Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Đọc và phân tích văn bản mẫu

ppt 19 trang thuynga 26/08/2022 27301
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Đọc và phân tích văn bản mẫu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_bai_8_nhung_goc_nhin.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Đọc và phân tích văn bản mẫu

  1. BỐ CỤC VĂN BẢN “HỌC THẦY HỌC BẠN” Bố cục Đặc điểm Văn bản Học thầy học bạn Mở bài Giới thiệu hiện tượng người viết Đoạn 1 quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy Thân bài Đưa ra ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí Đoạn 2,3,4 giải cho ý kiến của người viết Các lí lẽ sắp xếp theo trình tự hợp lí. Mặt khác Người viết sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý. Người viết đưa ra được bằng chứng Câu chuyện về thời thuyết phục để củng cố cho lí lẽ tuổi trẻ của Lê-ô-na- rơ-đô Đa Vin-chi Kết bài Khẳng định lại vấn đề và đưa ra Đoạn 5 những đề xuất của người viết.
  2. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên HS: . Kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống: - Thuộc thể loại: . - Yêu cầu:
  3. TRI THỨC VỀ KIỂU VĂN BẢN - Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống thuộc thể nghị luận. Trong đó người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng trong đời sống. - Yêu cầu đối với kiểu bài: + Trình bày rõ ràng ý kiến về hiện tượng cần bàn luận. + Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến. + Bố cục đảm bảo ba phần: Mở bài: giới thiệu hiện tượng quan tâm và thể hiện ý kiến của người viết về hiện tượng ấy. Thân bài: đưa ra được ít nhất hai lí lẽ để lí giải cho ý kiến của người viết và đưa ra bằng chứng thuyết phục để làm sang tỏ lí lẽ. Kết bài: khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.
  4. ĐỌC & PHÂN TÍCH VĂN BẢN MẪU Nhóm 1: câu 1,3 (sgk) Câu 1: Theo em tác giả viết bài này nhằm mục đích gì? Câu 3: Chức năng của đoạn mở bài trong bài văn trên là gì? Nhóm 2: Câu 2: Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến. Nhóm 3: Câu 4: Đề xuất của người viết trong phần kết bài là gì? Theo em đề xuất ấy có hợp lí không? Vì sao? Nhóm 4: Câu 5: Từ bài viết trên em rút ra được bài học gì về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống?
  5. ĐỌC & PHÂN TÍCH VĂN BẢN MẪU Câu 1: Theo em tác giả viết bài này nhằm mục đích gì? -> Nêu ra tầm quan trọng của bữa cơm gia đình trong cuộc sống của chúng ta. Câu 3: Chức năng của đoạn mở bài trong bài văn trên là gì? -> giúp người viết nêu ra được vấn đề và thể hiện rõ ý kiến về bữa cơm gia đình.
  6. ĐỌC & PHÂN TÍCH VĂN BẢN MẪU Câu 2: Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến. - Ý kiến: nên duy trì bữa cơm gia đình. - Lí lẽ 1: Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Lí lẽ 2: Bữa cơm gia đình là khoảng hơn. - Bằng chứng: Một nghiên cứu ở Mỹ .
  7. ĐỌC & PHÂN TÍCH VĂN BẢN MẪU Câu 4: Đề xuất của người viết trong phần kết bài là gì? Theo em đề xuất ấy có hợp lí không? Vì sao? - Cần giữ gìn bữa cơm gia đình - Mỗi thành viên trong gia đình cần góp sức - > đề xuất rất hợp lí. Vì sẽ giúp các thành viên thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, gđ sẽ hạnh phúc hơn.
  8. ĐỌC & PHÂN TÍCH VĂN BẢN MẪU Câu 5: Từ bài viết trên em rút ra được bài học gì về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống? Khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh cho lí lẽ của mình. Trình bày bố cục rõ ràng, hợp lí.
  9. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC Đề : Hãy viết bài văn ( khoảng 400 chữ ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
  10. Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT a) Lựa chọn đề tài Nhóm1: Tìm các hiện tượng đáng quan tâm trong gia đình (ghi vào giấy ghi chú). Nhóm 2: Tìm các hiện tượng đáng quan tâm trong nhà trường. Nhóm 3: Tìm các hiện tượng đáng quan tâm ngoài xã hội. (Thời gian thực hiện 3 phút)
  11. Bước 2: TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý a) Tìm ý: dựa theo sơ đồ sau: Ý kiến 1 Ý kiến 2 Hiện tượng Ý kiến 4 Ý kiến 3
  12. Bước 2: TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý c) Lập dàn ý PHIẾU HỌC TẬP: Mở bài - Hiện tượng tôi quan tâm: - Ý kiến của tôi về hiện tượng: . Thân bài - Lí lẽ 1: - Bằng chứng 1: - Lí lẽ 2: - Bằng chứng 2: - Trao đổi với ý kiến trái chiều (nếu có): . Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: - Giải pháp của tôi:
  13. Bước 3: VIẾT BÀI Viết theo dàn ý đoạn mở bài: Hiện nay, học đối phó đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trong giới học sinh. Phải chăng đó là một trong những lí do làm cho chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông đang đi xuống? Cho nên chúng ta không nên học đối phó.
  14. Bước 3: VIẾT BÀI Viết theo dàn ý đoạn kết bài: Do đó, học đối phó là một điều không nên và không tốt cho tương lai của cá nhân người học cũng như của đất nước. Mỗi học sinh chúng ta cần tự giác học tập chăm chỉ, tìm phương pháp học hiệu quả, xác định mục đích học đúng đắn thì mới trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
  15. Bước 4: XEM LẠI VÀ CHỈNH SỬA, RÚT KINH NGHIỆM BẢNG KIỂM Các phần Nội dung kiểm tra Đạt của bài viết /chưa đạt. Mở bài Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận. Thân bài Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng Trình bày được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến. Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ. Đã sắp xếp lí lẽ bằng chứng theo một trình tự hợp lí. Kết bài Khẳng định lại ý kiến của mình Đề xuất được những giải pháp.