Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 4: Phép nhân, phép chia số tự nhiên

docx 15 trang thuynga 12583
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 4: Phép nhân, phép chia số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_dai_so_chuong_1_bai_4_phep.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 1, Bài 4: Phép nhân, phép chia số tự nhiên

  1. Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: BÀI 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Nhận biết được thừa số, tích trong phép nhân; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư. - Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phép trừ. - Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân (dấu “x” hoặc dấu “.”) - Phân biệt được phép chia hết và phép chia có dư. - Thực hiện được phép tính nhân hai số tự nhiên có nhiều chữ số, chia hai số tự nhiên bằng cách đặt tính. - Vận dụng được tính chất của phép nhân để tính hợp lí. - Vận dụng được phép nhân, phép chia số tự nhiên để giải quyết một số bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được thừa số, tích trong phép nhân; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư. HS phát biểu được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân (dấu “x” hoặc dấu “.”). HS phát biểu bằng lời và viết được công thức tổng quát các tính chất của phép nhân. HS trình bày được các bước đặt tính khi thực hiện phép nhân hai số có nhiều chữ số và phép chia hai số tự nhiên. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để sử dụng linh hoạt các kí hiệu của phép tính nhân a b;a.b;ab tùy hoàn cảnh cụ thể; tìm được tích của hai thừa số, tìm được thương và số dư (nếu có) của một phép chia; vận dụng được các tính chất của phép nhân và phép cộng trong tính toán; giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn đơn giản. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
  2. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia đơn vị, bảng phụ, máy chiếu, tranh ảnh minh họa. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng có chia đơn vị, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: - Gợi động cơ vào bài mới. - Củng cố cho HS công thức tính diện tích hình chữ nhật đã học ở tiểu học. b) Nội dung: - HS quan sát một tình huống được xây dựng dựa trên bài toán mở đầu (SGK trang 18) (GV giao nhiệm vụ cho 1 nhóm HS luyện tập đóng hoạt cảnh trước ở nhà): Bác An có một thửa ruộng có dạng hình chữ nhật với chiều rộng là 150m và chiều dài là 250m . Năm vừa rồi, thửa ruộng nhà bác An bị mất mùa nghiêm trọng nên năm nay, bác muốn chia thửa ruộng đó thành bốn phần bằng nhau để gieo trồng những giống lúa mới với hi vọng sẽ tìm ra giống lúa có chất lượng và sản lượng tốt hơn. Bác An dự tính sẽ thử nghiệm bốn giống gạo khác nhau: giống gạo Thơm thái dẻo mềm vừa phải và rất thơm; giống gạo Bắc Hương có độ dẻo nhiều và độ dính cao; giống gạo Tám Xoan có mùi thơm dịu và rất tự nhiên; giống gạo ST25 được mệnh danh là loại gạo ngon nhất thế giới. Các em học sinh hãy giúp bác An tính diện tích mỗi phần ruộng sau khi chia là bao nhiêu mét vuông nhé. - GV yêu cầu HS nêu các phép tính cần sử dụng để giải quyết được bài toán này. c) Sản phẩm: - Các phép tính cần thực hiện để giải quyết bài toán mở đầu d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập Bài toán mở đầu: Một thửa ruộng có dạng - GV yêu cầu HS quan sát hoạt cảnh và nêu hình chữ nhật với chiều rộng là 150m và tóm tắt bài toán mà tình huống đặt ra. chiều dài là 250m . Người ta chia thửa - GV chiếu tóm tắt bài toán mở đầu và đặt ruộng đó thành bốn phần bằng nhau để câu hỏi cho HS: Theo em, để làm được bài gieo trồng những giống lúa khác nhau. toán trên, ta cần sử dụng các phép tính gì ? Diện tích mỗi phần là bao nhiêu mét * HS thực hiện nhiệm vụ học tập vuông? - HS quan sát tình huống và nêu tóm tắt bài toán. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi 1 HS nêu tóm tắt bài toán mà tình
  3. huống đặt ra. - GV gọi 1 - 2 HS trả lời các phép tính cần sử dụng để giải quyết bài toán. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài: Để giải quyết bài toán này, ta cần sử dụng đến phép nhân và phép chia các số tự nhiên. Vậy kết quả của bài toán này là gì; phép nhân và phép chia các số tự nhiên được thực hiện như thế nào, có tính chất ra sao, chúng ta cùng ôn tập lại trong tiết học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Nhân hai số có nhiều chữ số (15 phút) a) Mục tiêu: - HS nhận biết được thừa số, tích trong phép nhân. - HS ghi nhớ quy ước dấu của phép nhân ở cấp THCS. - HS thực hiện được phép nhân hai số tự nhiên có nhiều chữ số. b) Nội dung: - HS chỉ ra được các thừa số và tích trong công thức tổng quát của phép nhân hai số tự nhiên a.b c. - Nêu được quy ước dấu của phép nhân ở cấp THCS và lấy được các ví dụ tương ứng. - HS thực hiện hoạt động 1 (SGK trang 18) theo nhóm đôi. - HS hoạt động cá nhân thực hiện ví dụ 1, áp dụng 1 (SGK trang 19). c) Sản phẩm: - HS sử dụng linh hoạt các kí hiệu của phép tính nhân a b;a.b;ab tùy hoàn cảnh cụ thể - Kết quả thực hiện hoạt động 1 (SGK trang 18). HS nhớ lại cách đặt tính để thực hiện phép nhân hai số tự nhiên. - Kết quả thực hiện ví dụ 1, áp dụng 1 (SGK trang 19). HS thực hiện thành thạo phép chia hết bằng cách đặt tính. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 I. Phép nhân GV nêu câu hỏi: Trong phép tính nhân a) Phép nhân các số tự nhiên các số tự nhiên a b c . Khi đó a,b a x b = c và c được gọi là gì? * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. Thừa số Thừa số Tích * Báo cáo, thảo luận 1 - GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.
  4. - HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 1 - GV nhận xét câu trả lời của HS. GV chốt: Trong phép nhân a b c thì a là thừa số, b là thừa số và kết quả phép nhân được gọi tích (sốc ). * GV giao nhiệm vụ học tập 2 b) Quy ước - GV yêu cầu HS đọc quy ước (SGK - Trong một tích, ta có thể thay dấu “x” bằng dấu trang 18) chấm “.” - GV hướng dẫn và yêu cầu HS lấy ví VD: 12 5 12.5 dụ mỗi quy ước. - Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ * HS thực hiện nhiệm vụ 2 hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không - HS nghiên cứu quy ước (SGK trang cần viết dấu nhân giữa các thừa số. 18) và lấy được ví dụ tương ứng. VD: a b a.b ab, 4.a.b 4ab * Báo cáo, thảo luận 2 - GV gọi 2 HS lấy ví dụ cho mỗi quy ước. * Kết luận, nhận định 2 - GV nhận xét câu trả lời của HS. GV chốt lại hai quy ước như SGK trang 18. - GV lưu ý thêm HS nếu trong phép nhân có từ hai số tự nhiên trở lên thì bắt buộc phải có dấu nhân giữa các thừa số, ví dụ: 3.5.x * GV giao nhiệm vụ học tập 3: 1. Nhân hai số có nhiều chữ số - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi a) Hoạt động 1(SGK trang 18) (2 HS cùng bàn một nhóm), thực hiện hoạt động 1 (SGK trang 18): tính 152.213. Thời gian hoạt động nhóm: 2 phút. Yêu cầu các nhóm khi lên trình bày nêu rõ các bước làm khi đặt tính. * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS hoạt động nhóm đôi để thực hiện hoạt động 1 (SGK trang 18). - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi thực hiện thao tác đặt tính chia. * Báo cáo, thảo luận 3: - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và
  5. trả lời các câu hỏi phản biện (nếu có) - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện (nếu có). * Kết luận, nhận định 3: - GV chính xác hóa kết quả hoạt động 1. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. - GV chốt: Các bước thực hiện đặt tính để tính tích của 2 số có nhiều chữ số. * GV giao nhiệm vụ học tập 4: b) Ví dụ 1 (SGK trang 19) - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để hoàn thành ví dụ 1 và vận dụng 1 (SGK trang 19) * HS thực hiện nhiệm vụ 4: - HS hoạt động cá nhân làm ví dụ 1 và vận dụng 1 (SGK trang 19) * Báo cáo, thảo luận 4: - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài. - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên bảng và đổi vở kiểm tra chéo c) Áp dụng 1 (SGK trang 19) bài làm trong vở của nhau. * Kết luận, nhận định 4: - GV nhận xét và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - GV chốt, chuyển ý: Để thực hiện phép tính nhân hai số có nhiều chữ số ta có thể đặt tính để tính các tích. Vậy phép tính nhân có các tính chất như thế nào chúng ta cùng sang phần tiếp theo của tiết học. Hoạt động 2.2: Tính chất của phép nhân (23 phút) a) Mục tiêu: - HS củng cố lại các tính chất của phép nhân: giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối đối với phép cộng và phép trừ. - HS vận dụng các tính chất của phép nhân vào bài tập tính hợp lí và bài toán thực tế. b) Nội dung:
  6. - GV cho HS hoạt động nhóm. Từ đó, HS rút ra được các tính chất của phép nhân các số tự nhiên. - HS phân tích các tính chất trong ví dụ 2 (SGKtrang 19). - HS thực hiện vận dụng 2 (SGK trang 19) - HS thực hiện vận dụng 3 (SGK trang 19) c) Sản phẩm: - HS trình bày được các tính chất của phép nhân các số tự nhiên. - Tìm hiểu được ví dụ 2 (SGKtrang 19), kết quả thực hiện vận dụng 2 (SGK trang 19). HS biết cách áp dụng tính chất của phép nhân vào bài toán tính hợp lí. - Kết quả thực hiện vận dụng 3 (SGK trang 19). HS biết cách áp dụng tính chất của phép nhân vào bài toán có yếu tố thực tế. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 2. Tính chất của phép nhân - GV treo bảng phụ các câu hỏi và chia lớp a) Tính chất thành 9 nhóm (4-5 HS/nhóm). * Phép nhân các số tự nhiên có các tính + Thời gian HĐ nhóm: 3 phút chất sau: + Phân công nhiệm vụ các nhóm: - Giao hoán: a.b b.a * Nhóm 1,2,3 làm H1: - Kết hợp: a.b .c a. b.c H1: Cho a 24 và b 5 . - Nhân với 1: a.1 1.a a Tính a.b và b.a và so sánh hai kết quả. Từ - Phân phối đối với phép cộng và phép trừ: đó em rút ra nhận xét gì? a. b c a.b a.c * Nhóm 4,5,6 làm H2: a. b c a.b a.c H2: Tìm số tự nhiên c sao cho 6.2 .5 6. 5.c . Nêu nhận xét? * Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a.b.c có thể được tính theo một trong * Nhóm 7, 8, 9 làm H3. hai cách sau: a.b.c a.b .c hoặc H3: Tính và so sánh 6 2 .5 và 5.6 5.2 a.b.c a. b.c . . - GV hỏi HS: Từ hoạt động nhóm trên, em hãy nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên ? * HS thực hiện nhiệm vụ 1 - HS làm việc theo nhóm GV đã chia, trình bày vào bảng phụ. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi hoạt động. - Sau khi HĐ nhóm, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV: nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên. * Báo cáo, thảo luận 1
  7. - GV yêu cầu đại diện 3 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện (nếu có). - HS các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện (nếu có) - Đáp án HĐ nhóm: H1: a.b b.a 120 . Đây là tính chất giao hoán trong phép nhân. H2: c 2 . Nhận xét a.b .c a. b.c H3. 6 2 .5 5.6 5.2 40 - GV gọi 2 HS phát biểu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên. * Kết luận, nhận định 1 - Gv chốt các tính chất của phép nhân số tự nhiên như SGK trang 19. - GV lưu ý cho HS: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a.b.c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a.b.c a.b .c hoặc a.b.c a. b.c . * GV giao nhiệm vụ học tập 2 - GV yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 2 (SGK trang 19) chỉ ra được tính chất nào của phép nhân được sử dụng trong mỗi câu. * HS thực hiện nhiệm vụ 2 - HS nghiên cứu VD 2 (SGK trang 19) và chỉ ra các tính chất của phép nhân được sử dụng trong từng bước làm. * Báo cáo, thảo luận 2 - GV gọi 2 HS trả lời. HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét. - Đáp án: Ở ví dụ 2: a) Sử dụng tính chất kết hợp b) Sử dụng tính chất phân phối đối với phép cộng. * Kết luận, nhận định 2 - GV nhận xét câu trả lời của HS - GV chú ý HS: Cần lựa chọn sử dụng tính chất của phép nhân cho phù hợp để việc tính toán được nhanh chóng, chính xác.
  8. * GV giao nhiệm vụ học tập 3: b) Áp dụng - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để Vận dụng 2 (SGK trang 19) hoàn thành vận dụng 2 (SGK trang 19) Tính một cách hợp lí * HS thực hiện nhiệm vụ 3: a) 250.1476.4 250.4.1476 - HS hoạt động cá nhân làm vận dụng 2 250.4 .1476 1000.1476 1476000 (SGK trang 19) b) 189.509 189.409 189. 509 409 * Báo cáo, thảo luận 3: 189.100 18900 - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài. - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên bảng và đổi vở kiểm tra chéo bài làm trong vở của nhau. * Kết luận, nhận định 3: - GV nhận xét và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 4: Vận dụng 3 (SGK trang 19) - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi (2 Số gam thức ăn cho đàn gà trong 10 ngày HS cùng bàn một nhóm), thực hiện vận là: dụng 3 (SGK trang 19). Thời gian hoạt 80.105.10 80.10 .105 động nhóm: 2 phút. 800. 100 5 800.100 800.5 * HS thực hiện nhiệm vụ 4: 80000 4000 84000 g - HS hoạt động nhóm đôi để thực hiện vận dụng 3 (SGK trang 19). Đổi 84000 g 84 kg - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ Vậy gia đình đó cần số ki – lô – gam thức các nhóm khi thực hiện nhiệm vụ. ăn cho đàn gà trong 10 ngày là 84kg. * Báo cáo, thảo luận 4: - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện (nếu có) - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện (nếu có). * Kết luận, nhận định 4: - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. - GV chú ý HS phải đổi về cùng một đơn vị khi làm bài. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Ôn lại cách đặt tính để tính tích và các tính chất của phép nhân các số tự nhiên. - BTVN: Làm bài 1; 2; 3 (SGK trang 21) - Chuẩn bị bài tiết sau: đọc trước nội dung mục II: Phép chia.
  9. Tiết 2 Hoạt động 2.3: Phép chia hết (17 phút) a) Mục tiêu: - HS nhận biết được số bị chia, số chia, thương trong phép chia hết một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. - Củng cố cho HS cách đặt tính để thực hiện phép chia hai số tự nhiên. - Vận dụng phép chia hết của số tự nhiên để giải được bài toán có nội dung thực tiễn. b) Nội dung: - HS chỉ ra được số bị chia, số chia, thương và mối liên hệ giữa các đại lượng trên trong công thức tổng quát của phép chia hai số tự nhiên a : b q b 0 - HS thực hiện hoạt động 3 (SGK trang 20) theo nhóm đôi. - HS hoạt động cá nhân thực hiện ví dụ 3, áp dụng 4 (SGK trang 20). - HS hoạt động cá nhân làm bài tập 4 (SGK trang 21) c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện hoạt động 3, HS nhớ lại cách đặt tính để thực hiện phép chia hai số tự nhiên. - Kết quả thực hiện ví dụ 3, áp dụng 4 (SGK trang 20). HS thực hiện thành thạo phép chia hết bằng cách đặt tính. - Kết quả thực hiện bài tập 4 (SGK trang 21). HS biết cách vận dụng phép chia hết của số tự nhiên để giải được bài toán có nội dung thực tiễn d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: II. Phép chia - GV nêu yêu cầu: Ở tiểu học, ta đã biết phép chia 1. Phép chia hết hết một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có a) Khái niệm dạnga : b q b 0 . a : b = q + Em hãy cho biết các số a, b, q trong công thức trên được gọi là gì ? Số bị chia Số chia Thương + Khi đó, các số a, b được tính theo công thức Chú ý (SGK trang 19): nào ? a : b q a bq * HS thực hiện nhiệm vụ 1: a : b q; q 0 a : q b - HS quan sát công thức tổng quát a : b q b 0 và trả lời các câu hỏi của GV. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi. HS dưới lớp lắng nghe câu trả lời và nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét câu trả lời của HS. GV chốt lại bằng nội dung chú ý (SGK trang 19).
  10. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: b) Thực hiện phép tính - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi (2 HS cùng HĐ3 (SGK trang 20) bàn một nhóm), thực hiện hoạt động 3 (SGK trang 2795 215 20): tính 2795 : 215. Thời gian hoạt động nhóm: 2 645 13 phút. Yêu cầu các nhóm khi lên trình bày nêu rõ 0 các bước làm khi đặt tính. * Lấy 279 chia cho 215 được 1, * HS thực hiện nhiệm vụ 2: viết 1. - HS hoạt động nhóm đôi để thực hiện hoạt động 3 Lấy 1 nhân 215 được 215; lấy (SGK trang 20). 279 trừ đi 215 được 64, viết 64. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm * Hạ chữ số 5, được 645; khi thực hiện thao tác đặt tính chia. Lấy 645 chia cho 215 được 3, viết * Báo cáo, thảo luận 2: 3; - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm hoàn thành nhanh Lấy 3 nhân 215 được 645;lấy 645 nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện (nếu có) trừ đi 645 được 0, viết 0. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và Vậy 2795 : 215 13 nêu câu hỏi phản biện (nếu có). * Kết luận, nhận định 2: - GV chính xác hóa kết quả hoạt động 3. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 3: Ví dụ 3 (SGK trang 20) - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để hoàn thành 14 732 116 ví dụ 3 và vận dụng 4 (SGK trang 20) 313 127 * HS thực hiện nhiệm vụ 3: 812 - HS hoạt động cá nhânlàm ví dụ 3 và vận dụng 4 0 (SGK trang 20) Vậy 14 712 :116 127 * Báo cáo, thảo luận 3: Vận dụng 4 (SGK trang 20) - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài. 139 004 236 - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên bảng 2100 589 và đổi vở kiểm tra chéo bài làm trong vở của nhau. 2124 * Kết luận, nhận định 3: 0 - GV nhận xét và đánh giá mức độ hoàn thành của Vậy 139 004 : 236 589 HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 4: c) Vận dụng - GV hỏi HS: Em biết gì về dung dịch Oresol ? Bài 4 (SGK trang 21) Dung dịch Oresol có tác dụng như thế nào và thường sử dụng cho các bệnh nhân bị bệnh gì ? - GV: Để biết được mỗi lần sử dụng, ta cần dùng
  11. bao nhiêu gói Oresol, các em hãy hoàn thành bài tập 4 (SGK trang 21). * HS thực hiện nhiệm vụ 4: - HS trả lời câu hỏi nêu hiểu biết về dung dịch Oresol. - HS nêu yêu cầu và hoạt động cá nhân làm bài 4 (SGK trang 21). Đổi 2l 2000ml * Báo cáo, thảo luận 4: Bệnh nhân đó cần dùng số gói - GV gọi 2 HSnêu hiểu biết về dung dịch Oresol Oresol là: và 1 HS nêu yêu cầu bài 4. 2000 : 200 10 (gói) - GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài 4 (SGK trang Đáp số: 10 gói 21). - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên bảng. * Kết luận, nhận định 4: - GV nhận xét và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - GV chú ý HS cần đổi các đại lượng về cùng một đơn vị khi làm bài. - GV tích hợp giáo dục HS về vai trò của dung dịch Oresol trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân khi cơ thể bị mất nước. GV lưu ý HS liều lượng Oresol sử dụng có sự khác nhau giữa người lớn và trẻ em. Hoạt động 2.4: Phép chia có dư (17 phút) a) Mục tiêu: - Củng cố cho HS về phép chia hai số tự nhiên có dư, HS nêu được mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương, số dư. - HS biết cách đặt tính để tìm thương và số dư của phép chia. - Vận dụng phép chia có dư của số tự nhiên để giải được bài toán có nội dung thực tiễn. b) Nội dung: - HS thực hiện hoạt động 4. Từ đó, HS rút ra công thức về mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương, số dư. - HS hoạt động cá nhân thực hiện ví dụ 4 và áp dụng 5 (SGK trang 20) - HS hoạt động nhóm 4 làm bài tập 5 (SGK trang 21) c) Sản phẩm: - Kết quả thưc hiện hoạt động 4 (SGK trang 20) . HS rút ra chú ý (SGK trang 20) về mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương, số dư. - Kết quả thưc hiện ví dụ 4 và hoạt động 5 (SGK trang 20). HS thực hiện thành thạo phép chia có dư bằng cách đặt tính.
  12. - Kết quả thực hiện bài tập 5 (SGK trang 21). HS biết cách vận dụng phép chia có dư của số tự nhiên để giải được bài toán có nội dung thực tiễn. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: 2. Phép chia có dư - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để hoàn a) Ví dụ thành hoạt động 4 (SGK trang 20). Hoạt động 4 (SGK trang 20) - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 236 12 + Phép chia này là phép chia gì ? Xác định số bị 116 19 chia, số chia, thương, số dư trong phép chia đó ?+ 8 So sánh số dư và số chia ? Số bị chia 236 được Vậy 236 :12 19 (dư 8 ). tính theo công thức nào ? Tức là: 236 12.19 8 - Từ đó, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau: ? Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: b) Tổng quát (SGK trang 20) Cho hai số tự nhiêna và b với b 0. Khi đó a = b . q + r luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a b.q r , trong đó 0 r b. Khi r 0 , ta có phép chia Số Số Thương Số dư Khi r 0 , ta có phép chia Ta nói: a chia bị chia chia cho b được thương là và số dư là Trong đó: b 0; 0 r b Kí hiệu: a : b (dư ) Khi r 0 , ta có phép chia hết. - GV khẳng định: Nội dung bài tập điền khuyết Khi r 0, ta có phép chia có dư. cũng chính là nội dung trọng tâm kiến thức và Kí hiệu: a : b q (dư r ) chú ý trong SGK trang 20 về mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương và số dư. GV yêu cầu 2 HS phát biểu lại. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS hoạt động cá nhân làm hoạt động 4(SGK trang 20) và trả lời các câu hỏi, làm bài tập điền khuyết của GV. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ HS khi làm bài. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm hoạt động 4. - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên bảng. - GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi thêm của GV. - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập điền khuyết trên bảng phụ. - GV gọi 2 HS phát biểu lại nội dung trọng tâm
  13. kiến thức và chú ý (SGK trang 20) * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét,đánh giá bài làm của HS. - GV chốt lại: Phép chia hai số tự nhiên có hai loại: phép chia hết và phép chia có dư. Số bị chia bằng thương nhân với số chia cộng số dư. Khi số dư bằng 0, ta được một phép chia hết. Khi số dư khác 0, ta được phép chia có dư. Trong phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: c) Áp dụng -GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để hoàn Ví dụ 4 (SGK trang 20) thành ví dụ 4 và vận dụng 5 (SGK trang 20) 2542 34 * HS thực hiện nhiệm vụ 2: 162 74 - HS hoạt động cá nhân làm ví dụ 4 và vận dụng 5 (SGK trang 20) 26 * Báo cáo, thảo luận 2: Vậy 2542 : 34 74 (dư 26 ). - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài. Vận dụng 5 (SGK trang 20) - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên 5125 320 bảng và đổi vở kiểm tra chéo bài làm trong vở của nhau. 1925 16 * Kết luận, nhận định 2: 5 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. Vậy 5125 : 320 16 (dư 5 ). * GV giao nhiệm vụ học tập 3: Bài 5 (SGK trang 21) -GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 bằng kĩ thuật Vì 130 : 45 2 (dư 40 ) nên xếp đủ khăn trải bàn để làm bài tập 5 (SGK trang 21) 2 xe thì còn thừa 40 người. Do vậy trong thời gian 3 phút. cần thêm 1 xe nữa để chở 40 người * HS thực hiện nhiệm vụ 3: này. - HS hoạt động nhóm 4 bằng kĩ thuật khăn trải Vậy cần dùng ít nhất là: 2 1 3 bàn để làm bài tập 5 (SGK trang 21). (xe) - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi hoạt động. * Báo cáo, thảo luận 3: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện (nếu có). - HS các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện (nếu có) * Kết luận, nhận định 3:
  14. - GV chính xác hóa kết quả bài tập 5. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút) a) Mục tiêu: - HS vận dụng phép nhân và phép chia các số tự nhiên để thực hiện phép tính và giải quyết bài toán thực tiễn mở đầu. b) Nội dung: - HS làm bài tập bổ sung và trả lời câu hỏi mở đầu (SGK trang 18) c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện bài tập bổ sung và trả lời câu hỏi mở đầu (SGK trang 18). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GVgiao nhiệm vụ học tập 1: III. Luyện tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập Bài tập bổ sung bổ sung: a ) 125.101 Bài tập bổ sung: Tính một cách hợp lí: 25. 100 1 a ) 125.101 25.100 25.1 b ) 21.99 2500 25 c ) 2450 : 35 1050 : 35 2525 * HS thực hiện nhiệm vụ 1: b ) 21.99 - HS hoạt động cá nhân làm bài tập bổ sung. 21. 100 1 - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV có thể gợi ý HS câu a 21.100 21 tách 101 100 1. 2100 21 * Báo cáo, thảo luận 1: 2079 - GV gọi 3 HS lên bảng làm bài. c ) 2450 : 35 1050 : 35 - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên ( 2450 1050 ): 35 bảng. 3500 : 35 * Kết luận, nhận định 1: 100 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. * GVgiao nhiệm vụ học tập 2: Bài toán mở đầu - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu (SGK Diện tích cả thửa ruộng hình chữ trang 18) nhật là: * HS thực hiện nhiệm vụ 2: 150.250 37500 m2 - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu. Khi chia thửa ruộng thành bốn phần - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV yêu cầu HS nhắc lại bằng nhau thì diện tích mỗi phần công thức tính diện tích hình chữ nhật ? ruộng là: * Báo cáo, thảo luận 2:
  15. - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. 37500 : 4 9375( m2 ) - HS dưới lớp quan sát, nhận xét bài làm trên 2 Đáp số: 9375m bảng. * Kết luận, nhận định 2: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - GV: Ta có thể vận dụng linh hoạt phép nhân và phép chia các số tự nhiên để giải quyết các bài toán thực tiễn đơn giản. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút) a) Mục tiêu: - Vận dụng phép nhân, phép chia số tự nhiên để giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. - Giao nhiệm vụ tự học cho HS. b) Nội dung: - Giải quyết bài toán thực tiễn. - Thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên. d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ 1: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 ngoài giờ học giải quyết bài toán thực tiễn: Cho biết nền của một lớp học là một hình chữ nhật có chiều dài8mvà chiều rộng 6m . a) Để lát kín nền cần sử dụng bao nhiêu viên gạch hình vuông có cạnh dài 50cm(chỉ dùng những viên gạch nguyên vẹn và coi mạch vữa không đáng kể)? b) Cho biết mỗi thùng gạch bao gồm 40 viên gạch. Cần mua ít nhất bao nhiêu thùng gạch để lát kín nền của lớp học ? c) Biết rằng giá của mỗi thùng gạch là 142000 đồng. Ta cần chi bao nhiêu tiền để mua số thùng gạch trên ? - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. - Ghi nhớ tính chất của phép nhân các số tự nhiên, cách đặt tính để thực hiện phép nhân, phép chia số tự nhiên. - Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học. - Làm bài tập: 6; 7; 8 (SGK trang 21) - Chuẩn bị bài mới: đọc trước nội dung bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.