Bộ 2 Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 2 Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bo_2_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bộ 2 Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng kiến thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL điểm 1 Đọc 1.Văn nghị hiểu luận 3 0 5 0 0 2 0 60 2. Văn bản thông tin. 2 Viết Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 (vấn đề mà em quan tâm). Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1. Đọc hiểu Văn nghị Nhận biết: 3 TN 5TN 2TL luận. - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: -Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị
- luận có nhiều đoạn. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản. - Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2. Văn bản Nhận biết: thông tin. - Nhận biết được các chi tiết trong văn bản. Nhận biết được cách thức mô tả vấn đề, tường thuật lại sự kiện trong văn bản thông tin. -Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản. - Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. Trình bày được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng
- trong văn bản. Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản thuật lại một sự kiện với mục đích của nó. Giải thích được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, ). - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học từ nội dung văn bản. - Đánh giá được giá trị của thông tin trong văn bản hoặc cách thức truyền tải thông tin trong văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: nghị luận Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: 1 TL* Viết được bài văn trình bày ý 1* 1* 1* kiến về một hiện tượng đời sống. Nêu được vấn đề và suy nghĩ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
- ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[ ] Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là. B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là: A. Thông qua hình ảnh những bông hoa để nói về giá trị riêng của mỗi con người. B. Hình ảnh những bông hoa muôn màu. C. Nói về các thời điểm nở khác nhau của những bông hoa. D. Vẻ đẹp của các loài hoa. Câu 3. Từ “rực rỡ” là từ láy A. Đúng B. Sai Câu 4. Câu văn: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa” có bao nhiêu từ phức? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 5. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường. A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Ẩn dụ Câu 6. Tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường. A. Nhấn mạnh những bông hoa cũng có những cuộc đời riêng. B. Nhấn mạnh sự phong phú về sắc màu của các loài hoa. C. Nhấn mạnh sự phong phú của các loài hoa.
- D. Cả B và C đều đúng. Câu 7. Chủ ngữ của câu “Sứ mệnh của hoa là nở.” A. Sứ mệnh B. Sứ mệnh của hoa C. Sứ mệnh của D. Hoa Câu 8.Nghĩa của từ “sứ mệnh” A. Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng phải thực hiện. B. Nhiệm vụ của hoa C. Nhiệm vụ của hoa là nở D. Người được giao nhiệm vụ Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Thông điệp mà đoạn văn trên muốn truyền tải tới người đọc là gì? Câu 10. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao? II. VIẾT(4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng một bộ phận học sinh đắm chìm trong thế giới ảo của game, online, facebook, mà xa rời những gì gần gũi bình dị xung quanh mình. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 HS nêu được thông điệp của đoạn trích: Mỗi con người, dù 1,0 đẹp hay xấu, dù sang hay hèn, đều có những vẻ đẹp riêng. vẻ đẹp ấy có thể bộc lộ kín đáo hay rộng rãi. nhưng mọi người hãy tự tin thể hiện vẻ đẹp, tầm quan trọng của mình bất kì lúc nào. 10 Đồng tình. Vì: 1,0
- - Mỗi người là một đóa hoa tuyệt vời trên thế giới này, tựa như mỗi một món quà độc đáo - Như những đóa hoa, mỗi người đều có năng lực và phẩm chất tốt đẹp riêng của mình để làm đẹp cho cuộc đời II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Mở bài: Giới thiệu hiện tượng một bộ phận học sinh đắm 3 chìm trong thế giới ảo của game, facebook, mà xa rời những gì gần gũi bình dị xung quanh mình. 2. Thân bài a. Thực trạng * Giải thích: - Thế giới ảo là gì ? (Thế giới ảo là thế giới không thật, được tạo ra bởi sự phát triển Khoa học công nghệ. Đó là cộng đồng mạng trên game online, facebook, ) - Game, online, facebook, ?(trò chơi trên mạng internet trong đó nhiều người chơi cùng đặc biệt là giới trẻ Việt Nam hiện nay ) - Những gì gần gũi bình dị xung quanh? (Chính là thế giới thật là thế giới xung quanh ta đang sống. Đó là trái đất, đất nước Việt Nam, gia đình, thầy cô, bạn bè, trời xanh, không khí, cây xanh, chim bay, . * Biểu hiện: - Không quan tâm đến cuộc sống thực, đến những người người thân, sống thờ ơ vô cảm, thiếu trách nhiệm, thậm chí độc ác . - Ảnh hưởng đến xã hội. b. Giải pháp: - Nêu những dẫn chứng cụ thể về tác hại của việc nghiện game gây ra. - Động viên, khuyến khích tham gia những câu lạc bộ thiện nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần.
- - Gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm, chăm sóc, động viên. - Ngợi ca những bạn trẻ tích cựa tham gia các hoạt động xã hội, 3.Kết bài : - Khẳng định lại vấn đề - Gửi gắm thông điệp. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
- ĐỀ 2 I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trỏ lời các câu hỏi: Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới. (Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho độc giả là gì? A. Đoạn trích cho biết sự đa dạng loài cũng như trữ lượng dồi dào của sinh vật biển ở Biển Đông và lợi ích kinh tế của việc khai thác nguồn tài nguyên này. B. Các loài rong biển phong phú trên biển Đông. C. Các loài động vật quý hiếm ở biển Đông. D. Các loài thực vật quý hiếm và phong phú ở biển Đông. Câu 2.Câu văn nào trong những câu sau có chứa số liệu minh họa? A. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. B. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. C. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. D. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới. Câu 3. Câu văn “Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển.” sử dụng bao nhiêu số liệu minh họa: A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Từ “thực phẩm” trong đoạn trích trên là từ mượn có nguồn gốc: A. Ngôn ngữ gốc Hán B. Ngôn ngữ khác Câu 5. Câu văn: “Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.” có từ láy là: A. thực phẩm B. dinh dưỡngC. dược liệuD. phong phú
- Câu 6. Câu văn: “Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển.” sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây: A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. Liệt kê Câu 7. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng nhiều số liệu cụ thể có tác dụng: A. Nhấn mạnh sự phong phú của các loải sinh vật trên biển Đông B. Làm tăng tính thuyết phục của vấn đề được nói tới: Biển Đông là nơi có sự đa dạng sinh học cao và trữ lượng sinh vật biển rất lớn. C. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. D. Làm cho nội dung của đoạn trích thêm sâu sắc. Câu 8. Đáp án nào giải thích đúng nghĩa của từ “đa dạng” A. Nhiều vẻ, nhiều dạng biểu hiện khác nhau B. Có nhiều công dụng, nhiều tác dụng khác nhau C. Sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, về giống loài sinh vật trong tự nhiên. D. Có thể thực hiện được nhiều việc khác nhau cùng một lúc trong một ứng dụng; đa nhiệm trong một ứng dụng hệ Câu 9. Đoạn trích gợi lên cùng lúc hai vấn đề: sự đa dạng loài sinh vật biển và nguồn lợi sinh vật biển. Giữa hai vấn để này có mối quan hệ như thế nào với nhau? Câu 10.Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay? II.VIẾT (4.0 điểm) Em có suy nghĩ gì về hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và trình bày những giải pháp của bản thân để khắc phục. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 Giữa hai vấn để này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1,0 Nguồn lợi càng lớn nếu sự đa dạng càng lớn. Ngược lại,
- nguồn lợi sẽ giảm đi nếu sự đa dạng vốn có bị đe dọa. 10 -Những thông tin nói về sự phong phú của sinh vật biển ở 1,0 Biển Đông giúp ta nhận thức được đầy đủ hơn về tầm quan trọng của Biển Đông đối với tương lai phát triển của đất nước. - Khơi dậy ở ta ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, quyết không để bất cứ thế lực ngoại bang nào xâm phạm, chiếm đoạt phần lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài: 3 - Dẫn dắt vào vấn đề: Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm. 2. Thân bài: a.Giải thích: - Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí ) - Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người: + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ) b.Hiện trạng: + Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. + Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái. + Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét ) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt. + Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí
- làm thủng tầng ô zôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán, liên tiếp xảy ra). c. Giải pháp: - Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. - Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người - Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy - Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường - Thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm - 3. Kết bài: Kết bài - Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận. - Liên hệ bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.