Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 4, Bài 9: Sử dụng đồ điện trong gia đình

pptx 33 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 6102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 4, Bài 9: Sử dụng đồ điện trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_4_bai_9_su_dung_do_dien_trong.pptx

Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 4, Bài 9: Sử dụng đồ điện trong gia đình

  1. CÔNG NGHỆ 6
  2. Em hãy kể các đồ dùng điện đang được sử dụng trong gia đình?
  3. CHƯƠNG 4. ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH BÀI 9. SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC 1 Một số đồ dùng điện trong gia đình 2 Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện 4
  5. 1. Một số đồ dùng điện trong gia đình 1.1. Bàn là (bàn ủi) a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật Quan sát Hình 9.1 trong SGK, ghép tên và chức năng vào các bộ phận chính của bàn là cho phù hợp: • Vỏ bàn là • Dây đốt nóng • Bộ điều chỉnh nhiệt độ
  6. KẾT LUẬN  - Cấu tạo: ➢ Vỏ bàn là (2): bảo vệ các bộ phận bên trong của bàn là ➢ Dây đốt nóng (3): tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện ➢ Bộ điều chỉnh nhiệt độ (1): đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải. 6
  7. - Thông số kĩ thuật: Bảng 9.1. Thông số kĩ thuật cơ bản của một số loại bàn là thông dụng trong gia đình Công suất định Điện áp định Loại bàn là Hình ảnh mức mức Bàn là du lịch 250W 220V Bàn là khô 1200W 220V 7
  8. b. Nguyên lí làm việc Đọc thông tin SGK trang 66 và thực hiện yêu cầu: + Trình bày sơ đồ khối và giải thích nguyên lí làm việc của bàn là? + Theo em, tại sao bàn là luôn giữ được độ nóng theo nhiệt độ đã đặt trước?
  9. KẾT LUẬN “Sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của bàn là: Cấp điện cho Bộ điều chỉnh bàn là nhiệt độ Bàn là nóng Dây đốt nóng lên
  10.  Khi cấp điện cho bàn là và xoay bộ điều chỉnh nhiệt độ đến vị trí thích hợp với loại vải cần là, lúc này dòng điện truyền qua dây đốt nóng làm bàn là nóng lên. Bàn là sẽ tự động ngắt và đóng dòng điện truyền qua dây đốt nóng để giữ nhiệt độ luôn ổn định ở giá trị nhiệt độ đã đặt trước. 10
  11. c. Sử dụng bàn là Quan sát hình 9.3 và bảng 9.2, thực hiện các yêu cầu sau đây: ▪ Em hãy cho biết ý nghĩa các kí hiệu mức nhiệt trên bộ điều chỉnh nhiệt độ của bàn là? ▪ Nêu các bước sử dụng bàn là? 11
  12. KẾT LUẬN  - Kí hiệu trên bộ điều chỉnh: ➢ Kí hiệu NYLON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải nylon. ➢ Kí hiệu SILK: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp nhiệt độ của bàn là với nhóm quần áo may bằng vải lụa, tơ tằm. ➢ Kí hiệu WOOL: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải len. 12
  13. KẾT LUẬN ➢ Kí hiệu COTTON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải bông (vải cotton). ➢ Kí hiệu LINEN: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải lanh (vải linen). ➢ Kí hiệu MAX: vị trí đặt nhiệt độ bàn là ở mức cao nhất. ➢ Kí hiệu MIN: vị trí đặt nhiệt độ bàn là ở mức thấp nhất. 13
  14. - Quy trình sử dụng bàn là gồm 5 bước: Tắt bàn là, rút phích cắm và Phân loại quần áo Cấp điện cho bàn là dựng bàn là đến khi nguội hẳn 1 3 5 2 4 Điều chỉnh nhiệt độ Kiểm tra độ an toàn thích hợp và lần lượt của bàn là là các loại quần áo 14
  15. 1.2. Đèn LED a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật Em hãy quan sát Hình 9.4 và chỉ ra các bộ phận chính của đèn LED: ▪ Vỏ đèn ▪ Bộ nguồn ▪ Bảng mạch LED 15
  16.  - Cấu tạo: Vỏ đèn Bộ nguồn Bảng mạch Bảo vệ bảng mạch Biến đổi điện áp LED LED, bộ nguồn và cho phù hợp với Phát ra ánh cách điện, đảm bảo điện áp sử dụng sáng khi cấp an toàn cho người của đèn LED điện. sử dụng. 16
  17. - Thông số kĩ thuật: Công suất Điện áp Loại đèn LED Hình ảnh định mức định mức Đèn LED ốp 9W, 12W, 18W, 220V trần nổi 24W Đèn LED 6W, 9W, 12W 220V âm trần 3W, 6W, 8W, Đèn LED búp 220V 10W, 13W Đèn LED tuýp bán 18W, 24W, 36W 220 nguyệt dẹt 1,2m 17
  18. b. Nguyên lí làm việc “  Khi cấp điện cho đèn LED, bộ nguồn trong đèn sẽ biến đổi dòng điện và truyền đến bảng mạch LED, làm đèn phát sáng. Cấp điện Bảng mạch Phát ra Bộ nguồn cho đèn LED ánh sáng
  19. c. Lưu ý khi sử dụng đèn LED  - Không lắp đặt đèn LED ở những nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt hoặc nơi gần với những chất dễ gây cháy nổ. - Khi vệ sinh đèn phải dùng vải khô, sạch để lau. 19
  20. 1.3. Máy xay thực phẩm a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật Em hãy ghép tên và chức năng các bộ phận chính của máy xay thực phẩm ứng với mỗi con số ở Hình 9.6 sao cho phù hợp: - Thân máy - Cối xay - Bộ phận điều khiển 20
  21.  - Cấu tạo: Gồm cối xay lớn, cối xay nhỏ. Trong cối xay có lưỡi đao được nối với trục động cơ trong thân máy đề cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động. Thân máy Cối xay Bộ phận điều khiển Bao gồm một động cơ điện đặt Gồm các mút (phím) để tắt, bên trong. Động cơ sẽ hoạt động mở máy và thay đổi tốc độ khi có dòng điện truyền qua đề quay của lưỡi dao. làm quay lưỡi dao trong cối. 21
  22. - Thông số kĩ thuật: Dung tích xay thực Công suất Điện áp Hình ảnh phẩm định mức định mức Dung tích của cối xay lớn 1,5L 400W 220V Dung tích của của cối xay nhỏ 0,8L Dung tích của cối xay lớn 1L 300W 220V Dung tích của của cối xay nhỏ 0,5L
  23. b. Nguyên lí làm việc Em hãy sắp xếp các phiếu ghi các bước làm việc của máy xay theo thứ tự hợp lí? Phiếu 1 Phiếu 2 Phiếu 3 Phiếu 4 Cấp điện cho Lưỡi dao trong cối quay Điện truyền vào Lựa chọn máy xay để xay thực phẩm động cơ máy xay tốc độ xay
  24. b. Nguyên lí làm việc Đáp án Cấp điện cho Lựa chọn Điện truyền vào Lưỡi dao trong cối quay máy xay tốc độ xay động cơ máy xay để xay thực phẩm  Khi cấp điện cho máy xay thực phẩm và lựa chọn tốc độ xay phù hợp, động cơ sẽ hoạt động làm quay lưỡi dao trong cối xay đề cắt nhỏ thực phẩm.
  25. c. Sử dụng máy xay thực phẩm Quan sát hình ảnh minh hoạ từng bước sử dụng máy xay thực phẩm trang 70, 71, em hãy mô tả từng bước quy trình sử dụng máy xay thực phẩm theo các hình minh hoạ. 25
  26. Quy trình sử dụng máy xay thực phẩm gồm 7 bước: Sơ chế thực phẩm 1 Cắt nhỏ thực phẩm 2 3 Lắp cối xay vào thân máy 4 Cho thực phẩm cần xay vào cối 5 Cắm điện và chọn chế độ xay phù hợp 6 Tắt máy, rút phích cắm và lấy thực phẩm ra khỏi cối xay 7 Vệ sinh cối xay 26
  27. 2. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện - Cần lựa chọn đồ dùng, thiết bị điện có công suất và tính năng phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình. ▪ Lựa chọn đồ dùng điện có công suất định mức và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng. ▪ Lựa chọn đồ dùng điện có tính năng tiết kiệm điện. ▪ Lựa chọn đồ đùng điện có số ngôi sao trong nhãn năng lượng nhiều hơn. 27
  28.  - Để tiết kiệm, ta cần lựa chọn đồ dùng điện có năng suất và các tính năng phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình. Đồ dùng nào có công suất định mức càng nhỏ thì đồ dùng đó tiêu thụ điện năng càng ít.
  29. LUYỆN TẬP “Câu 1. Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của bàn là, đèn LED và máy xay thực phẩm?
  30. Câu 2. Cho bảng số liệu sau: a. Em hãy tính điện năng tiêu Thời gian sử Đồ dùng Công suất dụng điện trung điện định mức thụ định mức trong 1 ngày bình trong 1 ngày cho mỗi đồ dùng. TV LCD 80W 3 giờ Bộ đèn LED 18W 5 giờ b. Giả sử số của mỗi số điện là Quạt đứng 55W 8 giờ 1 856 đồng thì tiền điện tối Máy giặt 1240W 1 giờ Tủ lạnh 100W 18 giờ đa phải trả cho mỗi đồ dùng Nồi cơm điện 500W 1 giờ trong 1 ngày là bao nhiêu? Bếp điện từ 1000W 1 giờ
  31. VẬN DỤNG 1. Hãy kể tên những đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng 2. Một số cửa hàng có bán các loại đèn sau: Giả sử các loại đèn này phát ra ánh sáng với cường độ như nhau, để tiết kiệm điện em sẽ chọn chiếc đèn nào để làm đèn học ở nhà?
  32. 3. Giả sử giá của 1 số điện là 1 856 đồng và công suất định mức của một máy điều hoà nhiệt độ là 750W. Nếu mỗi ngày sử dụng máy này liên tục 6 giờ thì tiền điện trong 1 tháng (30 ngày) của gia đình em là bao nhiêu? Nếu giảm thời gian sử dụng máy xuống còn 4 giờ mỗi ngày thì trong 1 tháng, gia đình em sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện? 32
  33. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài Hoàn thành bài tập vận dụng Sử dụng Xem trước tiết kiệm điện nội dung bài 10 33