Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 1: Tập hợp

docx 11 trang thuynga 26/08/2022 6581
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 1: Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_dai_so_chuong_1_bai_1_tap.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 1: Tập hợp

  1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo KHDH: 1; 2 BÀI 1: TẬP HỢP Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Làm quen với các khái niệm tập hợp bằng cách lấy ví dụ về tập hợp - Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước. - Biết cách dùng chữ cái in hoa đặt tên cho một tập hợp và biết cách viết một tập hợp. - Biết hai cách cho một tập hợp là: Liệt kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng cho mỗi phần tử của tập hợp. - Biết được có thể minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven. - Sử dụng được thuật ngữ và kí hiệu khi phần tử thuộc, không thuộc một tập hợp. - Vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập về sử dụng kí hiệu phần tử thuộc/không thuộc tập hợp; viết tập hợp bằng cách liệt kê và chỉ ra tính chất đặc trưng; giải quyết một số nhiệm vụ có nội dung gắn với môn học khác (môn Âm nhạc/Hình học) ở mức độ đơn giản. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập tại lớp, HS tự tin khi trình bày báo cáo hoặc nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ; HS biết chia sẻ, biết đánh giá và nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết, sử dụng được thuật ngữ khi một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước; HS viết được kí hiệu tập hợp, kí hiệu phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học Thực hiện được các thao tác tư duy đơn giản như có thể thực hiện những nhiệm vụ tương tự; biết diễn đạt một vấn đề toán học có sử dụng các thuật ngữ đơn giản về tập hợp Nhận biết và phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong môn Toán và giải quyết được vấn đề toán học. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
  2. III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: - HS nghe giới thiệu chương I – Số tự nhiên sẽ tìm hiểu các nội dung: tập hợp; tập hợp các số tự nhiên; các phép tính trong tập hợp số tự nhiên; quan hệ chia hết, số nguyên tố; ước chung và bội chung. - Gợi động cơ tìm hiểu về cách diễn đạt một vấn đề có sử dụng Tập hợp. b) Nội dung: - HS nắm được những chủ đề sẽ được học trong chương I – Số tự nhiên. - HS đọc thông tin giới thiệu về việc sưu tập tem, mỗi bộ tem sưu tập theo cùng một chủ đề được gọi là một tập hợp (SGK trang 5). c) Sản phẩm: - Biết được những nội dung sẽ được tìm hiểu trong chương I – Số tự nhiên. - Bước đầu hiểu được cách gọi mới mỗi bộ “đồ vật” có thể sử dụng cụm từ tập hợp. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giới thiệu: Chương I - Số tự nhiên sẽ tìm hiểu - GV đưa lên màn chiếu các biểu tượng dùng trong các nội dung: sách (như phần đầu của cuốn SGK) cho HS quan - Tập hợp; tập hợp các số tự nhiên; - Các phép tính trong tập hợp số tự sát và ghi nhớ. nhiên; - GV thuyết trình giới thiệu các nhiệm vụ cần tìm - Quan hệ chia hết, số nguyên tố; hiểu trong chương I - Số tự nhiên. - Ước chung và bội chung. * GV giao nhiệm vụ học tập: * Mỗi bộ tem theo cùng một chủ đề HS: Hoạt động cá nhân được gọi là một tập hợp - Đọc thông tin mở đầu giới thiệu về một người sưu tập tem, mỗi bộ tem sưu tập theo cùng một chủ đề được gọi là một tập hợp (SGK trang 5) * HS thực hiện nhiệm vụ: - Đọc thông tin mở đầu trong SGK trang 5 (GV gọi 2 HS đứng tại chỗ đọc to). *Báo cáo, thảo luận: - GV giao thêm nhiệm vụ cho HS suy ngẫm: * Các ví dụ HS có thể đưa ra Theo cách giới thiệu trong SGK, hãy lấy thêm từ 2 - Tập hợp các ngón tay trên một bàn đến 3 ví dụ mà có thể gọi là một tập hợp. tay; - Một vài HS nêu ví dụ (nếu các em lấy được ví - Tập hợp các chiếc bát trên giá dụ). HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. bếp; * Kết luận, nhận định: - Tập hợp các cây hoa trong bồn - GV nhận xét các câu trả HS: Hoạt động cá nhân cây ở sân trường; lời (nếu có) của HS, chính xác hóa. - GV đặt vấn đề vào bài mới: Khái niệm tập hợp thường gặp nhiều trong toán học và đời sống. Vậy nội dung tập hợp gồm những vấn đề gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học này.
  3. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40 phút) Hoạt động 2.1: Một số ví dụ về tập hợp. Kí hiệu và cách viết một tập hợp (12 phút) a) Mục tiêu: - Biết được một số ví dụ về gọi tên tập hợp (được đưa ra trong mục 1 - SGK trang 5) và tự lấy được ví dụ về tập hợp trong Toán học và đời sống; - Biết được ví dụ cụ thể về cách viết một tập hợp và phần tử của tập hợp (được đưa ra trong mục 2 - SGK trang 5); - Hiểu được: Thường dùng chữ cái in hoa đặt tên cho một tập hợp; các phần tử của tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn  và cách nhau bởi dấu “ ; ”. b) Nội dung: - Học sinh đọc SGK mục 1, trang 5. Thảo luận nhóm, lấy ví dụ về tập hợp trong Toán học và đời sống; - Học sinh đọc SGK mục 2, trang 5. Hiểu được ví dụ cụ thể về cách viết một tập hợp, các phần tử của tập hợp và ghi nhớ được cách viết một tập hợp theo hình thức này; - Biết sử dụng các kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể trong phiếu học tập của nhóm. c) Sản phẩm: - Hiểu được cách diễn đạt khi gọi tên một tập hợp. Lấy được ví dụ cụ thể về tập hợp trong Toán học và đời sống; - Hiểu được cách viết một tập hợp (được đưa ra trong mục 2 - SGK trang 5). Thực hiện được những nhiệm vụ học tập theo yêu cầu; - Hoàn thiện nhiệm vụ trong phiếu học tập mục 1 và mục 2. d) Tổ chức thực hiện: - GV phát phiếu học tập (phụ lục 1) theo nhóm (4 đến 5 HS/nhóm). Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: 1. Một số ví dụ về tập hợp HS: Hoạt động theo nhóm 4. - Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10; - Đọc mục 1 trong SGK trang 5. - Tập hợp các học sinh của lớp 6A; - Thảo luận nhóm làm bài tập ở mục 1 của - Tập hợp các số trên mặt đồng hồ phiếu học tập (đồng hồ số). * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Đọc mục 1 trong SGK trang 5. - Lấy ví dụ về tập hợp (có cả trong Toán học và đời sống) vào phiếu học tập. * Báo cáo, thảo luận 1 - GV gọi đại diện 2 nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả; - HS cả lớp quan sát, lắng nghe để nhận xét, phản biện. * Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa hoạt động 1. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS (nhận xét về thái độ hoạt động, mức độ đạt được của SP, kĩ năng diễn đạt, trình bày). * GV giao nhiệm vụ học tập 2: 2. Kí hiệu và cách viết tập hợp HS: Hoạt động theo nhóm 4. * Thường dùng chữ cái in hoa đặt tên - Đọc và tìm hiểu kiến thức trọng tâm; nội cho một tập hợp. dung phần lưu ý; Ví dụ 1 ở mục 2 trong SGK
  4. trang 5,6. + Các phần tử của tập hợp được viết - Thảo luận nhóm làm hai bài tập ở mục 2 của trong dấu ngoặc nhọn  và cách phiếu học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: nhau bởi dấu “ ; ” - Đọc và tìm hiểu kiến thức trọng tâm; nội + Mỗi phần tử được liệt kê (viết ra) dung phần lưu ý; Ví dụ 1 ở mục 2 trong SGK đúng 1 lần. trang 5, 6. Ví dụ: Tập hợp A gồm các số tự nhiên - Thảo luận làm các bài tập trong phiếu học. nhỏ hơn 5 . Ta viết: A 0; 1; 2; 3; 4 . *Báo cáo, thảo luận 2: - GV gọi đại diện 2 nhóm đứng tại chỗ báo Bài tập: cáo kết quả bài tập. a) Tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn - GV gọi 2 HS ở 2 nhóm lên bảng làm tập 1. 3 và nhỏ hơn 8 là M 4; 5; 6; 7. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, theo dõi để b) Số 4 (là) (không là) phần tử của tập nhận xét, phản biện. hợp M . * Kết luận, nhận định 2: Số 8 (là) (không là) phần tử của tập - GV chính xác hóa hoạt động 2 và nhận xét, hợp M . đánh giá hoạt động nhóm của HS. Bài tập 1: Tập hợp A gồm các số tự - GV chốt lại một số nội dung: nhiên lẻ nhỏ hơn 10 là + Thường dùng chữ cái in hoa đặt tên cho một A 1; 3; 5; 7; 9. tập hợp. + Các phần tử của tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn  và cách nhau bởi dấu “ ; ”. + Mỗi phần tử được liệt kê (viết ra) đúng 1 lần. Hoạt động 2.2: Phần tử thuộc tập hợp (13 phút) a) Mục tiêu: - Sử dụng được thuật ngữ và kí hiệu khi phần tử thuộc, không thuộc một tập hợp; - Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước. b) Nội dung: - Học sinh hoạt động nhóm và nắm được thông tin/kiến thức về phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp. Biết cách sử dụng kí hiệu để biểu diễn khi phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp. - Biết sử dụng các kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể trong phiếu học tập của nhóm. - HS hiểu và nắm được thông tin về số ngày của các tháng dương lịch trong năm dựa vào “Mẹo học tập”. c) Sản phẩm: - Biết cách sử dụng kí hiệu hay chỉ mối quan hệ giữa một phần tử và một tập hợp; - Hoàn thiện nhiệm vụ trong phiếu học tập mục 3. - HS biết “Mẹo học tập” khi nắm tay lại có thể đếm được các tháng dương lịch trong năm có 28 (hoặc 29) ngày; 30 ngày; 31 ngày. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: 3. Phần tử thuộc tập hợp HS: Hoạt động theo nhóm 4. * Cho tập hợp A. - Hoạt động nhóm khám phá và ghi nhớ kiến thức + Nếu a là phần tử của tập hợp A, trong nội dung đầu tiên của mục 3 (SGK trang 6). ta viết a A.
  5. - Tìm hiểu ví dụ 2 (SGK trang 6). + Nếu a không là phần tử của tập - Điền kí hiệu thích hợp điền vào ô trống để được hợp A, ta viết a A. kết luận đúng trong phần Ghi nhớ ở mục 3 của phiếu học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện nhiệm vụ được giao. *Báo cáo, thảo luận 1: - GV gọi đại diện 2 nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả nhiệm vụ được giao trong phiếu học tập; - HS cả lớp quan sát, lắng nghe để nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa và nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS; - GV chốt lại: Để chỉ mối quan hệ giữa một phần tử và một tập hợp, ta sử dụng kí hiệu (thuộc) hoặc (không thuộc). + Nếu a là phần tử của tập hợp A, ta viết a A. + Nếu a không là phần tử của tập hợp A, ta viết a A. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài tập 2: Cho H là tập hợp gồm HS: Hoạt động theo nhóm 4. các tháng dương lịch có 30 ngày. - Làm bài tập 2 mục 3 của phiếu học tập. Chọn kí hiệu , thích hợp điền * HS thực hiện nhiệm vụ 2: vào ô trống. - HS thực hiện nhiệm vụ được giao; a) Tháng 2 H ; - Hướng dẫn hỗ trợ nhiệm vụ 4: b) Tháng 4 H ; + GV yêu cầu HS viết tập hợp H gồm các tháng c) Tháng 12 H . dương lịch có 30 ngày, nếu HS gặp khó khăn thì GV cho HS nhớ lại bằng cách đưa thông tin lên màn chiếu (phụ lục 2). + GV yêu cầu HS đọc phần “Mẹo học tập” và nêu các ví dụ về tập hợp xuất hiện trong mục này. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV gọi 2 HS ở 2 nhóm lên bảng làm tập 2; - HS cả lớp quan sát, theo dõi để nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV chính xác hóa và nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS. Hoạt động 2.3: Các cách cho một tập hợp (13 phút) a) Mục tiêu: - Biết hai cách cho một tập hợp là: Liệt kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng cho mỗi phần tử của tập hợp. b) Nội dung: - HS hiểu được có hai cách cho một tập hợp và viết được một tập hợp theo hai cách đó. - Biết sử dụng các kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể trong phiếu học tập của nhóm. c) Sản phẩm: - Hoàn thiện nhiệm vụ trong phiếu học tập mục 4.
  6. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: 4. Các cách cho một tập hợp HS: Hoạt động theo nhóm 4. * Ghi nhớ: Có hai cách cho một - Hoạt động nhóm khám phá và ghi nhớ kiến thức tập hợp: trong phần 4 (SGK trang 6; 7). + Liệt kê các phần tử của tập hợp; - Điền nội dung thích hợp vào ( ) để được kết + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các luận đúng trong phần Ghi nhớ ở mục 4 của phiếu phần tử của tập hợp. học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện nhiệm vụ được giao. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV gọi đại diện 2 nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong phiếu học tập; - HS cả lớp quan sát, lắng nghe để nhận xét. *Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa hoạt động và nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS; - GV chốt lại có hai cách cho một tập hợp: Liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho mỗi phần tử của tập hợp. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài tập 3: C 4; 7; 10; 13; 16. HS: Hoạt động cá nhân đọc ví dụ 3; 4 SGK T7 Bài tập 4: Tập hợp các chữ số xuất HS: Hoạt động nhóm 4 hiện trong số 2020 là 0; 2. - Thảo luận nhóm làm bài tập 3; 4 ở mục 4 của phiếu học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS thực hiện nhiệm vụ được giao. *Báo cáo, thảo luận 2: - GV gọi 2 HS ở 2 nhóm lên bảng làm tập 2; - GV gọi 2 HS ở 2 nhóm khác lên bảng làm tập 3; - HS cả lớp quan sát, theo dõi để nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV chính xác hóa hoạt động và nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS; - Lưu ý lại cho HS về cách viết tập hợp bằng phương pháp liệt kê các phần tử; - Lưu ý cho HS cần phân biệt hai nhiệm vụ: Liệt kê các phần tử của tập hợp khác với viết tập hợp bằng phương pháp liệt kê.  Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Học và ghi nhớ các kiến thức về cách đặt tên cho tập hợp; các cách cho một tập hợp; sử dụng được thuật ngữ và kí hiệu khi phần tử thuộc, không thuộc một tập hợp. - Làm bài tập 1; bài tập 2; bài tập 3.a; bài tập 4.a - SGK trang 7; 8. - Chuẩn bị trước các bài tập 3.b,c,d và bài tập 4.b,c,d – Giờ sau Luyện tập - Đọc nội dung phần "CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT" về Biểu đồ Ven (SGK trang 8).
  7. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút). a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học trong tiết 1 để làm các bài tập về sử dụng được thuật ngữ, kí hiệu khi phần tử thuộc, không thuộc một tập hợp; liệt kê các phần tử của tập hợp; viết tập hợp bằng phương pháp liệt kê hoặc phương pháp chỉ ra tính chất đặc trưng. Bên cạnh đó HS được nhớ lại một số vấn đề liên quan đến môn học khác (môn Âm nhạc/Hình học) ở mức độ đơn giản. b) Nội dung: - Chữa bài tập 1.a,d; chữa bài tập 3a; - Làm các bài tập 3.b,c,d; bài tập 4.b,c,d SGK trang 8. c) Sản phẩm: - Lời giải bài tập 1.a,d; bài tập 3; bài tập 4.b,c,d SGK trang 8. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung HS: Hoạt động cá nhân. 3. Luyện tập * GV giao nhiệm vụ học tập 1: Có hai cách cho một tập hợp: - Có mấy cách cho một tập hợp? Liệt kê các phần tử của tập hợp; - Chữa bài tập 1.a,d. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho mỗi phần tử của tập * HS thực hiện nhiệm vụ 1: hợp. - GV yêu cầu lần lượt: 2 HS Dạng 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp đứng tại chỗ trả lời câu hỏi; 2 HS lên bảng chữa bài tập 1.a,d. Chữa bài tập 1.a,d SGK trang 7, 8: * Báo cáo, thảo luận 1: a) Các phần tử của tập hợp A là: hình chữ nhật; hình - Cả lớp quan sát và nhận xét. vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang. * Kết luận, nhận định 1: d) Các phần tử của tập hợp D là: nốt đồ; nốt rê ; nốt - GV khẳng định kết quả đúng mi ; nốt pha ; nốt son ; nốt la ; nốt si. và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. HS: Hoạt động nhóm 4 Dạng 2: Viết tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài tập 3 SGK trang 8 GV lần lượt giao các nhiệm vụ: b) B 42; 44; 46; 48 - Làm bài tập 3.b,c,d; c) C 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13 - Làm bài tập bổ sung. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: d) D 11; 13; 15; 17; 19 . - HS thực hiện nhiệm vụ được Bài tập tập bổ sung giao a) M = { x | x là số tự nhiên không vượt quá 6} - Hướng dẫn hỗ trợ: Số tự nhiên b) N = { x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x <18} không vượt quá 6 tức là lấy đến số 6. Giải bài tập bổ sung 1 * Báo cáo, thảo luận 2: b) M 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm c) N 0; 3; 6; 9; 12; 15 . HS lên trình bày (1 bài tốt và 1 bài chưa tốt); - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV chính xác hóa kết quả của
  8. hoạt động và đánh giá hoạt động nhóm. HS: Hoạt động nhóm 4. Dạng 3: Viết tập hợp bằng cách chỉ ra tính chất * GV giao nhiệm vụ học tập 3: đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. - Làm bài tập 4. Bài tập 4 - SGK trang 8 * HS thực hiện nhiệm vụ 3: a) A = { x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x <16} - HS thực hiện nhiệm vụ trên. b) B = { x | x là số tự nhiên chia hết cho 5,0 x < 35} - GV giải đáp thắc mắc của HS c) C= { x | x là số tự nhiên chia hết cho 10,0 x <100} để hiểu rõ nhiệm vụ (nếu cần). d) D = { x | x là số tự nhiên chia cho 4 dư 1,0 x <18} * Báo cáo, thảo luận 3: - GV lần lượt yêu cầu 4 HS lên bảng trình bày. - Cả lớp quan sát và nhận xét. * Kết luận, nhận định 3: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá hoạt động của HS. - Lưu ý: Có thể trình bày cách khác nhau. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (20 phút) a) Mục tiêu: - Từ tập hợp một số chữ cái cho trước, HS thực hiện trò chơi ghép thành những cụm từ (có hai từ trở lên) có nghĩa nhằm mở rộng vốn từ ở mức độ đơn giản cho HS. - Biết được có thể minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven để có thể giải quyết được một số vần đề có trong thực tế. - Giao nhiệm vụ tự học cho HS, phát triển năng lực tự học, sáng tạo, tính tự giác, tích cực. b) Nội dung: - Giải quyết các nhiệm vụ học tập được đưa ra và thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: Bài tập tập bổ sung HS: Hoạt động nhóm 4 Cho tập hợp X C; A; O. Một số - Làm bài tập: Cho tập hợp X C; A; O. Tìm cụm từ có nghĩa viết được là: cách viết các cụm từ (2 từ trở lên) có nghĩa bằng AO CÁ; CÓ CÁ; CÓ CÀ; cách sử dụng các chữ cái trong tập hợp X , ví dụ: CÓ CỜ; CAO CỜ; CAO CAO; CÓ CÁ; * HS thực hiện nhiệm vụ 1: CÀO CÀO CÓ CÀO CÀO; - HS thực hiện nhiệm vụ trên. CA CAO; CÓ CA CAO; * Báo cáo, thảo luận 1: - GV lần lượt yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc cụm từ tìm được. Cả lớp lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Biểu đồ Ven (Do nhà Toán học HS: Hoạt động cá nhân người Anh John Venn đưa ra) - Đọc phần "CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT" về Biểu
  9. đồ Ven (SGK trang 8). * Có thể minh họa tập hợp bằng một - Thảo luận nhóm 4: Làm bài tập 1; 2 trong phần vòng kín, mỗi phần tử của tập hợp phần "CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT" được biểu diễn bởi một dấu chấm *HS thực hiện nhiệm vụ 2: bên trong vòng kín. - HS thực hiện nhiệm vụ được giao. - Hướng dẫn, hỗ trợ bài tập 2: A a b + Nếu minh họa tập hợp HS biết chơi bóng rổ; tập c hợp HS biết chơi cờ vua bằng biểu đồ Ven thì số d phần tử của mỗi tập hợp là bao nhiêu ? A a; b; c ; d A . + Vì tất cả HS đều biết chơi bóng rổ hoặc cờ vua Bài tập 1: nên tất cả số HS lớp 6A đã được biểu diễn trong B hai biểu đồ Ven nói trên. Vậy số HS của lớp 6A A a b là nhiều nhất khi nào ? c m * Báo cáo, thảo luận 2: n GV lần lượt cho HS báo cáo sản phẩm: a) A a; b; c ; B a; b; c; m; n. - Gọi 1 HS đọc nội dung "CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT". b) Phát biểu đúng: - Gọi 2 HS của 2 nhóm lên bảng trình bày bài 1.  b B ; n A. - Gọi 1 HS (khá giỏi) lên bảng trình bày bài 2. Bài tập 2: - Cả lớp lắng nghe và nhận xét. C (cờ vua) * Kết luận, nhận định 2: B (bóng rổ) - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. 20 học sinh 35 học sinh - Qua phần này, các em còn có thể biết được có thể minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven. Ngoài ra, Minh họa tập hợp HS biết chơi bóng chúng ta có thể giải quyết được một số vần đề rổ và tập hợp HS biết chơi cờ vua Toán học và đời sống nhờ việc minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven. như trên. Số HS lớp 6A là nhiều nhất khi không có HS nào biết chơi cả hai môn thể thao nói trên. Số HS lớp 6A nhiều nhất là: 20 35 55 (HS)  Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút) - Học và ghi nhớ các kiến thức về cách đặt tên cho tập hợp; các cách cho một tập hợp; sử dụng được thuật ngữ và kí hiệu khi phần tử thuộc, không thuộc một tập hợp. - Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học và làm hai bài tập sau: Bài tập 1: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê: a) Tập hợp A tên (kèm tên đệm) các bạn HS trong tổ của em; b) Tập hợp B các số tự nhiên có hai chữ số giống nhau và không chia hết cho 3; c) C = { x | x là số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và tổng ba chữ số bằng 6}. Bài tập 2: Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. a) A 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; b) B 19; 28; 37; 46; 55; 64; 73; 82; 91. - Chuẩn bị giờ sau: Các em hãy ôn lại cách đọc và viết số tự nhiên đã học ở Tiểu học và đọc trước nội dung bài 2 – Tập hợp các số tự nhiên, SGK trang 9,10,11,12.
  10. PHỤ LỤC 1- PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 1 NHÓM . – lớp 6 . Thành viên: PHIẾU BÀI TẬP 1. . (Trưởng nhóm) 2. . BÀI 1: TẬP HỢP 3. . 4. . 1. Một số ví dụ về tập hợp Bài tập: Lấy 3 ví dụ về tập hợp trong Toán học và đời sống VD1: VD2: VD3: 2. Kí hiệu và cách viết tập hợp Bài tập: Điền nội dung thích hợp vào dấu “ ” trong câu a và gạch bỏ đi từ hoặc cụm từ không phù hợp trong câu b. a) Tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 8 là: M  b) Số 4 (là) (không là) phần tử của tập hợp M Số 8 (là) (không là) phần tử của tập hợp M . Bài tập 1: Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10. 3. Phần tử thuộc tập hợp Ghi nhớ 1: Chọn kí hiệu thích hợp điền vào ô trống. * Cho tập hợp A. Nếu “a ” là phần tử của tập hợp A, ta viết a WA . Nếu “a ” không là phần tử của tập hợp A, ta viết a WA . Bài tập 2: Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn kí hiệu , thích hợp điền vào ô trống. a) Tháng 2 WH ; b) Tháng 4 WH ; c) Tháng 12 WH . 4. Cách cho một tập hợp Ghi nhớ 2: Điền nội dung thích hợp vào dấu ( ) để được kết luận đúng: Có hai cách cho một tập hợp: +) Liệt kê các ; +) cho các phần tử của tập hợp. Bài tập 3: Cho C = { x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 x 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp. Bài tập 4: Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020 .
  11. PHỤ LỤC 2 - MẸO HỌC TẬP MẸO HỌC TẬP GHI NHỚ SỐ NGÀY TRONG 1 THÁNG DƯƠNG LỊCH Nắm bàn tay lại và đếm các tháng theo các khớp nối, bắt đầu ở khớp nối của ngón tay trỏ (tương ứng với tháng 1). Mỗi khớp nổi lên và đoạn lõm xuống nối khoảng cách giữ các khớp được tính là một tháng riêng biệt. Sau khi hết lượt, ta đếm ngược lại cho đến tháng 12. Tháng nằm trên khớp nối (chỗ lồi) thì có 31 ngày, còn nằm ở khoảng cách (chỗ lõm) thì có 30 ngày hoặc ít hơn. * Có 7 tháng nằm ở khoảng lồi sẽ có 31 ngày, đó là các tháng tháng: 01; 3; 5 ; 7 ; 8 ; 10; 12 . * Có 4 tháng có 30 ngày, gồm các tháng: 4 ; 6; 9; 11. * Riêng tháng02 dương lịch: Năm thường có 28 ngày; năm nhuận có 29 ngày.  Năm nhuận là năm thỏa mãn một trong hai trường hợp sau: + Năm có 2 chữ số cuối là 00 (năm tròn thế kỷ) và chia hết cho 400 . + Năm có 2 chữ số cuối khác 00 và chia hết cho 4 . Ví dụ: Năm 1960; 2000; 2024 là năm nhuận nên tháng 2 năm đó có 29 ngày; năm 1030; 1000; 2021 không là năm nhuận nên tháng 2 năm đó có 28 ngày. * Người soạn: Bùi Thị Hiền Zalo: Bui Hiên Email: kienhien7679@gmail.com