Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Truyện - Phần: Viết
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Truyện - Phần: Viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_sach_canh_dieu_bai_6_truyen_phan_viet.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Truyện - Phần: Viết
- PHIẾU TÌM Ý Họ và tên HS: . Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm ( chuyến đi đáng nhớ) của bản thân Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. Chuyến đi đáng nhớ nhất là gì? Xảy ra khi nào? Những ai có liên quan đến chuyến đi đó? Họ đã nói và làm gì? Điều gì đã diễn ra ? Theo thứ tự thế nào? Sự việc nào là ấn tượng nhất?Vì sao ? Cảm xúc của em như thế nào khi chuyến đi diễn ra và khi kể lại chuyến đi đó?
- GIỚI THIỆU KIỂU BÀI Văn bản : “Bài học đường đời đầu tiên”. - Sự việc chính: Dế Mèn kể về bài học đường đời đầu tiên của bản thân từ sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Người kể: xưng “tôi”. Ngôi kể thứ nhất. Kiểu bài kể lại một trải nghiệm. Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Yêu cầu của kiểu bài kể về trải nghiệm - Yêu cầu: kể về trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. - Người kể: kể ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”). - Cảm xúc của bản thân.
- ĐỌC & PHÂN TÍCH VÍ DỤ Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” - Kể về trải nghiệm của Dế Mèn. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất (xưng “tôi”- nhân vật Dế Mèn) - Nhân vật: Dế Mèn; chị Cốc; Dế Choắt. Thời gian, địa điểm: buổi chiều; trước cửa hang. - Các sự việc: + Sự việc mở đầu: sang chơi nhà Dế Choắt + Sự việc phát triển: trêu chị Cốc. + Sự việc kết thúc: chứng kiến cái chết của Dế Choắt. Sự ân hận của Dế Mèn.
- Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT a) Lựa chọn đề tài b) Tìm ý Chuyến đi đáng nhớ nhất là gì? Xảy ra khi nào? Những ai có liên quan đến chuyến đi đó? Họ đã nói và làm gì? Điều gì đã diễn ra ? Theo thứ tự thế nào? Sự việc nào là ấn tượng nhất?Vì sao ? Cảm xúc của em như thế nào khi chuyến đi diễn ra và khi kể lại chuyến đi đó?
- Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT a) Lựa chọn đề tài b) Tìm ý c) Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu câu chuyện ( giới thiệu chuyến đi đáng nhớ) - Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện ( Kể lại diễn biến của chuyến đi đó đã diễn ra như thế nào?) + Lí do có chuyến đi + Thời gian + Không gian + Những nhân vật có liên quan + Kể lại các sự việc ( bắt đầu, trên đường, điểm đến kết hợp với miêu tả quang cảnh thiên nhiên ) - Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân ( Cảm xúc khi chuyến đi kết thúc)
- Bước 2: VIẾT BÀI - Viết theo dàn ý. - Nhất quán về ngôi kể. - Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (nếu có thể). Các từ ngữ biểu cảm
- Bước 3: CHỈNH SỬA BÀI VIẾT - Đọc lại bài. - Sửa lại bài viết (nếu cần). Dựa vào yêu cầu của bài và dựa vào phiếu tìm ý để sửa.
- 1. Nhắc lại yêu cầu của kiểu bài. - Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. - Người kể: sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi). - Cảm xúc của bản thân 2. Đọc và sửa bài.