Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 4: Thực hành Tiếng Việt

pptx 15 trang thanhhuong 10360
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 4: Thực hành Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet_4_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 4: Thực hành Tiếng Việt

  1. NỘI QUY LỚP HỌC 1. Học sinh vào học đúng giờ 2. Trong quá trình học tất cả học sinh tắt mic. Khi GV gọi trả lời HS mở mic, trả lời xong thì tắt mic. 3. Học sinh bật camera trong suốt quá trình học (Không sử dụng hình đại diện) 4. Tuyệt đối không chat với nhau trong quá trình học. Nếu có ý kiến gì với GV thì dùng biểu tượng giơ tay, GV cho phép thì trả lời. 5. Cuối buổi học, HS chụp ảnh bài viết gửi vào zalo GV theo số đt 0854897868 CHÚC BUỔI HỌC CỦA CÔ TRÒ TA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP !
  2. TIẾT 4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
  3. 1.Từ đơn và từ phức Đọc đoạn văn sau: Đôi cánh tôi, trước khia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tân chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưu nhìn.
  4. ? Hãy kẻ bảng và điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô phù hợp? Từ phức Từ đơn Từ ghép Từ láy
  5. ? Hãy kẻ bảng và điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô phù hợp? Từ phức Từ đơn Từ ghép Từ láy - Tôi, - Bóng mỡ - Hủn hoẳn - nghe, - ưa nhìn - phành phạch, - người - giòn giã, - rung rinh
  6. * Ghi nhớ: - Từ đơn do một tiếng có nghĩa tạo thành. - Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành. Từ phức được phân làm hai loại (từ ghép và từ láy). + Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. + Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm.
  7. Bài tập 2 - Từ láy mô phỏng âm thanh: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng Bài tập 3: Các từ láy: - “phanh phách, ngoàm ngoạp”: miêu tả hành động của Dế Mèn, qua đó lột tả dáng vẻ khoẻ mạnh, hùng dũng của chú. - “dún dẩy”: miêu tả dáng đi của Dế Mèn, qua đó giúp người đọc thấy được tính cách kiêu ngạo của chú. => Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, mạnh mẽ khiến cho hình ảnh Dế Mèn hiện lên một cách sinh động
  8. 2.Nghĩa của từ ngữ Bài tập 4. Giải nghĩa các từ sau: - Nghèo: - Nghèo sức - Mưa dầm sùi sụt: - Điệu hát mưa dầm sùi sụt
  9. 2.Nghĩa của từ ngữ Bài tập. Giải nghĩa các từ sau: - Nghèo: không có hoặc có rất ít về vật chất (VD: Nhà nó rất nghèo.) - Nghèo sức: khả năng hoạt động, làm việc hạn chế. - Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt. - Điệu hát mưa dần sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.
  10. GHI NHỚ Nghĩa của từ làNghĩanộicủadungtừ là(sựgì?vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, .) mà từ biểu thị.
  11. 3. Biện pháp tu từ Bài tập 6. Tìm một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
  12. Bài tập 6 - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. → Nhấn mạnh Dế Mèn đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, đầy sức sống, khoẻ mạnh. - Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. → Cho thấy sự tức giận, sức mạnh đáng sợ của chị Cốc khi mổ Dế Choắt.
  13. * Ghi nhớ: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  14. * Cấu tạo của phép so sánh Vế A Phương diện Từ so Vế B (sự vật được so sánh sánh (sự vật dùng để so sánh) so sánh) - Hai cái răng nhai ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm ngoạp việc. - Mỏ Cốc như Cái dùi sắt
  15. Bài tập ở nhà. Viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc làm của em đã giúp đỡ bố mẹ trong dịp nghỉ hè, trong đó có sử dụng ít nhất 2 hình ảnh so sánh? Xác định 5 từ đơn, 5 từ phức và 2 biện pháp tu từ so sánh mà em đã sử dụng?