Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Yêu thương và chia sẻ - Thực hành Tiếng Việt

ppt 27 trang thuynga 16522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Yêu thương và chia sẻ - Thực hành Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_3_yeu_thuong_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 3: Yêu thương và chia sẻ - Thực hành Tiếng Việt

  1. Giáo viên:
  2. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
  3. Đọc 2 ví dụ sau và trả lời câu hỏi: (1) Tuyết/ rơi. (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. 1. Xác định CN, VN trong 2 VD trên. 2. So sánh hai câu sau để nhận biết tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
  4. 1. (1) Tuyết/ rơi. CN VN (2) Tuyết trắng/ rơi đầy trên đường. CN VN 2. * Giống: Mỗi VD đều là 1 cụm C-V. * Khác: + Câu (1), mỗi thành phần chính của câu chỉ là một từ; + Câu (2), mỗi thành phần chính của câu là một cụm từ; + Chủ ngữ tuyết trắng cụ thể hơn tuyết vì có thông tin về đặc điểm màu sắc của tuyết. (Cụm DT) + Vị ngữ rơi đầy trên đường cụ thể hơn rơi vì có thông tin về mức độ và địa điểm rơi của tuyết. (Cụm ĐT) -> Thành phần chính của câu có thể là một từ hoặc cụm từ.
  5. So sánh danh từ và cụm danh từ: Danh từ Cụm danh từ Giống nhau - Có danh từ - Thường làm chủ ngữ Khác nhau - Cấu tạo đơn giản - Cấu tạo phức tạp - Ý nghĩa chung chung, đơn giản - Ý nghĩa đầy đủ hơn
  6. MÔ HÌNH CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ (GỒM 3 PHẦN) Phần trước Phần trung tâm Phần sau một bông hoa đẹp tuyết trắng những học sinh kia cái bàn này Bổ sung ý nghĩa DANH TỪ Nêu lên đặc Xác định vị trí về số và lượng điểm của sự của sự vật trong vật. không gian và thời gian.
  7. Bài tập 1 SGK trang 66 Cụm danh từ trong các câu là: a. – khách qua đường (khách: danh từ trung tâm; qua đường: phần phụ sau, bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm); - lời chào hàng của em (lời: danh từ trung tâm; chào hàng, của em: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm); b. – tất cả các ngọn nến (ngọn nến: danh từ trung tâm; tất cả các: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)); - những ngôi sao trên trời (ngôi sao: danh từ trung tâm; những: phần phụ trước, chỉ số lượng; trên trời: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm).
  8. Bài tập 2 SGK trang 66 - Cụm danh từ: Tất cả những que diêm còn lại trong bao * Danh từ trung tâm: que diêm * Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Những que diêm cháy sáng lấp lánh; + Một que diêm bị ngấm nước; + Rất nhiều que diêm trong hộp diêm ấy. - Cụm danh từ: buổi sáng lạnh lẽo ấy * Danh từ trung tâm: buổi sáng * Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Buổi sáng hôm nay; + Những buổi sáng nắng đẹp; + Một buổi sáng ấm áp. - Cụm danh từ: một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười * Danh từ trung tâm: em gái * Tạo ra ba cụm danh từ khác: + Em gái tôi; + Em gái có mái tóc dài đen óng; + Hai em gái có cặp sách màu hồng.
  9. Bài tập 3 SGK trang 66 a. – Em bé vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là danh từ em bé). - Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. (Chủ ngữ là cụm danh từ em bé đáng thương, bụng đói rét). b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là danh từ em gái). - Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. (Chủ ngữ là cụm danh từ một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất). - Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. - Hai câu có chủ ngữ là cụm danh từ : + Cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) + Cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Những câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm.
  10. Bài tập 4 SGK trang 67 a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà - Chủ ngữ: Gió; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: những cơn gió lạnh. b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng - Chủ ngữ: Lửa ; - Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: Ngọn lửa hồng.
  11. VỀ NHÀ: •Hãy tìm đọc một số câu chuyện cổ tích, viết ra một vài câu có cụm danh từ làm chủ ngữ. • Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau. •Chuẩn bị tiết học tiếp theo
  12. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
  13. Đọc 2 ví sau và trả lời câu hỏi: a. Chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ; b. Mẹ cái Hiên rất nghèo. 1.Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Đó là những ý nghĩa gì? 2.Những từ in đậm được thêm vào dùng để mở rộng thành phần nào của câu?
  14. + Cái áo bông cũ bổ sung ý nghĩa cho cụm từ đem cho nó. Đem cho nó là một cụm động từ, cái áo bông cũ làm rõ hơn đối tượng được cho là gì. + Rất bổ sung ý nghĩa cho nghèo. Nghèo là một tính từ, rất làm rõ hơn về mức độ của nghèo – > rất nghèo là cụm tính từ.
  15. So sánh động từ, tính từ và cụm động từ, cụm tính từ: Động từ, Tính từ Cụm động từ Cụm tính từ Giống nhau - Có động từ, tính từ - Thường làm chủ ngữ, vị ngữ Khác nhau - Cấu tạo đơn giản - Cấu tạo phức tạp - Ý nghĩa chung chung, đơn giản - Ý nghĩa đầy đủ hơn
  16. * Mô hình đầy đủ cụm động từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau - Bổ sung cho Động từ - Bổ sung cho động từ quan hệ động từ các chi tiết thời gian; sự tiếp về đối tượng, diễn tương tự; sự hướng, địa điểm, khuyến khích hoặc thời gian, mục ngăn cản hành đích, nguyên nhân, động; sự khẳng phương tiện và định hoặc phủ định cách thức hành hành động (có động, ( Có thể thể vắng) vắng)
  17. * Mô hình đầy đủ cụm tính từ: Phần trước Phần trung Phần sau tâm - Bổ sung cho Tính từ - Bổ sung cho tính tính từ về mức từ về ý nghĩa về độ, thời gian, sự phạm vi, mức độ, tiếp diễn,
  18. 1. Bài tập 1 SGK trang 74 - Tìm một cụm động từ trong VB Gió lạnh đầu mùa. Ví dụ: chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng; - Xác định động từ trung tâm: động từ chơi; - Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác: + đang chơi ở ngoài sân; + đang chơi kéo co; + chơi trốn tìm.
  19. 2. Bài tập 2 SGK trang 74 Cụm động từ Động từ trung tâm Ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung a. - Nhìn ra ngoài sân - Nhìn - Hướng, địa điểm của hành động nhìn; - Thấy đất khô trắng - Thấy - Đối tượng của hành động thấy. b. - Lật cái vỉ buồm; Lật; Đối tượng của hành động lật, lục. - Lục đống quần áo rét. - Lục. c. Hăm hở chạy về nhà Chạy Cách thức, hướng, lấy quần áo địa điểm của hành động chạy.
  20. 3. Bài tập 3 SGK trang 74 Tìm thêm trong VB Gió lạnh đầu mùa hai câu văn có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó. Ví dụ: (1) Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. (2) Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. (3) Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van. Tác dụng: Kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ thường thông báo một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau (câu 1, 2) hoặc nguyên nhân – kết quả (câu 3: trạng thái lo quá ở nhân vật Sơn dẫn đến kết quả sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
  21. 4. Bài tập 4 SGK trang 74 - Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: đã cũ. - Xác định tính từ trung tâm: cũ. - Tạo ra ba cụm tính từ khác từ tính từ trung tâm: + chưa cũ; + cũ lắm; + rất cũ.
  22. 5. Bài tập 5 SGK trang 74 – 75 Cụm tính Tính từ Ý nghĩa mà tính từ đó từ trung tâm được bổ sung a. Trong hơn Trong Phần phụ sau bổ sung ý mọi hôm nghĩa so sánh b. Rất nghèo Nghèo Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ
  23. 6. Bài tập 6 SGK trang 75 Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ: a. Trời rét Trời rét hơn mọi hôm; b. Tòa nhà cao Tòa nhà cao quá; c. Cô ấy đẹp Cô ấy đẹp vô cùng.
  24. VỀ NHÀ: • Hãy tìm đọc một số số văn bản viết về sự chuyển mùa trong năm và chỉ ra một vài câu có cụm động từ, cụm tính từ làm thành phần chính của câu. •Chia sẻ sản phẩm đến cả lớp và cô giáo vào tiết học sau. •Chuẩn bị tiết học tiếp theo