Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 78+79: Thực hành Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 78+79: Thực hành Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_7879_thuc_hanh_tieng_viet.pptx
Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 78+79: Thực hành Tiếng Việt
- TIẾT 78-79: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
- - “ ” ; [ ] . NHỮNG DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT ( ) ? : , !
- I. Tri thức ngữ văn 1. Công dụng của dấu ngoặc kép
- Khởi động Bài tập: Từ “ngược dòng” hiểu theo nghĩa thông thường là gì? Trong câu văn sau, nghĩa của từ “ngược dòng” có được hiểu như vậy không? Vậy hiểu là gì? “Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về thuở sơ khai đến với tôi ngay khi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này” (theo Hà My) *Nghĩa thông thường của từ “ngược dòng” là bơi ngược, lội ngược, không thuận theo lẽ thông thường. ❖ Trong câu văn trên “ngược dòng” được hiểu theo cách đặc biệt, là quay về tìm hiểu những điều từ xa xưa, lúc sự sống mới bắt đầu, như đi ngược với thời gian tuyến tính đang chảy trôi ở hiện tại
- I. Tri thức ngữ văn 1. Công dụng của dấu ngoặc kép Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
- Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì? a) Lê Nin có câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi!”. (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế) Đánh dấu một câu nói của Lê Nin (Lời dẫn trực tiếp) b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn! (Thúy Lan, Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử) Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt c) Cá như thế này mà ông bảo là cá “tươi” à? (Truyện cười – Treo biển) Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, ra đời. Đánh dấu tên tác phẩm,tờ báo, tập san được dẫn (Ngữ văn 7, tập 2) Dấu ngoặc kép dùng để: - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn.
- I. Tri thức ngữ văn 1. Công dụng của dấu ngoặc kép Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. 2. Văn bản và đoạn văn a. Văn bản (SGK – Tr 6) b. Đoạn văn + Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Thường là tập hợp của các câu, các đoạn. + Hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. + Có tính liên kết chặt chẽ, nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.
- b. Đoạn văn. Đoạn* Ví dụvăn: “làBạn đơn bè vị tuổi trực thơ tiếp tôi để có tạo thằng nên vănLợi bản,lắc đầuthường thấy là ghét do nhiều” (trang câu 14, văn SGK) tạo thành,có 2 đoạn biểu vănđạt .một nội dung tương đối trọn vẹn. + Đoạn 1: “Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi” đến “bằng cách đó” => Giới thiệu về Lợi, người bạn tuổi thơ. Đoạn 2: Từ “Vậy mà một hôm tình cờ” đến “lắc đầu thấy ghét” => Kể về việc Lợi rất con dế lửa của mình. * Kết luận: - Chức năng: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp để tạo nên văn bản, thường là do nhiều câu văn tạo thành và có những đặc điểm sau: - Đặc điểm: + Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. + Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu để ngắt đoạn + Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề.
- II. THỰC HÀNH Bài tập 1: Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau: Từ ngữ trong ngoặc kép Nghĩa thông thường Nghĩa theo dụng ý của tác giả a) Tìm từ đặt trong ngoặc kép b) Xác định nghĩa thông thường . c) Nghĩa theo dụng ý của tác giả
- II.Thực hành 1. Bài tập 1 Liều mình như Quyết hi sinh Hăng máu (chỉ con dế) chẳng có Thê thảm, thống thiết. Trớ trêu Thảm thiết (tình huống của nhân vật) Làm cho trở nên giàu có, nhiều của cải, Tích lũy những viên bi Làm giàu tiền bạc. (hành động của nhân vật Lợi) Võ đài Đài đấu võ. Tổ chức chọi dế Người có khả năng ứng phó hơn hẳn Một chú dế thiện chiến Cao thủ người khác. Gia nhập vào giang hồ- thế giới võ hiệp Sự xuất hiện của dế lủa trong trò Ra giang hồ nơi các anh hùng, võ hiệp hành tẩu chơi trọi dế của bọn trẻ con. Làm cho người đã gây hại cho mình Nghịch ngợm Trả thù chịu điều xứng đáng với điều người đó (hành động của bọn trẻ con) đã gây ra. Cử hành tang lễ Tổ chức tang lễ cho người đã mất. Chôn cất dế.
- Bài tập 2/ tr 19: Đặt câu có dấu ngoặc kép: Các bạn ồ lên thích thú, thì ra Lan là một "danh ca" chính hiệu. Tác dụng dấu ngoặc kép: Nhấn mạnh từ danh ca được dùng với ý nghĩa đặc biệt là chỉ người hát rất hay, hát hay như ca sĩ. Bài tập 3: Xác định số đoạn văn trong văn bản “Con gái của mẹ” từ “Thương mẹ vất vả ” đến “ Lam Anh tâm sự.” => Có bốn đoạn văn
- Bài tập 4/ tr 19 Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau: a) Câu chủ đề là: Bài ca có thể là lời của cô gái (câu văn mang nôi dung khái quát của cả đoạn văn, thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn) b) Không có câu chủ đề.
- Vận dụng Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150- 200 chữ) kể một kỉ niệm với một người bạn thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đó sử dụng dấu ngoặc kép.
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150- 200 chữ) kể một kỉ niệm với một người bạn thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đó sử dụng dấu ngoặc kép. Đoạn văn của HS cần đảm bảo các yêu cầu: - Dung lượng đoạn văn từ 150- 200 chữ; đảm bảo hình thức đoạn văn. - Nội dung của đoạn văn: + Kiểu bài: văn tự sự + Chủ đề: kể một kỉ niệm với người bạn thân, em xem là điểm tựa tinh thần của mình. + Kỉ niệm gì? Diễn ra ở đâu? Khi nào? Trong kỉ niệm đó, bạn em đã có ành động, ý nghĩ, tâm trạng gì? Điều đó đã tác động đến em như thế nào?