn Phong Khê làm nơi đóng đô? AN dương Vương chọn Phong Khê làm nơi đóng đô bởi vì lúc bây giờ Phong Khê là một vùng đất đông dân nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng, lại có sông Hoàng chảy qua. Với hệ thống sông như vậy rất thuận lợi cho việc đi lại. Lúc này An Dương Vương cũng tổ chức lại bộ máy Nhà nước. Về bộ máy Nhà nước thời Âu Lạc không có gì thay đổi so vói thời trước Âu Lạc. Đứng đầu Nhà nước là An Dương Vương: Nắm giữ mọi quyền hành chính. Giúp việc cho vua có Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc hầu là tướng văn nhưng đồng thòi là tướng võ chỉ huy quân đội, trấn áp các địa phương không chịu thần phục. Lạc hầu thay vua quyết định công việc trong nước. Lạc tướng đứng đầu các bộ, cai quản một đơn vị hành chính ở địa phương. Lạc tướng phải thu nộp cống phẩm cho nhà vua, thường xuyên truyền mệnh lệnh từ trên xuống. 1
  2. Các chiềng, chạ vẫn do Bồ chính cai quản. Tuy nhiên quyền hành chính Nhà nước thời An Dương Vương đã cao hơn. Vua có nhiều quyền thế hơn trong việc cai trị nước. Vậy Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc có điểm gì giống nhau và khác nhau? Giống nhau: Tổ chức bộ máy Nhà nước Âu Lạc giống Văn Lang Khác nhau: - Thứ nhất: Người đúng đầu Nhà nước Văn Lang gọi là Hùng Vương Người đúng đầu Nhà nước Văn Lang gọi là An Dương Vương - Thứ hai: Quyền lực cảu vua thời Âu Lạc cao hơn Văn Lang Với tổ chức bộ máy Nhà nước như vậy thì đất nước ta thời Âu Lạc có gì thay đổi, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 2. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi Sau nhiều thế kỷ phát triển, đất nước thời Ấu Lạc có nhiều tiến bộ đáng kể. Trước hết về kinh tế: Trong nông nghiệp: lưỡi cày đồng được cải tiến và sử dụng phổ biến hơn. Lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ ngày càng nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển. Trong thủ công nghiệp: các nghề làm gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền đều phát triển. Nghè xây dựng, luyện kim đặc biệt phát trienr. Các loại vuc khí, công cụ bằng đồng, sắt được sản xuất ngày càng nhiều. Về xã hội: Dân số Âu Lạc ngày càng tăng, sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị vag nhân dân sâu sắc hơn. Để tăng cường phòng thủ, bảo vệ kinh đô Hoa Lư và đất nước, An Dương Vương đã xây thành Cổ Loa và xây dựng lực lượng quốc phòng Về thành Cổ Loa: An Dương Vương xây thành vào thế kỷ III - II TCN Về cấu trúc: Đây là một khu thành đất rộng, gồm 3 vòng khé kín có chu vi khoảng 10.000m, được xây dựng theo hình xoắn ốc nên gọi là Loa Thành hay Cổ Loa. Gọi 3 vòng thành theo thứ tự từ trong ra ngoài đó là Thành nội, Thành trung và Thành ngoại. Thành nội có hình chữ nhật, có chu vi 1.650m, cao 5m, mặt thành rộng 6- 12m, chân thành choải rộng 20 - 30m. Thành chỉ mở 1 cửa duy nhất ở phía Nam gọi là cuawr Nam, trông thẳng vào nới thánh triều của vua Thục ngày xưa nhằm kiểm soát chặt chẽ sự ra vào. 2
  3. Trong thành nội là khu nhà ở và nơi làm việc của An Dương Vương, Lạc hầu, Lạc tướng. Thành nội được coi là trung tâm phòng vệ có cấu trúc tương đối đặc biệt, ở trên 4 góc thành và rải rác trên 4 mặt thành, An Dương Vương cho đắp 18 u công sự - đó là những u đất được đắp cao và nhô ra khỏi thành từ 10 - 50m, làm cho thành nội trông tua tủa như lông nhím. Đó là những trạm gác tốt và có tầm quan sát rộng. Khi bị tấn công từ những ụ đất đó sẽ chia cắt quân địch, tùa các uuj đát địch sẽ bị dồn vào các góc thành và bị tấn công từ 3 phía. Tức là từ trên mặt thành đánh xuống và từ 2 u đất tạt sang. Như vậy mỗi góc thành nội trở thành góc chết của kẻ thù. Thành trung là một vòng thành khép kín, có chu vi 6.500m bao bọc ngoài thành nội, không có hình dáng cân xứng bởi vì lợi dụng đại hình tự nhiên để đỡ tốn công sức lao động. Mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành choãi rộng 20 - 30m. Thành trung An Dương Vương mở 5 cửa, trong đó cửa nam là cửa chung giữa thành trung và thành ngoại, cửa Đông, cửa Bắc, cửa Tây Nam ở đây có các xóm dân cư như xóm gà, xóm đồng, xóm hương Thành ngoiaj: ở ngoài cùng là đường cong khép kín, có chu vi 8.000m, cao trung bình 3 - 4m, chân rộng 12 - 20m. An Dương Vuoqng mở 4 cửa: cửa Nam chung thành trung, cửa Đông, cửa Bắc, cửa Tay Nam. Vậy cửa Đông của thành ngoại, cửa Đông của thành trung là 2 cửa đường thủy, còn các cửa khác cửa thành trung và thành ngoại An Dương Vương cho bối trí so le, chéo góc, bắt buộc khi đối phương từ bên ngoài đột nhập vào phải đi đường vòng, 2 bên có bố trí u mai phục. Vì vậy quân giặc khi vào đã khó, khi ra còn khó gấp trăm lần. Thành xây đến đâu, hào được đào đến đó tạo thành thế "thành cao - hào sâu". Mặt ngoài dốc đứng, mặt trong thoai thoải để bên ngoài đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Tyhanhf được xây bằng cách: dưới cùng là lớp tảng đá, trên được đắp bằng đất, ở giữa lớp đất xem kẽ lớp gốm vỡ nhằm chống sụt lở và xói mòn. Như vậy Cổ Loa là 1 công trình đồ sộ, phản ánh sự lao động sáng tạo của cha ông ta trong buổi ban đầu dựng nước. Thời đó chưa có gạch nung, để xây dựng một khu thành bằng đát là diều không dễ dàng. Quá trình tích lũy kinh nghiệm, cha ông ta đã đạt đến 1 tình độ kĩ thuật cao trong xây dựng, nhất là kĩ thuật gia cố nền móng vững chắc. Truyền thuyết kể lại rằng, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhiều lần nhưng đều bị đổ, sau đó Thần Kim Qui hiện lên bò xung quanh nhiều vòng dưới chân thành, An Dương Vương theo vết rùa bò mà xây, từ đó thành không đỗ nữa. 3
  4. Thành Cổ Loa không chỉ là kinh đô của 1 nước mà con là công trình phòng thủ quân sự rất độc đáo gọi là quân thành Âu Lạc. Cách xây dựng bố trí hào, đường đi lại chứng tỏ ông cha ta có tư duy quân sự cao, lực lượng thủy quân khá phát triển nên đã nhiều lần đẩy lùi cuộc xâm lược của Triệu Đà. Như vậy thành Cổ Loa là biểu tượng đáng tự hào cảu nền văn hóa Việt cổ. Nhân dân ta có câu ca dao như sau: Ai về qua huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh, Loa thành Thục Vương Cổ loa thành ốc khác thường Trải bao năm tháng dấu thành còn đây Về lực lượng quốc phòng: gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí bằng đồng, đặc biệt là nỏ. Vậy nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc có điểm giống nhau và khác nhau: Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Giống nhau Về tổ chức bộ máy nhà nước Khác Nơi đóng ở vùng trung du (Bạch Hạc - ở vùng đồng bằng (Cổ Loa - nhau đô Việt Trì - Phú Thọ) Đông Anh - Hà Nội) Lực lượng Chưa có quân đội Có quân đội: Bộ binh, thủy quốc binh phòng Công trình Không có Thành Cổ Loa: Vừa là kinh quân sự đô, vừa là trung tâm chính sự, kinh tế, vừa là công trình quân sự, bảo vệ an ninh quốc gia Quyền lực Vua giữ mọi quyền hành Vua có quyền thế hơn, tập của vua trong nước trung mọi quyền lực Tuy nhiên thành tựu như vậy nhưng Âu lạc tồn tại được một thời gian rooid sụp đổ. Vậy nước Âu lạc sụp đỏ trong hoàn cảnh như thế nào, chúng ta tìm hiểu phần 4. 4. Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh như thế nào? Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà. 4
  5. Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía Bắc Âu Lạc (tương ứng tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay). Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, nhà Tần suy yếu. Nhân lúc đó, Triệu Đà đã cắt đất 3 quận lập thành nước Nam Việt Nam, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Năm 181 - 180, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc Trước sự xâm lược của Triệu Đà, quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt (nỏ, Liên Châu, nỏ Thần) và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại các cuộc tấn công của Triệu Đà giữ vững độc lập). Qua truyện Mị Châu - Trọng Thủy chúng ta thấy: Sau nhiều lần đánh không được nước ta, Triệu Đà dùng mưu kế: giả vờ hòa hiếu, xin con trai của mình là Trọng Thủy kết duyên cùng với con gái An Dương Vương là Mị Châu và ở lại làm rể để dò la bí mật quân sự của người Âu Lạc, tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta. Trọng Thủy dò la bí mật quân sự thì Mị Châu kể chuyện về nỏ Liên Châu cho Trọng Thủy xem và bày cách sử dụng. Trọng Thủy ngấm ngầm làm 1 cái nỏ giả, giống hệt rồi đánh tráo lấy nỏ thật. Trọng Thủy xin phép An Dương Vương về thăm nhà. Còn về An Dương Vương ỷ có thành Cổ Loa và nỏ thần nên càng chểnh mảng việc triều đình, không lo bố phòng, luyện tập quân sĩ. Khi Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy, tướng Cao Lỗ đã hết sức can giám nhưng An Dương Vương không nghe, còn bãi chức của Cao Lỗ, đuổi ông về quê. Năm 179 TCN sau khi thực hiện được âm mưu của mình, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. Khi nghe tin Triệu Đà đánh xong, An Dương Vương cười lớn và ung dung uống rượu, đánh cờ. Khi giặc đến chân thành mới sai lấy nỏ Liên Châu ra bắn nhưng nỏ thần đã mất hiệu nghiệm. Quân giặc tràn vào thành, không gì ngăn cản được. An Dương Vương nhảy lên ngựa đưa Mị Châu chạy trốn vào Nghệ An. Trước mặt An Dương Vương là biển, quân giặc đuổi theo sau. Bỗng thần Kim Quy hiện ra nói "Giặc ở sau lưng nhà vua đó". An Dương Vương rút gươm chém chết Mĩ Châu và nhảy xuống biển tự vẫn. Hiện nay ở Diễn Châu - Nghệ An nhân dân ta lập đền thờ An Dương Vương và Mị Châu. Vậy tại sao nước Âu Lạc bị thất bại nhanh chóng như vậy? - Thứ nhất do kẻ thù quá nham hiểm, dùng nhiều thủ đoạn 5
  6. - Thứ hai do An Dương Vương sớm thỏa mãn với thành tích ban đầu nên không quan tâm đến việc triều chính, rèn luyện quân sĩ, chỉ lo ăn chơi. - Thứ ba do An Dương Vương không nghe lời can giám của Trung thần. - Thứ tư do An Dương Vương chủ quan, quá tin vào lực lượng của mình (Thành Cổ Loa, nỏ thần), mất cảnh giác nên mắc mưu kẻ thù, nội bộ bị chia rẽ, mất bí mật quân sự. Những sai lầm đó của An Dương Vương đã để nước ta rơi vào sách đô hộ của Triệu Đà. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu. Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho chúng ta nhiều bài học vô cùng quý giá: - Thứ nhất dựng nước phải đi đôi với giữ nước - Thứ hai phải luôn đề cao cảnh giác đối với kẻ thù, giữ bí mật quốc gia - Thứ ba phải chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt, phải giữ được khối đoàn kết, thống nhất. Đây là bài học lớn về chống ngoại xâm, trong lịch sử dân tộc, bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước. Tuy để nước ta rơi vào tay nhà Triệu nhưng An Dương Vương có công lớn trong lịch sử dân tộc nên nhân dân ta biết ơn và lập đền thờ An Dương Vương ở cổ Loa, Diễn Châu, Nghệ An. Hàng năm tổ chức lễ hội Cổ Loa từ mồng 6 đến 16 tháng giêng. 6