Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Văn bản 2: Mây và sóng - Phạm Thị Ngọc Điệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Văn bản 2: Mây và sóng - Phạm Thị Ngọc Điệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_7_gia_dinh_yeu_th.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 7: Gia đình yêu thương - Văn bản 2: Mây và sóng - Phạm Thị Ngọc Điệp
- GV: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP
- TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Tagore 1861 - 1941
- I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả
- I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Tagore (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. - Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được giải thưởng Nobel văn học với tập “Thơ Dâng” 1913. - Thơ Tagore thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình thắm thiết, thâm trầm triết lý.
- I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Rabindranath Tagore 2. Tác phẩm a. Đọc – tìm hiểu chú thích Mây và sóng
- CLOUDS AND WAVES MOTHER, the folk who live up in the clouds call out to me "We play from the time we wake till the day ends. We play with the golden dawn, we play with the silver moon. I ask, "But, how am I to get up to you?" They answer, "Come to the edge of the earth, lift up your hands to the sky, and you will be taken up into the clouds." "My mother is waiting for me at home," I say. "How can I leave her and come?" Then they smile and float away. But I know a nicer game than that, mother. I shall be the cloud and you the moon. I shall cover you with both my hands, and our house-top will be the blue sky. The folk who live in the waves call out to me "We sing from morning till night; on and on we travel and know not where we pass." I ask, "But, how am I to join you?" They tell me, "Come to the edge of the shore and stand with your eyes tight shut, and you will be carried out upon the waves." I say, "My mother always wants me at home in the evening how can I leave her and go?" Then they smile, dance and pass by. But I know a better game than that. I will be the waves and you will be a strange shore. I shall roll on and on and on, and break upon your lap with laughter. And no one in the world will know where we both are.
- Phiếu học tập số 1 Thời gian: 5 phút Câu hỏi: 1. Chỉ ra xuất xứ của bài thơ. 2. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết “Mây và sóng” là một bài thơ? Xác định thể thơ. 3. Xác định nhân vật trữ tình. 4. Xác định bố cục bài thơ. Các phần của bài thơ có gì giống và khác nhau? (Về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ). Nêu tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
- - XUẤT XỨ CỦA BÀI THƠ + In trong tập “Si-su” (tiếng Ben-gan), 1909. + In trong tập “Trăng non” (chính Tagore dịch sang tiếng Anh), 1915.
- 2. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết “Mây và sóng” là một bài thơ? Xác định thể thơ? - Những dấu hiệu giúp em nhận ra đây là một bài thơ là: • Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng. • Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép. • Bài thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật nhưng người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ. - Thể thơ: thơ văn xuôi. + Câu thơ dài, ngắn không đều. + Không đòi hỏi hiệp vần. + Vẫn có nhạc điệu.
- 4. Xác định bố cục bài thơ, Các phần đó có gì giống và khác nhau? (Về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, cách tổ chức khổ thơ). Nêu tác dụng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. - Bố cục: Lời em bé có thể chia làm hai phần + Phần 1: từ đầu đến “trời xanh thẳm” → Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trên mây. + Phần 2: còn lại → Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trong sóng. - Giống: số dòng thơ, sự lặp lại của một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh. - Khác: lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau để diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé. - Tác dụng: thể hiện tình yêu mẹ của em bé trọn vẹn, sâu sắc, trào dâng, mãnh liệt.
- BỐ CỤC Lời thơ: Em bé → mẹ Mẹ ơi → xanh thẳm Trong sóng → chốn nao 9 câu 10 câu Lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng CẤU Lời từ chối của em bé TRÚC Trò chơi sáng tạo của em bé
- 2. Tác phẩm I. TÌM HIỂU CHUNG a) Đọc và tìm hiểu chú thích b) Tìm hiểu chung - Xuất xứ: + In trong tập “Si-su” (tiếng Ben-gan), 1909. + In trong tập “Trăng non” (chính Tagore dịch sang tiếng Anh), 1915. - Thể thơ: thơ văn xuôi, vẫn có nhạc điệu. - Nhân vật trữ tình: em bé. - Bố cục: Lời em bé có thể chia làm hai phần + Phần 1: từ đầu đến “trời xanh thẳm” → Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trên mây. + Phần 2: còn lại → Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trong sóng. - Tác dụng: thể hiện tình yêu mẹ của em bé trọn vẹn, sâu sắc, trào dâng, mãnh liệt.
- II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1.Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng. Phiếu học tập số 2 Thời gian: 4 phút Vòng 1: Nhóm chuyên gia Mỗi dãy bàn hàng dọc là 1 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm một nhiệm vụ: + Nhóm I: 1. Những người sống trên mây, trong sóng nói với em bé những điều gì? + Nhóm II: 2. Em sẽ được chơi cùng ai? Hình thức, cách chơi như thế nào? + Nhóm III: 3. Để đến với họ, bé sẽ làm như thế nào? + Nhóm IV: 4. Em có nhận xét gì về cách đến và cách hoà nhập mà họ đã vẽ ra?
- LỜI MỜI GỌI CỦA NHỮNG NGƯỜI TRÊN MÂY, TRONG SÓNG Thế giới của họ Cách đến thế giới của họ chơi nơi tận cùng trái đất thức dậy – chiều tà đưa tay lên trời bình minh vàng nhấc bổng vầng trăng bạc ca hát, ngao du rìa biển cả sáng sớm – hoàng hôn nhắm nghiền mắt lại nơi này – nơi nọ nâng đi Sức hấp dẫn của thế giới kì diệu
- I. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Lời mời gọi của những người sống trên mây và trong sóng. Những người trên mây, trong sóng đều nói với em bé hai lượt - cũng là nội dung mời gọi. - Thế giới của họ (sắc màu, âm thanh, không gian, thời gian): + chơi, thức dậy - chiều tà, bình minh vàng - vầng trăng bạc + ca hát, ngao du, sáng sớm - hoàng hôn, nơi này - nơi nọ - Cách đến thế giới đó (dễ dàng, thú vị): + đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, được nhấc bổng + đến ra rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, được nâng đi Sức hấp dẫn của thế giới kì diệu. Nghệ thuật: nhân hóa, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.
- II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1.Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng. Phiếu học tập số 3 Thời gian: 5 phút Các nhóm mới được hình thành bằng cách sát nhập thành viên của 4 nhóm theo dãy bàn hàng ngang. Cứ 1 dãy bàn hàng ngang là một nhóm và giao nhiệm vụ mới. Phát phiếu học tập số 3 Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 1. Em thấy thế giới của họ vẽ ra như thế nào? 2. Nếu em được rủ đi chơi đến nơi kì diệu, hấp dẫn đó, em có đi không? Tại sao?
- 2. LỜI ĐÁP CỦA EM BÉ Hỏi Từ chối làm thế nào ? Mẹ mình đang đợi ở nhà. Làm sao có thể rời mẹ mà đến được làm thế nào Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở ? nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được? Ham vui, khát khao khám phá Hiểu lòng mẹ, yêu mẹ Sự níu giữ của tình mẫu tử
- II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 2. Lời từ chối của em bé Em bé đáp lại hai lượt, với trình tự giống nhau: + Hỏi: làm thế nào lên đó? + Từ chối: . mẹ muốn, (buổi chiều) mẹ đợi . làm sao có thể rời mẹ ? - Lí do: + Hỏi cách lên thế giới đó: tâm lí trẻ thơ tò mò, ham vui, thích những điều mới lạ khát khao tìm hiểu, khám phá. + Từ chối dứt khoát: tình yêu mẹ lớn hơn tất cả. Tình mẫu tử giúp em kiểm soát xúc cảm, kiểm soát khát vọng, biết suy nghĩ và lựa chọn. - Những người trên mây trong sóng “mỉm cười”: họ trân trọng tấm lòng em bé dành cho mẹ; họ biết trước câu trả lời vì tình mẫu tử là chân lí trên mặt đất này,
- II. TÌM HIỂU CHI TIẾT Phiếu học tập số 4 Thời gian: 5 phút 1. Em bé đã sáng tạo ra trò chơi như thế nào? 2. Trò chơi của em bé có gì giống và khác so với cuộc vui chơi của những người “trên mây”, “trong sóng”? 3. Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đinh? 4. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho em suy ngẫm thêm về những điều gì?
- TRÒ CHƠI EM BÉ SÁNG TẠO ôm lấy mẹ Lăn, lăn, lăn mãi Cười vang, vỡ tan vào lòng mẹ Niềm hạnh phúc tuyệt vời trong thế giới của tình mẫu tử.
- II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 3. Trò chơi em bé sáng tạo - Trò chơi ("sắm vai"): + con - mây, mẹ - trăng; ôm lấy mẹ + con - sóng, mẹ - bến bờ kì lạ; lăn, lăn, lăn mãi, cười vang, vỡ tan vào lòng mẹ - Thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ. Hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho sự vĩ đại và bất diệt của tình mẫu tử. Niềm hạnh phúc tuyệt vời trong thế giới của tình mẫu tử. - Triết lí sâu xa: + Tình mẫu tử là thiêng liêng, bền chặt. + Hạnh phúc không phải điều xa xôi, bí ẩn, do ai ban phát mà ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng. + Tình yêu là cội nguồn của sáng tạo. + Con người phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên.
- III. TỔNG KẾT Phiếu học tập số 5 Thời gian: 5 phút 1. Những điều gì đã làm nên giá trị và sức sống của tác phẩm? 2. Hãy nhận xét về cách tác giả sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ. 3. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?
- III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Giọng điệu thơ trong trẻo hồn nhiên. - Thể thơ văn xuôi. - Đối thoại lồng trong đối thoại. - Cấu trúc lời thơ độc đáo. - Hình ảnh so sánh mang ý nghĩa tượng trưng. 2. Nội dung - Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. - Triết lí sâu xa.
- MÂY VÀ SÓNG
- LUYỆN TẬP Phiếu học tập số 5 Thời gian: 5 phút 1. Điền các thông tin phù hợp vào bảng sau và trao đổi cùng bạn bè. 2. Hãy phác họa (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẽ với các bạn.
- VẬN DỤNG Câu hỏi Câu 1. Sau khi học bài thơ, điều đầu tiên em muốn nói với bản thân và với bố mẹ mình là gì? Câu 2. Cho câu hỏi sau: Theo bạn, biểu hiện của một người con ngoan, biết yêu thương cha mẹ là gì?
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS đọc lại bài thơ, xem lại nội dung bài học. - Xem trước phần Đọc kết nối chủ điểm “Chị sẽ gọi em bằng tên”(SGK Ngữ văn 6, tập 2, Tr.35) - Chuẩn bị bài dựa vào câu hỏi phần suy ngẫm và phản hồi.