Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9, Tiết 33+34: Làm một bài thơ lục bát

pptx 24 trang thanhhuong 18/10/2022 13202
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9, Tiết 33+34: Làm một bài thơ lục bát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_tuan_9_tiet_3334_lam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 9, Tiết 33+34: Làm một bài thơ lục bát

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGỮ VĂN 6 GV: TRƯƠNG HOÀNG ANH
  2. Mỗi chúng ta, ai cũng có kỉ niệm, cảm xúc ấn tượng về sự vật, hiện tượng xung quanh. Và thật thú vị nếu những kỉ niệm, cảm xúc ấn tượng ấy được thể hiện mượt mà trong thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát. Tuy rằng sáng tác một bài thơ không phải là điều dễ dàng. Nhưng việc thử sức sáng tác để xuất hiện một bài thơ thì quả thật là một điều kì diệu. Vậy làm thơ lục bát như thế nào cho hay, ấn tượng, lôi cuốn người đọc?
  3. Tuần 9 – Tiết 33+34 LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
  4. I. TRI THỨC VỀ THƠ LỤC BÁT 1. Về đặc điểm thể loại Thơ lục bát yêu cầu người viết tuân thủ qui định về số chữ, vần nhịp, thanh điệu, thật chặt chẽ.
  5. 2. Về nội dung Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị, về cuộc sống. 3. Về nghệ thuật - Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm. - Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu, khá chặt chẽ.
  6. II. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN Chăn trâu đốt lửa Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. (Đồng Đức Bốn)
  7. 1. Về đặc điểm thể loại a. Số tiếng, số dòng: Bài thơ có bốn dòng, hai dòng lục (sáu tiếng) và hai dòng bát (tám tiếng). ? Xác định số tiếng, số b. Cách ngắt nhịp: dòng và cách ngắt nhịp Chăn trâu /đốt lửacủa/ trêncác đồngcâu thơ? Rạ rơm thì ít /gió đông thì nhiều Mải mê /đuổi một/ con diều Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro. Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.
  8. c. Cách gieo vần Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng ? Nhận xét về cách gieo Lục B B T T vần Bvà sựBphối V hợp Bát T B B thanhT điệuT củaB V cácBtiếng B V Lục T B T T trongB bàiB V thơ ? Bát T B T T T B V B B V => Tiếng thứ sáu của dòng lục thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng bát thứ nhất: “đồng - đông"; tiếng thứ tám của dòng bát thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai: "nhiều - diều - chiều". Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành bằng thanh trắc trong bài thơ.
  9. 2. Nội dung Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai, qua cách đếm cái vốn dĩ khó có thể đếm được như “gió đông", qua khoảnh khắc ? Nêu nội dung của hoàng hôn đang đến, bài thơ?
  10. 3. Nghệ thuật - Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được ?thể Cảnhhiệnsắcbằngthiên mộtnhiênvàivà hoạtchi tiết, một vài nét tiêu biểu: “chănđộngtrâucủa, thảcondiều người, nướngtrong khoai” đến những nét tiêu biểubài thơnhưđược“giómiêuđôngtả”chi hay tiết khoảnh, khắc “hoàng hôn đến”.rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể - Việc sử dụng các chihiện tiếtbằngchấmmộtphávài, tiêuchi tiếtbiểu, cùng ngôn từ giản dị nhưngmộtgiàuvàisứcnét gợitiêu biểuđã tạo? Việcnên bức thể hiện như thế có tác dụng tranh đồng quê thanh bình, yên ả.gì?
  11. Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể?về Cảmbuổixúcchiềucủa tácchăn trâu, thả diều, nước khoai, giảcảmtrongnhậnbàiấythơcòn được thể hiện qua cảm nhậnđượcvềthể“gióhiệnđôngtrực”, về khoảnh khắc hoàngtiếphônhayđang gián tiếpdần, thông qua những buông. Tất cả đã hoàhìnhquyệnảnh nàođể ?cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.
  12. Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu: + Bài thơ lục bát phải có các câu lục và câu bát xen kẽ ? Từ việc tìm hiểu bài + Tiếng thứ sáu củathơcâutrênlục, emthứhọcnhất hiệp vần với tiếng thứ sáu củađượccâuđiềubátgìthứvề nhất. Tiếng thứ tám của câucáchbátlàmthứthơnhấtlụchiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lụcbátthứ? hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.
  13. III. HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH VIẾT Đề bài: Em hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự vật mà em từng được chứng kiến.
  14. Bước 1: Xác định đề tài - Đó là cảm xúc, suy tư về những cái đã nhìn thấy, cảm nhận hoặc tưởng tượng. - Cần chọn đề tài mà mình thật sự yêu thích và có nhiều cảm xúc.
  15. Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ - Là những gì để lại cho em cảm xúc sâu sắc - Phát triển ý tưởng: Liệt kê tất cả các hình dung, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng về đề tài em định viết.
  16. Bước 3: Làm thơ lục bát - Lần lượt thể hiện các cảm xúc, ý tưởng thành thơ. - Lần lượt điền các tiếng của từng dòng thơ vào các ô theo bảng dưới đây: Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng Lục B T B V Bát B T B V B V Lục B T B V Bát B T B V B V
  17. Ví dụ - tham khảo Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8 Dòng Lục B T B V Thu tàn trời đã sang đông Bát B T B V B V Bồi hồi tấm dạ nhớ mong cô thầy Lục B T B V Người trao ước vọng hôm nay Bát B T B V B V Chắp thêm đôi cánh em bay vào đời
  18. Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ Chỉnh sửa lỗi chính tả (nếu có) và trình bày, diễn đạt.
  19. BẢNG KIỂM HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG BÀI THƠ LỤC BÁT Phương Nội dung kiểm tra Đạt/Chưa diện đạt Bài thơ gồm các dòng lục (sáu tiếng) và dòng bát (tám tiếng) xen kẽ. Các dòng thơ chủ yếu được ngắt nhịp chẵn. Cách hiệp vần: Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó. Hình Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: So sánh, thức nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói. Các hình ảnh sống động, thú vị. Nội dung Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống.
  20. • Bước 1: Xác định đề tài. • Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ. • Bước 3: Làm thơ lục bát. • Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ.
  21. - Trước hết các em cần hình dung, liên tưởng về đề tài em định viết. - Bắt đầu viết dòng lục đầu tiên về hình ảnh gợi ấn tượng sâu đậm nhất trong cảm xúc, suy nghĩ của em. - Viết những cặp lục bát tiếp theo. - Có thể kết thúc bài thơ khi em đã bộc lộ được ý tưởng một cách tương đối trọn vẹn. - Đọc to thành tiếng để bản thân cảm nhận rõ hơn về vần, nhịp và từ ngữ, hình ảnh trong các dòng thơ. - Sau đó chỉnh sửa để đảm bảo số tiếng, vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát. Tập sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, dùng từ láy, tính từ đẹp, ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm. - Sau khi em đã hoàn thành, hãy tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ. - Chỉnh sửa lỗi chính tả (nếu có) và trình bày, diễn đạt.
  22. IV. THỰC HÀNH VIẾT Đề bài: Em hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự vật mà em từng được chứng kiến
  23. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Soạn bài “Viết đoạn Làm một bài thơ văn ghi lại lục bát. cảm xúc về một bài thơ lục bát”.