Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 4, Bài 2: Biểu đồ cột kép

docx 13 trang thuynga 26/08/2022 15541
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 4, Bài 2: Biểu đồ cột kép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_dai_so_chuong_4_bai_2_bieu.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 4, Bài 2: Biểu đồ cột kép

  1. Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: 52 BÀI 2: BIỂU ĐỒ CỘT KÉP Thời gian thực hiện:(02 tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ cột kép. - Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng từ biểu đồ cột kép. - Nhận ra và giải quyết được vấn đề đơn giản hoặc nhận biết các quy luật đơn giản dựa trên phân tích cá số liệu thu được ở dạng biểu đồ cột kép. - Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học trong Chương trình lớp 6 và trong thực tiễn. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: Đọc và phân tích được các dữ liệu trong biểu đồ. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Biết so sánh, nhận xét các đối tượng cụ thể trong biểu đồ. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, hình ảnh hoặc video biểu đồ cột kép, phần mềm minh họa biểu đồ cột kép (nếu có điều kiện).
  2. 2. Học sinh:Tập vở, SGK, thước thẳng, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: Tiết 1: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - Gợi động cơ vào bài. b) Nội dung: - Quan sát hình 8 và 9 SGK trang 10 và trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Định hướng được nội dung chính của bài học: biểu đồ cột mới (biểu đồ cột kép) phản ánh đủ thông tin của cả hai biểu đồ đã học d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu: quan sát hình 8 và hình 9 SGK trang 10 và cho biết: + Đây là biểu đồ gì? + Đối tượng thống kê là gì? + Tiêu chí thống kê là gì? * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và trả lời các câu hỏi (theo Hình 8 nhóm 4 HS). * Báo cáo, thảo luận - Mỗi câu hỏi GV yêu cầu 1 đại diện mỗi nhóm trả lời miệng. - HS các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, * Kết luận, nhận định - GV nhận xét các câu trả lời của HS và
  3. chuẩn hóa: + Đây là biểu đồ cột. + Đối tượng thống kê là các loại huy chương: vàng, bạc, đồng. Các đối tượng được biểu diễn ở trục nằm ngang. + Tiêu chí thống kê là huy chương mỗi loại của mỗi nước. Hình 9 + Đây là biểu đồ cột. + Đối tượng thống kê là các loại huy chương: vàng, bạc, đồng. Các đối tượng được biểu diễn ở trục nằm ngang. + Tiêu chí thống kê là huy chương mỗi loại của mỗi nước. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Nhận biết biểu đồ cột kép a) Mục tiêu: - Nhận dạng được biểu đồ cột kép, phân tích số liệu. b) Nội dung: - Quan sát hình 10 đưa ra nhận xét và trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - HS mô tả được biểu đồ cột kép, phân tích và xử lí được một số liệu từ biểu đồ cột kép. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Hai biểu đồ của hình 8 và hình 9 có các - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 8 và điểm giống nhau là: hình 9 và trả lời câu hỏi: + Có cùng đối tượng thống kê là các loại huy chương.
  4. + Hai biểu đồ có điểm gì giống nhau + Có cùng tiêu chí thống kê là số huy + Ta có thể biểu diễn được đồng thời từng chương của mỗi loại. loại huy chương của cả hai đoàn Việt Nam - Ta có thể biểu diễn được đồng thời từng và Thái Lan trên cùng một biểu đồ cột loại huy chương của cả hai đoàn Việt Nam không? và Thái Lan trên cùng một biểu đồ cột. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ của GV - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát học sinh thảo luận, đưa ra các câu hỏi gợi mở (Đối tượng thống kê? Tiêu chí thống kê?). * Báo cáo, thảo luận 1: - GV gọi đại diện của 2 nhóm trả lời miệng. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa các câu trả lời của HS. GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng, diễn đạt trình bày của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - GV yêu cầu HS quan sát hình 10 và trả lời câu hỏi: + Đối tượng thống kê là gì? Biểu diễn ở trục nào? + Tiêu chí thống kê là gì? + Số liệu thống kê theo tiêu chí biểu diễn ở trục nào? + Đối tượng thống kê là các loại huy + Biểu đồ cột này có điểm gì đặc biệt? (số chương: Vàng, Bạc, Đồng. Các đối tượng lượng, màu sắc cột ở mỗi đối tượng)
  5. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: này biểu diễn ở trục nằm ngang. - HS quan sát hình, thảo luận theo cặp và + Tiêu chí thống kê là số huy chương mỗi trả lời câu hỏi. loại của mỗi nước. * Báo cáo, thảo luận 2: + Ứng với mỗi đống tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được - Gv gọi 2 HS nêu kết quả. biểu diễn ở trục thẳng đứng. - HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét. + Biểu đồ cột này ở mỗi đối tượng thì có 2 * Kết luận, nhận định 2: cột và được biểu diễn bằng màu sách khác - GV chốt lại kiến thức về biểu đồ cột kép. nhau. Màu đỏ là là biểu diễn thống kê của đoàn Việt Nam, màu xanh biểu diễn thống kê của đoàn Thái Lan. Hoạt động 2.2: Củng cố kiến thức mới a) Mục tiêu: - Mô tả được được biểu đồ cột kép. - Phân tích xử lí dữ liệu. b) Nội dung: - Ví dụ 1 và ví dụ 2 SGK trang 11 – 12 (tập 2). c) Sản phẩm: - Bảng số liệu VD1 và VD2. - Nhận xét đánh giá về đối tượng trong biểu đồ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: 1. Ví dụ 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 11 và trả lời các câu hỏi + Đối tượng thống kê là gì? + Tiêu chí thống kê là gì? + Hoàn thành bảng số liệu
  6. + Điểm kiểm tra cao nhấy thuộc về bạn nào và môn học nào? Điểm kiểm tra thấp nhất thuộc về bạn nào và môn học nào? * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS quan sát biểu đồ kép hình 11, đọc thêm hướng dẫn trong SGK để trả lời. - 04 HS được gọi lên bảng điền đáp án vào bảng phụ, các HS còn lại chú ý quan sát, + Đối tượng thống kê là điểm các môn: lắng nghe và nhận xét. Toán, Văn, Anh của bạn Huy va Khôi. * Báo cáo, thảo luận 1: +Tiêu chí thống kê là kết quả thi (số điểm) từng môn học. - GV nhận xét bài làm của HS. + Bảng số liệu: - GV lựa chọn bài làm tốt nhất và bài làm chưa tốt để nhận xét để HS so sánh, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: + Bạn Huy có điểm 10 môn Toán là điểm - GV nhận xét về biểu đồ cột kép, nêu công kiểm tra cao nhất. dụng của biểu đồ cột kép trong việc phân tích, đánh giá + Bạn Huy có điểm 7 môn Ngữ văn là điểm kiểm tra thấp nhất. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: 2. Ví dụ 2: - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ cột kép ở hình 12 và trả lời các câu hỏi: + Đối tượng thống kê là gì? + Tiêu chí thống kê là gì? + Hoàn thành bảng số liệu + Đối tượng thống kê là: Khách du lịch nội
  7. địa và quốc tế đến Hà Nội. + Tiêu chí thống kê là số lượt khách du lịch đến Hà Nội qua các năm. + Bảng số liệu: + Trả lời các câu hỏi trong VD2. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - 02 HS được gọi lên bảng làm bài tập, còn lại làm vào vở, quan sát nhận xét, đặt câu hỏi bài làm của 02 bạn trên bảng, HS làm a) Tổng số lượt khách du lịch đến Hà Nội bài trên bảng phản biện HS nhận xét mình. trong 4 năm trên là: * Báo cáo, thảo luận 2: 3,26 2,55 4,02 17,8 5,27 18,7 - GV gọi HS nhận xét, đặt câu hỏi bài làm 6 20,3 77,9 (triệu lượt khách) của 02 bạn trên bảng, HS làm bài trên bảng phản biện HS nhận xét mình. b) Số lượng khách quốc tế đến Hà Nội năm 2018 tăng so với 2017 là: * Kết luận, nhận định2: 6 5,27 0,73 (triệu lượt khách) - Gv nhận xét chính xác hóa lời giải và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. c) Số lượt khác du lịch đến Hà Nội năm 2018 là: 6 20,3 26,3 (triệu lượt khách). Vì vậy thông tin của bài báo là không chính xác. Hoạt động 2.3: Thực hành, luyện tập a) Mục tiêu: - HS mô tả được biểu đồ cột kép, phân tích và xử lí được số liệu, nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu từ biểu đồ cột kép.
  8. b) Nội dung: - Hoạt động 1 SGK trang 12 c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện hoạt động 1 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 13 và trả lời câu hỏi. * HS thực hiện nhiệm vụ: - 01 HS đứng tại chỗ đọc câu hỏi của hoạt động 1. - HS làm bài cá nhân vào vở. * Báo cáo, thảo luận: - 02 HS lên bảng làm bài, trả lời câu hỏi phản biện. - HS ở dưới quan sát, lắng nghe, nhận xét a) Môn thể thao có học sinh thích chơi nhất và nêu câu hỏi phản biện. là môn bóng đá. * Kết luận, nhận định: b) Tổng số HS lớp 6C là: - GV chính xác hóa lời giải và đánh giá 12 10 4 5 5 6 42 (học sinh). mức độ hoàn thành, kĩ năng làm bài của HS. Hướng dẫn tự học ở nhà - Ghi nhớ các đặc điểm của biểu đồ cột kép. - Làm bài tập 1; 2; 3 SGK tập 2 trang 12-13. Tiết 2: 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu:
  9. - Nhận biết được biểu đồ cột kép. - Miêu tả được biểu đồ cột kép, phân tích và xử lí được số liệu, nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu từ biểu đồ cột kép. b) Nội dung: - Bài tập 1, 2, 3 SGK trang 12-13 c) Sản phẩm: - Lời giải bài tập 1; 2; 3 SGK trang 12 - 13 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1 Luyện tập - GV yêu cầu HS đọc bài 1 và quan sát Bài 1 (SGK/T12): hình 14: + Trong ba buổi đầu tiên, số học viên dùng nước giải khát ở mỗi buổi nhiều nhất là bao nhiêu? Ít nhất là bao nhiêu? + So sánh số học viên dùng nước giải khát trong mỗi buổi của hai khóa bồi dưỡng. Em có thể đưa ra một giải thích hợp lí cho điều này được không? + Để tránh lãng phí trong buổi học tiếp theo, em hãy chọn phương án đúng nhất đối với việc chuẩn bị nước giải khát cho học viên của cả hai khóa bồi dưỡng. a) Trong ba buổi đầu tiên số học viên dùng 1 40 cốc nước giải khát; nước giải khát trong mỗi buổi nhiều nhất là 38 ít nhất là 22. 2 45 cốc nước giải khát; b) Số lượng học viên của khóa KTNN dùng 3 60 cốc nước giải khát; nước giải khát nhiều hơn số học viên 4 80 cốc nước giải khát. KTCN. - Số lượng học viên của khóa KTNN nhiều * HS thực hiện nhiệm vụ 1: hơn số lượng học viên của khóa KTCN.
  10. - Trả lời các câu hỏi bài tập c) 3 60 cốc nước giải khát; * Báo cáo, thảo luận 1: Vì số lượng học viên của cả hai khóa dùng - GV yêu cầu 3 HS trả lời miện tại chỗ. nước giải khát là 60 - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, phản biện, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. * GVgiao nhiệm vụ học tập 2: Bài 2 (SGK/T13): - GV yêu cầu HS đọc bài 2, quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi. a) Biểu đồ ở hình 15 thống kê số áo được bán ra trong hai ngày của hai cửa hàng kinh doanh. Mỗi cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu chiếc áo trong hai ngày? b) Biết rằng sau hai ngày nói trên, cửa hàng 1 đã lãi được 700000 đ và cửa hàng 2 đã lãi được 400000 đ. Nhận định “Bán được càng nhiều áo thì càng lãi nhiều” có hợp lí không? a) Cửa hàng 1 bán được số áo trong 2 ngày * HS thực hiện nhiệm vụ 2: là: - Làm bài vào vở. 6 8 14 (chiếc) * Báo cáo, thảo luận 2: Cửa hàng 2 bán được số áo trong 2 ngày là: - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài. 3 4 7 (chiếc) - HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét và nêu b) Số tiền lãi cửa hàng 1 khi bán 14 chiếc câu hỏi phản biện. áo là 700000 đồng, số tiền lãi cửa hàng 2 * Kết luận, nhận định 2: khi bán 7 chiếc áo là 400000 đồng. Số áo - GV chính xác hóa lời giải, đánh giá mức được bán ra ở cửa hàng 1 lớn hơn cửa hàng độ hoàn thành và kĩ năng thuyết trình của 2 và tiền lãi cũng vậy. học sinh. Do đó nhận định “Bán được càng nhiều áo thì càng lãi nhiều”là hợp lí.
  11. * GVgiao nhiệm vụ học tập 3: Bài 3 (SGK/ T13): - GV yêu cầu HS quan sát hình 16 và thực hiện giải bài tập 3 SGK trang 13. a) So sánh số lượng ti vi bán được của mỗi cửa hàng trong tháng 5 và tháng 6. b) Cửa hàng 3 bán được nhiều ti vi nhất trong cả tháng 5 và tháng 6. Em có thể đưa ra một lí do phù hợp nhất để giải thích cho kết quả nay được không? Em đồng ý với những nhận xét nào sau đây: a) Số lượng ti vi bán được của mỗi cửa 1 Cửa hàng 3 bán ti vi với giá rẻ nhất; hàng trong tháng 5 ít hơn tháng 6. 2 Cửa hàng 3 chăm sóc khách hàng tốt Cửa hàng 1 bán được ít nhất, và nhiều nhất nhất; là cửa hàng 3. 3 Cửa hàng 3 có nhiều loại ti vi cho b) Đồng ý với cả 4 đáp án người mua hàng lựa chọn; c) Số lượng ti vi mà cả 3 cửa hàng bán 4 Cửa hàng 3 ở vị trí thuận lợi cho việc được trongtháng 6 nhiều hơn tháng 5 là: đi lại mua bán của người mua hàng? (47 71 88) (30 42 53) c) Số lượng ti vi mà cả 3 cửa hàng bán 206 125 81(chiếc). được trong tháng 6 nhiều hơn số lượng ti vi - World Cup(WC) 2018 diễn ra vào tháng 6 mà cả ba cửa hàng hàng bán được trong và được tổ chức tại Nga, vì hâm mộ và yêu tháng 5 là bao nhiêu chiếc? Em có biết giải thích thể thao của người người dân và sức bóng đá World Cup 2018 diễn ra vào tháng hút của giải đấu nên số lượng ti vi bán ra nào không? Sự kiện đó liên quan đến việc phục vụ cho việc theo dõi các trận đấu mua bán ti vi trong tháng 6 hay không? trong tháng 6 tăng nhiều so với các tháng d) Nếu 20 năm sau (tính từ 2018) em có trong năm. một cửa hàng ti vi thì em chọn thời gian d) Năm 2018 có WC vì vậy 20 năm sau nào để có thể bán được nhiều ti vi nhất tính từ 2018 sẽ có 1 kì WC vì vậy em sẽ trong năm? chọn tháng 6 là thời điểm được bán nhiều ti * HS thực hiện nhiệm vụ 3: vi nhất. - HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn.
  12. * Báo cáo, thảo luận 3: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 3: - GV chính xác hóa kết quả. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm. Mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, nâng cao khả năng đọc và mô tả phân tích đánh giá biểu đồ. b) Nội dung: - Giải quyết bài toán thực tiễn. - HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện nhiệm vụ trên. d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ 1: Quan sát hình sau:
  13. a) Đối tượng thống kê là gì? Tiêu chí thống kê là gì? b) So sánh số học sinh nam và nữ của mỗi lớp. c) Thông thường các bạn nam thích các bộ môn KHTN hơn các bạn nữ. Theo em trong ba lớp trên lớp nào là lớp năng khiếu các môn KHTN của trường? Em có nhận xét gì về các lớp còn lại? Giao nhiệm vụ 2: - Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học. - Ghi nhớ các đặc điểm của biểu đồ cột kép, đọc, mô tả được biểu đồ cột kép. - Làm bài tập sau ra giấy và nộp vào tiết tiếp theo: Tự tìm hiểu một bảng số liệu, một biểu đồ trên các tiện thông tin hoặc SGK địa lý và mô tả, phân tích biểu đồ. - Chuẩn bị bài mới: đọc trước nội dung bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản.