Giáo án Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- BÀI I: TÔI VÀ CÁC BẠN Đọc: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Tô Hoài (1920 - 2014) - Tên khai sinh: Nguyễn Sen. - Quê quán: Hà Nội. - Giải thưởng: 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (1941). - Thể loại: Truyện dài. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Bố cục: 2 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"): Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn. + Phần 2 (Còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. - Tóm tắt: Luyện tập Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện. • Dế Mèn chê Dế Choắt xấu xí, ăn xổi ở thì, • Chị Cốc không tìm được Dế Mèn, lại thấy Dế Choắt loay hoay ở cửa hang nên tưởng Dế Choắt trêu. • Chị Cốc vừa quát vừa mổ Dế Choắt đến thoi thóp. • Tuy nhiên, tính cách của Dế Mèn lại rất kiêu ngạo, hống hách. • Dế Mèn hay trêu ghẹo tất cả mọi người: quát mấy chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó, • Dế Mèn ân hận vì lỗi lầm của mình và rút ra bài học. • Dế Mèn trưởng thành với thân hình cường tráng, khỏe khoắn. • Khi chị Cốc đi, Dế Mèn mới dám qua nhà Dế Choắt thì lúc ấy Dế Choắt đã thoi thóp rồi. • Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn rồi tắt thở. • Dế Mèn rủ Dế Choắt đi trêu chị Cốc nhưng Dế Choắt từ chối vì sợ. II. Đọc hiểu văn bản 1
- 1. Bức chân dung Dế Mèn - Ngoại hình: cường tráng, khỏe khoắn. + đôi càng mẫm bóng. + những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. + đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. + đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng. + hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. + sợi râu dài và uống cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. - Tính cách: xốc nổi, kiêu căng, hung hăng, hống hách. + Hành động: • co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ khiến nõ gãy rạp. • vũ cánh lên phành phạch giòn giã. • đi đứng oai vệ, cho ra kiểu cách con nhà võ. • Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. • quát mấy chị Cào Cào, đá một cái ghẹo anh Gọng Vó. + Suy nghĩ: • Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. • Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. → Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa. 2. Bài học đầu tiên của Dế Mèn * Cuộc gặp gỡ với Dế Choắt - Hình ảnh Dế Choắt: + Ngoại hình: xấu xí, ốm yếu. • người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. • cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn. • đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu. • ria cụt chỉ có một mẩu. • mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. + Tính cách: tuềnh toàng, nhút nhát, yếu ớt nhưng vị tha. Luyện tập Hành động thể hiện sự vị tha của Dế Choắt trong truyện là gì? Dế Choắt dù bị mổ oan nhưng không trách mà còn khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Choắt không giận vì Dế Mèn không chịu đào hang, đào ngách cho mình. Dế Choắt bỏ qua chuyện Dế Mèn chê mình xấu xí, yếu ớt. 2
- Dế Choắt không đi trêu chị Cốc cùng Dế Mèn. Kiểm tra • Tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất. • Sợ và không dám trêu chị Cốc. • Khi chết do trò đùa của Dế Mèn vẫn tha thứ và khuyên nhủ Dế Mèn. → Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa. - Cách Dế Mèn đối xử với Dế Choắt: trịch thượng, khinh thường, nhẫn tâm. + Đặt tên cho Dế Choắt một cách chế giễu và trịch thượng. + Vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên coi thường. + Chê Dế Choắt đủ điều từ ngoại hình đến cách sinh sống mà không nghe than thở. + Khi được Dế Choắt xin đào giúp một cái ngách sang nhà thì: hếch răng lên, xì một hơi rõ dài rồi khinh khỉnh mắng "Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!" * Dế Mèn trêu chị Cốc - Hành động: cất giọng véo von "Cái Cò, cái Vạc, cái Nông Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.". - Mục đích: Nghịch ranh + Ra oai với Dế Choắt. - Diễn biến tâm lí: + Trước khi trêu: hào hứng, rủ Dế Choắt cùng trêu, hống hách "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!". + Khi trêu xong: tự tin, thách thức, tự đắc chui tọt vào hang, nằm lên giường bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!" + Khi thấy chị Cốc xử lí Dế Choắt: bắt đầu sợ hãi, hết vẻ kiêu căng "Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.". + Khi thấy Dế Choắt thoi thóp: hoảng loạn, than thở, ân hận "Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!", "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình". * Dế Mèn nhận được bài học đầu tiên Luyện tập Dế Mèn đã nhận được bài học về điều gì? Về sự chăm chỉ, chịu khó. Về sự yêu thương, chăm sóc mọi người. Về sự nỗ lực, có ý chí tiến thủ. 3
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 Về sự khiêm tốn, hòa nhã với mọi người. Kiểm tra - Hậu quả nghiêm trọng của hành động: Dế Choắt chết vì trò nghịch ranh của Dế Mèn. - Dế Mèn được Dế Choắt tha thứ: "Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Những trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.". → Bài học: Dế Mèn học được bài học về sự khiêm tốn, biết điều và sự vi tha từ lời nói của Dế Choắt "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình". III. Tổng kết 1. Nội dung Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. 2. Nghệ thuật Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, nhân vật xưng Tôi. Tạo sự tin cậy cho câu chuyện. Nhân vật dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩa, thái độ. 2. Đọc phần một đoạn trích, nêu một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm con người. Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện nào? - Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vỗ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. - Lối miêu tả này thường được sử dụng trong truyện đồng thoại. 3. Em thích hoặc không thích điều gì trong cách Dế Mèn tự miêu tả và đánh giá về bản thân ở phần một? Vì sao? - Những điều em thích: Một chú Dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và luôn tự hào luôn hãnh diện vì vẻ ngoài khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học. 4
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 + Ngoại hình: Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, đôi cánh xuống tận chấm đuôi, hai cái răng máy làm việc, sợi râu rất đỗi hùng dũng, + Hành động: Muốn thử sức lợi hại của nhũng chiếc vuốt, co cẳng lên, đạp phanh phách vào những ngọn cỏ. Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Đi đứng oai vệ. - Những điều em không thích: Dế Mèn kiêu căng, tự đắc, xốc nổi. 4. Dế Mèn đã nói gì khi sang thăm nhà Dế Choắt và khi nhờ Dế Choắt giúp đỡ? Những lời nói đó thể hiện thái độ gì của Dế Mèn? - Khi Dế Mèn sang thăm nhà Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (thông qua cách đặt tên Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú - mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỷ không cho Dế Choắt thông ngách sang nhà. - Qua thái độ và lời nó của Dê Mèn đối với Dế Choắt, ta thấy được Dế Mèn là một kẻ ích kỷ, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại. 5. Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì? Những cảm xúc, suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi nào ở Dế Mèn? Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động ngu dại của mình "Tôi cảm thấy vô cùng hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Dế Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thoi huênh hoang, hống hách của mình". 6. Theo em từ những trải nghiệm đáng nhớ, Dế Mèn đã rút ra được bài học gì? Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được một bài học đường đời đầu tiên vô cùng lớn của mình: Ở đời không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiên ta phải ân hận suốt đời. 7. Nêu hình dung của em về nhân vật Dế Choắt. Nếu gặp một người bạn có đặc điểm giống như Dế Choắt, em sẽ đối xử với bạn như thế nào? - Hình dung của em về nhân vật Dế Choắt: Dế Choắt là nhân vật có dáng dấp nhỏ bé, yếu ớt nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Dù có bị Dế Mèn chê bai, Dế Choắt đáng thương, tội nghiệp cũng chỉ than thở, đành chịu sức mình hèn kém. Dế Choắt đã thiệt mạng một cách oan uổng, trong lúc thoi thóp hơi thở cuối cùng, Dế Choắt cũng không hề trách móc Dế Mèn mà còn đưa ra lời khuyên để Dế Mèn tránh được hậu quả về sau. - Nếu gặp được người bạn như Dế Choắt, em phải đối xử công bằng, khiêm tốn, không phân biệt giữa bạn và những người khác, giúp đỡ bạn mình. 8. Viết đoạn văn khoảng (5 - 7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật do em tự chọn. Một hôm, khi nhìn thấy chị Cốc bỗng tôi nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng nghe nhắc đến chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức mình, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh 5
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy ân hận. Thực hành tiếng Việt: Từ đơn, từ phức, nghĩa của từ, biện pháp tu từ Từ đơn, từ phức 1. Kẻ bảng vào vở và điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô phù hợp. Từ phức Từ đơn Từ ghép Từ láy Tôi Bóng mỡ Hủn hoẳn Nghe Ưa nhìn Phành phạch Người Giòn giã Rung rinh 2. Trong Bài học đường đời đầu tiên có những từ láy mô phỏng âm thanh như véo von, hừ hừ. Hãy tìm thêm những từ láy thuộc loại này trong văn bản. Những từ láy thuộc loại này trong văn bản: thỉnh thoảng, phanh phách, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn. 3. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau: - Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi cô cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Phanh phách: Diễn tả được sức mạnh, sự cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn. - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Ngoàm ngoạp: Dế Mèn nhai nhanh như lưỡi liềm. - Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Dún dẩy: Sự nhún nhẩy vô cùng điêu luyện, uyển chuyển của Dế Mèn. Nghĩa của từ 4. Từ ngữ trong bài Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. Chẳng hạn nghèo trong nghèo sức, mưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Hãy giải thích nghĩa thông thường của nghèo, mưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ này. - Nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Trong văn bản, nghèo sức được hiểu là sức khỏe yếu kém, yếu đuối, nhút nhát. 6
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 - Mưa dầm sùi sụt: tiếng mưa nhỏ những kéo dài, rả rích. Trong văn bản này, điệu hát mưa dầm sùi sụt được hiểu là điệu hát kéo dài xen lẫn chút buồn bã. 5. Đặt câu với thành ngữ: ăn xôi ở thì, tắt lửa tối đèn, hôi như cú mèo. - Ăn xôi ở thì: Nó không được học hành, lại không nhà không cửa, giờ chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, ăn xổi ở thì cho qua tháng này. - Tắt lửa tối đèn: Chúng ta phải yêu thương nhau phòng khi tối lửa tắt đèn có nhau. - Hôi như cú mèo: Chú mày hôi như cú mèo, ta nào chịu được. Biện pháp tu từ 6. Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Hãy tìm một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó. - Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm việc. - Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. - Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. - Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. - Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. - Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. - Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cănh đau khổ vừa gây ra. → Tác dụng: Nhân vật hiện lên sinh động, cử chỉ sống động, gần gũi như con người. Đọc 2: Nếu cậu muốn có một người bạn (trích Hoàng tử bé, Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (1900 - 1944) - Là nhà văn lớn người Pháp. - Là phi công và từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. - Các đề tài của ông lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công. - Ngòi bút đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn. 7
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích Hoàng tử bé, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri. - Thể loại: Truyện đồng thoại. - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé và con cáo. a) Hoàng tử bé Luyện tập Hoàng tử bé đến từ đâu? Mặt trăng. Trái Đất. Dải ngân hà. Một hành tinh khác. Kiểm tra - Xuất thân: Đến từ một hành tinh khác. Một hành tinh không có thợ săn, không có gà → "Chẳng có gì là hoàn hảo". - Mục đích xuất hiện tại Trái Đất: Đi tìm con người, tìm bạn bè. → Tìm những bản thể giống mình, tìm tình bạn đích thực. - Tâm trạng hiện tại: Mình buồn quá. → Buồn vì không tìm thấy tình bạn, những người bạn mới. - Tâm trạng sau khi "cảm hóa": + Nhận ra ý nghĩa của "bông hồng", của những vật đã được mình "cảm hóa" và những vật đã "cảm hóa" mình. + Tự căn dặn bản thân, lặp lại để cho nhớ những lời dặn dò của con cáo với hoàng tử bé: chú trong lời nói của trái tim, có tinh thần trách nhiệm. 8
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 b) Con cáo - Xuất thân: Ở Trái Đất. - Mục đích: Muốn được hoàng tử bé "cảm hóa". - Tâm trạng hiện tại: + Suy nghĩ về con người: phiền toái (có súng và đi săn), việc được nhất là nuôi gà. → Con người vừa đem lại lợi ích vừa là mối đe dọa với cáo. + Thấy trên thế giới có đủ thứ chuyện. + Buồn, "thở dài" khi "chẳng có gì là hoàn hảo". + Chán nản vì cuộc sống đơn điệu: Cáo săn gà, người săn cáo. Mọi con gà giống nhau, mọi con người giống nhau, không ai "cảm hóa" cáo. → Mong cầu được "cảm hóa": "Bạn làm ơn cảm hóa mình đi!". - Sau khi đã được "cảm hóa": + Buồn bã, khóc khi phải rời xa một người bạn "Mình sẽ khóc mất", "Mình được chứ bởi vì còn có màu lúa mì.". → Từ một vật không có ý nghĩa gì nay lại có ý nghĩa. + Nhắc nhở hoàng tử bé phải chú trọng vào tình cảm để cảm nhận, phải có trách nhiệm. ➩ Con cáo được nhân cách hóa như một con người, người bạn. ➩ Hình ảnh con người đi kiếm tìm ý nghĩa tình bạn. 2. Những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ - "Trên Trái Đất người ta thấy đủ thứ chuyện.". - "Chẳng có gì là hoàn hảo.". - Mối quan hệ giữa "Cảm hóa" và tình bạn: + "Cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong bài, lặp đi lặp lại. → Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn trích. + Đó là thứ đã "bị lãng quên lâu lắm rồi". → Xã hội ngày càng trở nên thiếu vắng những tình bạn đích thực. + "Cảm hóa" là "làm cho gần gũi hơn ". Luyện tập Hoàng tử bé đã được "cảm hóa" bởi cái gì? Bông hoa hồng. Con người. Vườn hoa hồng. Con cáo. Kiểm tra 9
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 → Tình bạn được xây dựng trên "cảm hóa". • Cáo chưa chơi được với hoàng tử bé vì chưa được cảm hóa. • Nếu được cảm hóa thì sẽ đến với nhau. Hoàng tử bé đối với cáo sẽ là duy nhất trên đời và ngược lại. + Cách thức cảm hóa: Cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày lặng lẽ xích lại gần vì lời nói là nguồn gốc mọi sự hiểu lầm. + Ý nghĩa của "cảm hóa": * Đối với cáo: • Khi được cảm hóa thì cáo sẽ được "chiếu sáng", biết thêm một tiếng chân khác khiến cáo chui ra khỏi hang chứ không còn trốn vào lòng đất. • Sau khi được cảm hóa thì lúa mì vốn chẳng có ích gì cho cáo sẽ là thứ gợi đến hoàng tử bé mỗi khi thấy nó. • Mặc dù khi chia tay rất buồn nhưng vẫn có được nhiều thứ. * Đối với hoàng tử bé: • Bắt đầu nhận ra vấn đề: Một bông hồng đã cảm hóa mình. • Khi thăm lại vườn hồng, cảm thấy bông hoa của mình là duy nhất bởi vì "Chẳng ai cảm hóa các bạn và các bạn chẳng cảm hóa ai". • "Người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.". → Đôi khi con người sẽ lạc lối, sa vào những gì đẹp đẽ mình nhìn thấy trước mắt. Tuy nhiên thứ cốt lõi phải được cảm nhận bằng trái tim chứ không phải đôi mắt. • Thời gian mà bạn bỏ ra cho một thứ sẽ khiến thứ đó trở nên quan trọng với bạn. • Phải có trách nhiệm mãi mãi với những gì đã cảm hóa (tức là có trách nhiệm với tình bạn). ➩ Ý nghĩa của cuộc đời, tình bạn đích thực. Luyện tập Nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả con cáo là gì? So sánh. Nhân hóa. Hoán dụ. Ẩn dụ. Kiểm tra * Nghệ thuật: + Điệp từ, điệp ngữ. + Nhân hóa con cáo. + Ẩn dụ: hoa hồng. III. Tổng kết 10
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 1. Nội dung Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả. 2. Nghệ thuật Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn. IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài 1. Hoàng tử bé đến từ đâu và gặp cáo trong hoàn cảnh nào? Hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác tới. Hoàng tử bé đã phiêu lưu tới nhiều hành tinh khác nhau, phát hiện nhiều điều thú vị và nếm trải cả những thất vọng, đau khổ. Cuối cùng, cậu quyết định quay trở về hành tinh của mình với một bông hồng duy nhất. Hoàng tử bé gặp cáo trong hoàn cảnh cậu đang trên đường đi tìm con người. 2. Từ "cảm hóa" xuất hiện bao nhiêu lần trong đoạn trích? Qua những lời giải thích của cáo, em hiểu "cảm hóa" có nghĩa là gì? Từ "cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong đoạn trích. Qua những giải thích của cáo, em hiểu "cảm hóa có nghĩa là làm cho người khác cảm phục cái hay, cái tốt của mình để từ bỏ tính xấu, làm cho nhau trở nên gần gũi hơn. Trong tiếng Anh, từ này biểu thị ý thuần hóa và hạ cấp. Tuy nhiên, hoàng tử bé sử dụng động từ "cảm hóa" ám chỉ sự kết nối yêu thương qua lại. 3. Điều gì ở hoàng tử bé khiến cáo tha thiết mong được làm bạn với cậu? Cáo đã tha thiết mong được làm bạn với hoàng tử bé. Bởi, cuộc sống của cáo thật đơn điệu, "mình săn gà, còn người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán". Cáo cũng nghĩ hoàng tử bé cần có một người bạn và vì thế nó dậy cho hoàng tử bé cách "cảm hóa" nó. 4. Nếu được hoàng tử bé "cảm hóa", cuộc sống của cáo sẽ thay đổi như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được ý nghĩa gì của tình bạn? Nếu được hoàng tử bé "cảm hóa", cuộc sống của cáo sẽ được "chiếu sáng". "Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác". Đó là bươc chân sẽ gọi cáo ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. Màu vàng óng ả của lúa mì sẽ gợi nhớ cho cáo đến mái tóc vàng của hoàng tử bé. Qua đó, có thể thấy được ý nghĩa của tình bạn: Tình bạn thật sự chạm đến sự chân thành khi cả hai "cảm hóa" được lẫn nhau, khi cả hai tầm hồn luôn hướng về nhau, luôn trông đợi sự hội ngộ. Tình bạn chính là sự cảm nhận bằng trái tim, nó khiến thế giới của ta tốt đẹp hơn. 5. Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã có những cảm xúc gì? Những cảm xúc ấy có khiến cáo hối hận về việc kết bạn với hoàng tử bé không? Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã không hối hận về việc kết bạn với hoàng tử bé. Cáo đã khiến cho hoàng tử bé hiểu tại sao bông hồng lại là duy nhất. Như cách lý giải của cáo, đối với cậu thì cáo cũng như hàng trăm con cáo khác. Nhưng nếu cậu có thể thấy sự khác biệt của nó giữa hàng ngàn con cáo khác, thì đó mới chính là tình bạn chân thành. Tình bạn chính là giản dị như vậy. 11
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 6. Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời nào của cáo "để cho nhớ"? Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của một trong những lời nói đó. Hoàng tử bé đã nhắc lại những lời của cáo "để cho nhớ": "Điều cốt lõi vô hình trong mắt thần", "chính thời gian của mình bỏ ra cho bông hồng của mình", "mình có trách nhiệm với bông hồng của mình". 7. Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn. Em thấy bài học nào gần gũi và có ý nghĩa nhất với mình? Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn. Bài học gần gũi và có ý nghĩa nhất đối với em là: Đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy lạc lõng và bối rối không biết đối mặt với những vấn đề trước mắt như thế nào. Nhưng sẽ luôn có câu trả lời ở đâu đó. Câu trả lời từ một người bạn hoặc cũng có thể chính từ bản thân mỗi chúng ta. Những người đó, có thể sẽ giống tất cả mọi người khác trên thế giới này, nhưng họ sẽ trở nên đặc biệt nếu chúng ta biết quan tâm và gần gũi với nhau hơn. 8. Theo em, nhân vật cáo có phải là một nhân vật của truyện đồng thoại không? Vì sao? Theo em, nhân vật cáo là một nhân vật của truyện đồng thoại. Bởi đây là một câu chuyện dành cho thiếu nhi, nhà văn lấy loài cáo làm nhân vật, nhân cách hóa trên cơ sở "không thoát ly sinh hoạt thật" của loài cáo, đồng thời không xa rời cách nhìn theo thói quen của đối tượng độc giả là thiếu nhi. 9. Tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé. Sau khi hoàng tử bé trên tay cầm bông hồng duy nhất rời đi, cáo quay trở về nhìn những cánh đồng lúa mì vàng óng. Nó ngồi lặng im. Hướng con mắt ra xa tận chân trời. Nó tưởng tượng một cậu bé có mái tóc vàng óng đã cảm hóa được mình. Cứ thế, cáo và hoàng tử bé ngồi xích lại gần nhau. Nó mong một ngày gặp lại cậu và rồi nó sẽ lại tặng cho hoàng tử bé một món quà bí mật. Thực hành tiếng Việt 2: Nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ, từ ghép và từ láy Nghĩa của từ 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có". Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy và giải thích ý nghĩa của những từ đó. Từ có yếu tố hóa được hiểu theo nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có": + Đồng cảm: là khả năng hiểu, cảm nhận những gì người khác đang trải qua, khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác. + Cảm hứng: có cảm xúc và hết sức hứng thú, từ đó tạo điều kiện để óc tưởng tượng được sáng tạo, linh hoạt hơn. 2. Hãy đặt một câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi. - Đơn điệu: Cuộc sống của tôi thời gian qua hết sức đơn điệu và nhàm chán. 12
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 - Kiên nhẫn: Trên con đường đi tới sự thành công, mỗi một con người cần kiên nhẫn, ý chí, nỗ lực mới gặt hái được thành công. - Cốt lõi: Cốt lõi của tình yêu thương chính là sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ. Biện pháp tu từ 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau: Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. - So sánh: Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. - Tác giả so sánh tiếng bước chân khác, của mọi loài khác, mọi con người khác với tiếng bước chân của hoàng tử bé. Đó là tiếng nhạc, sẽ đưa con cáo ra khỏi hang. Điều đó nói lên triết lý giản dị của tình bạn, tình bạn sẽ thấy thật rõ ràng bằng trái tim của mình, cái chủ yếu mà mắt không thể thấy, tai không thể nghe. 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "cảm hóa nghĩa là gì", "cảm hóa mình đi". Hãy tìm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng. - Những lời thoại được lặp lại trong văn bản này là: + Mình đi tìm con người. Hoàng tử bé nói - "cảm hóa" nghĩa là gì. + Không mình đi tìm bạn bè. "Cảm hóa" nghĩa là gì. + Bạn làm ơn "cảm hóa" mình đi + Nếu muốn có một người bạn, hãy "cảm hóa" mình đi - Tác dụng: Tác giả nhấn mạnh động từ "cảm hóa" rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là ông chủ và kẻ phục tùng. Đó là một câu chuyện đạo đức bao trùm cuốn tiểu thuyết. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Chính hành trình của hoàng tử nhỏ đã khiến cậu khám phá được bản thân cũng như thế giới xung quanh. Từ ghép và từ láy 5. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhát 2 từ ghép và 2 từ láy. Gợi ý Hoàng tử bé là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. Đọc 3: Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 13
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 Nguyễn Hoàng Nhật Linh (1982) - Quê quán: Hà Nội. - Sáng tác từ năm 12 tuổi, hiện tại có hàng ngàn bài thơ. - Thơ ông viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích Ra vườn nhặt nắng, 2017. - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Luyện tập Bắt nạt được viết theo thể thơ nào? 7 chữ. 5 chữ. Tự do. Lục bát. Kiểm tra - Thể thơ: 5 chữ. II. Đọc hiểu văn bản 1. Khổ 1: Nêu vấn đề. - Nêu vấn đề trực tiếp cùng thái độ của tác giả: Bắt nạt là xấu lắm. - Nêu ý kiến, lời khuyên: + "Đừng bắt nạt, bạn ơi" → Dấu phẩy ngăn cách, tách đối tượng, nhấn mạnh lời kêu gọi. + Bất cứ ai đều không cần bắt nạt. 2. Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt. 14
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 Luyện tập Đâu không phải hoạt động mà tác giả gợi ý làm thay vì bắt nạt? Học hát. Thử mù tạt. Chơi bóng. Nhảy híp-hóp. Kiểm tra - Nêu những việc làm tốt: + Học hát, nhảy híp-hóp. + Thử mù tạt, đối mặt thử thách. - Nhấn mạnh việc không nên dành thời gian bắt nạt, chèn kép kẻ yếu. → Tốn thời gian, hèn nhát. - Đứng về phe kẻ yếu: + Nhút nhát giống thỏ con, đáng yêu. + Sao không yêu, lại còn ? - Nghệ thuật: + Câu hỏi tu từ. + Điệp: Tại sao, sao không + Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách. 3. Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt. - Điệp từ, điệp ngữ "Đừng bắt nạt". → Nhấn mạnh quan điểm, ý kiến tác giả. - Đối tượng: + Con người: trẻ con - người lớn - ai. + Sự vật: mèo, chó. + Đất nước: nước khác. - Lí do: Vì bắt nạt dễ lây. => Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn. 15
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 4. Khổ 7, 8: Thách thức, liên hệ bản thân. Luyện tập Tác giả đã liên hệ với ai khi nhắc đến việc bắt nạt? Bạn của mình. Chính "tôi". Những chú thỏ. Những chú chim. Kiểm tra - Trực tiếp xưng "tôi". - Thách thức nhẹ nhàng, bảo vệ kẻ yếu: Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu cần bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay. - So sánh với chính mình: Bị bắt nạt quen rồi. - Khẳng định lần nữa ý kiến bản thân: Vẫn không thích bắt nạt/ Vì bắt nạt rất hôi! → Từ "hôi" là một từ lạ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. → Thể hiện sự xấu xa, tiêu cực của việc bắt nạt. III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt à khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác. 2. Nghệ thuật Thể thơ 5 chữ kết hợp các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh, cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng. IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài Câu 1: Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và bị bắt nạt? Nhân vật "tớ" trong bài thể hiện thái độ : - Với các bạn bắt nạt: Nhân vật đưa ra những câu đừng bắt nạt tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây. Vì bắt nạt là người rất xấu, rất hôi. Dù bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt. Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật ngay. 16
- Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081 - Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống "thỏ non". Câu 2: Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì? - Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện 7 lần trong bài thơ. - Tác dụng của việc lặp lại rất nhiều lần cụm từ này là nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, nếu bắt nạt người khác thì đó chính là người xấu. Đồng thời khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý, tích cực tạo nên sự vui vẻ, yêu đời hơn. Câu 3: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó? Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ. Câu 4: Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào. - Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác: + Bị bắt nạt: Em nói với ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô giáo để người lớn nói chuyện, tìm cách giải quyết, giúp đỡ cho em. + Bắt nạt người khác: Em đã được bố mẹ giải thích, khuyên nhủ và góp ý để em sửa sai lần sau không lặp lại tính xấu đó nữa. - Khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu. Viết: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của mình. Trước cái chết của Dế Choắt do trò đùa ngỗ nghịch của mình gây ra, Dế Mèn đã hối hận, biết rút ra bài học đường đời đầu tiên. Còn em, em có sẵn sàng kể về một trải nghiệm của bản thân không? Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm: + Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. 17