Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 64+65+66: Ôn tập giữa học kì II

pptx 32 trang Minh Tâm 28/12/2024 960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 64+65+66: Ôn tập giữa học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_646566_on_tap_giua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 64+65+66: Ôn tập giữa học kì II

  1. TIẾT 64,65,66: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
  2. I. LÝ THUYẾT
  3. 1. Truyện truyền thuyết * Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.
  4. * Thế giới nghệ thuật của truyền thuyết: - Chủ đề: cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. - Thời gian: theo mạch tuyến tính. Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục. - Nhân vật chính: là những người anh hùng.
  5. - Lời kể: cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện. - Yếu tố kì ảo (lạ, không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ.
  6. 2. Truyện cổ tích *Khái niệm: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.
  7. * Đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích - Chủ đề: Kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ. - Nhân vật: Đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).
  8. 3. Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện -Văn bản thông tin: là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin. -Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện: để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. -Diễn biến của các sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.
  9. 4. Từ và cụm từ - Cụm tính từ, Cụm động từ, Cụm danh từ
  10. 5. Từ Hán Việt - Từ Hán Việt: có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng được đọc, được hiểu, được cấu tạo theo cách riêng của người Việt. - Yếu tố Hán Việt: có nguồn gốc từ tiếng Hán, đọc theo cách của người Việt, là chất liệu để tạo nên từ Hán Việt.
  11. 6. Dấu chấm phẩy - Công dụng: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. 7. Thành ngữ - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  12. 8. Biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng. - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ - (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
  13. II. LUYỆN TẬP
  14. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. “ Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Quả nhiên cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô ngắt bông hoa, tay nâng niu với tất cả tấm lòng tha thiết, cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô: – Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm. Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn rồi hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư? ”
  15. Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói: – Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy! Từ đó hằng năm, về mua thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp. Đó chính là “bông hoa cúc trắng” (Trích “Sự tích Hoa cúc trắng” - Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản)
  16. Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ 1 B.Ngôi thứ 2 C.Ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ 1 và thứ 3 Câu 2.Trong đoạn trích trên cô bé có tâm trạng gì khi mẹ ốm? A. Lo lắng B. Vui sướng C. Đau khổ D. Hồi hộp Câu 3. Theo em, vì sao cô bé đã tước mỗi cành hoa ra thành nhiều sợi? A. Câu nói của cụ già tóc bạc. B. Mong mẹ sống lâu hơn C. Thương và kính trọng mẹ. D. Hoa có ít cánh Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô”? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ
  17. Câu 5: Khi cầm bông hoa cúc trên tay cô bé đã nghe tiếng cụ già tóc bạc ban khuyên nhủ điều gì? A. Phải đặc biệt quan tâm đến mẹ B. Luôn lo lắng cho chặng đường sắp tới C. Hãy yên tâm thì mẹ cô sẽ sống thêm D. Không cần suy nghĩ về mọi chuyện Câu 6. Văn bản “Sự tích Hoa cúc trắng” bông hoa cúc biểu tượng cho điều gì? A. Biểu tượng của sự sống B. Biểu tượng của cái chết C. Biểu tượng của thất bại D. Biểu tượng của thành công Câu 7. Trong chương trình Ngữ văn 6 - Tập hai, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có văn bản nào cùng thể loại với đoạn trích trên? A. Ông lão đánh cá và con cá vàng B. Cây khế C. Cây tre trăm đốt D. Cây bút thần.
  18. Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Sự tích Hoa cúc trắng”? A. Ca ngợi lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ. B. Con cái cần phải biết yêu quý, sống trọn đạo hiếu làm con. C. Niềm hi vọng và ước mơ, chữa được bệnh cho mẹ. D. Ca ngợi tình mẹ con. Câu 9. Đọc lại câu nói của cụ già “Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!” và thực hiện yêu cầu sau: 1. Xác định cụm danh từ trong câu: “Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!” 2. Giải nghĩa từ “hiếu thảo” Câu 10. Viết một đoạn văn ngắn từ 3 - 5 câu, nêu thông điệp mà tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta qua đoạn trích trên.
  19. Đề bài 1: Thuyết minh về một sự kiện văn hóa mà em nhớ nhất? Bài tập 2: Đóng vai nhân vật người anh kể lại truyện cổ tích “Cây khế”?
  20. 1. Nói và nghe: Kể lại một truyện truyền thuyết a.Chuẩn bị bài nói * Xác định mục đích nói và người nghe -Mục đích: Kể lại 1 truyền thuyết, giúp người nghe hiểu được cốt truyện và ý nghĩa của truyện. -Người nghe: Thầy cô, bạn bè, người thân những người quan tâm đến truyền thuyết em kể.
  21. * Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện -Lựa chọn đề tài, nội dung nói: Lựa chọn câu chuyện truyền thuyết định kể (ngôi kể thứ ba). -Tìm ý, lập ý cho bài nói: Sau khi lựa chọn được câu chuyện định kể, liệt kê các sự việc, chi tiết tiêu biểu -Chỉnh sửa bài nói: HS chỉnh sửa lại thứ tự các chi tiết trong phần dàn ý cho hợp lí để bài nói đạt hiệu quả.
  22. *Dàn ý bài nói: - Mở bài: +Nêu lí do, mục đích của bài nói. +GT câu chuyện định kể. - Thân bài: +Kể diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự: Có mở đầu, diễn biến và kết thúc. - Kết bài: +Nêu ý nghĩa của câu chuyện +Cảm nghĩ của mình khi thực hiện bài nói. -Tập luyện
  23. 2. Nói và nghe: Kể lại một truyện cố tích bằng lời của một nhân vật a.Chuẩn bị bài nói * Xác định mục đích nói và người nghe -Mục đích: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật, giúp người nghe hiểu được cốt truyện và nhân vật mà em đóng vai -Người nghe: Thầy cô, bạn bè, người thân những người quan tâm đến câu chuyện em kể.
  24. * Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện -Lựa chọn đề tài, nội dung nói: Lựa chọn câu chuyện cổ tích định kể (ngôi kể thứ nhất). -Tìm ý, lập ý cho bài nói: Sau khi lựa chọn được câu chuyện định kể, liệt kê các sự việc, chi tiết tiêu biểu. -Chỉnh sửa bài nói: HS chỉnh sửa lại thứ tự các chi tiết trong phần dàn ý cho hợp lí để bài nói đạt hiệu quả.
  25. Bài tập 1: Em hãy chọn kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích? Bài tập 2: Đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em ấn tượng nhất?