Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 4, Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

docx 15 trang thuynga 11885
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 4, Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_dai_so_chuong_4_bai_3_mo_h.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Đại số - Chương 4, Bài 3: Mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

  1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo KHDH: BÀI 3- MÔ HÌNH XÁC SUẤT TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN Thời gian thực hiện: (03 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Chỉ ra được mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tung đồng xu thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu, ). - Vận dụng được kiến thức để giải quyết một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 2. Năng lực: * Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin trong SGK, thực tế, các kênh thông tin khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: + Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp số liệu để trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học; đồng thời phát triển năng lực hợp tác giữa các thành viên nhóm. + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được khả năng xảy ra một sự kiện; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Học sinh sử dụng được ngôn ngữ toán học để trình bày được mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản. - Năng lực tính toán: +) Học sinh được tư duy toán học từ các trò chơi, thí nghiệm đơn giản để chỉ ra được mô hình xác suất. +) HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để dự đoán được các khả năng có thể xảy ra của mỗi sự kiện. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Hộp đồ dùng, 3 quả bóng màu xanh, đỏ, vàng; 7 đồng tiền xu, 5 thẻ số, xúc xắc, PHT, máy hắt.
  2. 2. Học sinh: - Nghiên cứu nội dung bài mô hình xác suất trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản. - Tìm hiểu thực tế đời sống về một số mô hình xác suất đơn giản. III. Tiến trình dạy học Tiết 1 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: gợi động cơ vào bài mới, gây hứng thú học tập cho HS, HS có cơ hội phát triển năng lực phát hiện vấn đề, giao tiếp. b) Nội dung: học sinh thực hiện lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp và cho biết những kết quả nào có thể xảy ra. c) Sản phẩm: Có thể lấy được 1 quả bóng màu xanh hoặc 1 quả bóng màu đỏ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: Có thể lấy được 1 quả bóng màu xanh - GV dùng hộp đồ dùng, nêu vấn đề: Một hộp hoặc 1 quả bóng màu đỏ. có 1 quả bóng màu xanh và 1 quả bóng màu đỏ; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. - GV đặt câu hỏi: Những kết quả nào có thể xảy ra. * HS thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh lên thực hiện lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp. Sản phẩm mong đợi của học sinh - HS trả lời được: Có thể lấy được 1 quả bóng màu xanh hoặc 1 quả bóng màu đỏ. * Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu 2 HS lên thực hiện lấy ngẫu nhiên. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của HS và chuẩn hóa. => HS dự kiến khả năng xảy ra của sự kiện (GV ghi góc bảng). => Đặt vấn đề vào bài: - Nếu HS trả lời được GV vào bài chúng ta cùng nhau kiểm chứng qua bài hôm nay. - Nếu HS không trả lời được GV vào bài để trả lời câu hỏi đó ta và bài ngày hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
  3. Hoạt động 2.1: Xác định mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu (15 phút). a)Mục tiêu: Chỉ ra được mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu 1 lần thì mô hình xác suất gồm hai khả năng ứng với mặt xuất hiện của đồng xu. b) Nội dung: - HS hoạt động nhóm (4 HS) thực hiện: + Tung đồng xu 1 lần (mỗi HS tung 1 lần) quan sát mặt xuất hiện và trả lời câu hỏi: Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu ? -HS hoạt động cá nhân, trả lời và chia sẻ câu hỏi: Vậy trong mô hình xác suất của trò chơi tung đồng xu chúng ta cần chú ý những điều gì ? c) Sản phẩm: Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi trên. - Tung đồng xu 1 lần; - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là S; N. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập : I. Mô hình sác xuất trong trò chơi - GV: GV phát đồng xu cho học sinh và yêu cầu hs quan sát theo hướng dẫn của GV - GV hướng dẫn cách quy ước: + Mặt xuất hiện số là mặt sấp kí hiệu là S . + Mặt xuất hiện quốc huy Việt Nam là mặt ngửa kí hiệu N . - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4 HS) trong thời gian 4 phút thực hiện: Tung đồng xu 1 lần (mỗi HS tung 1 lần) quan sát mặt xuất hiện và trả lời câu hỏi - Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với mặt Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xuất hiện của đồng xu? xác xuất của trò chơi trên. - Yêu cầu hs hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi và - Tung đồng xu 1 lần; chia sẻ: Vậy trong mô hình xác suất của trò chơi - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra tung đồng xu chúng ta cần chú ý những điều gì? đối với mặt xuất hiện của đồng xu là * HS thực hiện nhiệm vụ: S; N. -HS hoạt động nhóm (4 HS) thực hiện tung đồng xu 1 lần và quan sát mặt xuất hiện và trả lời câu hỏi - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. -HS hoạt động cá nhân trả lời và chia sẻ. * Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện.
  4. - GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện. * Kết luận, nhận định: - GV chính xác hóa kết quả của hoạt động 1. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. - GV khẳng định: trò chơi tung đồng xu các em vừa thực hiện chính là một mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu. - GV khắc sâu cho hs bằng câu hỏi chung trước lớp: Trong trò chơi tung đồng xu 1 lần, em có quan sát được đồng thời cả 2 mặt sấp, ngửa không? * Giải quyết vấn đề đặt ra đầu giờ học: - GV quay lại giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài. - GV trò chơi lấy bóng ở trên cũng là 1 mô hình xác suất. - Chốt kết quả của HS/ Cho HS trả lời câu hỏi đặt ra. GV đặt câu hỏi: - Trong mô hình xác suất của trò chơi lấy bóng chúng ta cần chú ý những điều gì? GV khuyến khích HS và chốt kiến thức. GV đặt vấn đề vào phần II. GV lấy hộp đựng 2 quả bóng màu xanh và màu đỏ và hỏi: Cô có thể lấy được 1 quả bóng màu vàng không? Nếu muốn lấy được quả bóng màu vàng ta phải làm như thế nào? - GV nếu cho thêm một quả bóng màu vàng vào hộp ta lại có một mô hình xác xuất. => Đây chính là mô hình xác suất mà chúng ta cùng nghiên cứu mục II. Hoạt động 2.2 Khám phá- Xác định mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp (13 phút). a)Mục tiêu: Chỉ ra được mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp thì mô hình xác suất gồm ba khả năng xảy ra ứng với màu quả bóng được lấy ra. b) Nội dung: Đọc thông tin mục II kết hợp với những kiến thức đã học, kiến thức thực tế. Hoàn thiện phiếu học tập: Câu 1: Em hãy nêu những kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra.
  5. Câu 2: Hãy hoàn thành câu sau bằng cách điền vào ( ) Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi lấy bóng trong hộp là c) Sản phẩm: Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi trên. - Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng; - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là X ; Đ; V. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: II. Mô hình xác suất trong trò chơi - GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân (3 phút): lấy vật từ trong hộp. Đọc thông tin mục II kết hợp với những kiến thức đã học, kiến thức thực tế. Hoàn thiện phiếu học Có 2 điều cần chú ý trong mô hình tập sau: xác xuất của trò chơi trên. Câu 1: Em hãy nêu những kết quả có thể xảy ra - Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng đối với màu của quả bóng được lấy ra. - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra Câu 2: Hãy hoàn thành câu sau bằng cách điền đối với màu của quả bóng được lấy vào ( ) ra là X ; Đ; V. Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi lấy bóng trong hộp là * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân trả lời và chia sẻ. * Báo cáo, thảo luận: - GV theo dõi, hỗ trợ HS. - Yêu cầu cá nhân HS chia sẻ. Sản phẩm: Câu 1: Có 3 kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là: màu xanh, đỏ, vàng Câu 2: Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi trên là: - Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra là X ; Đ; V. Dự kiến phương án đánh giá HS: + Câu 1: Đúng ( 4đ). + Câu 2: Đúng ( 6đ, mỗi ý đúng 3đ). * Kết luận, nhận định: - GV khuyến khích và chính xác hóa kết quả. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.
  6. 3.Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút) a)Mục tiêu: HS xác định được mô hình xác xuất, chỉ ra được điều cần chú ý. b) Nội dung: Làm bài tập 1 SGK trang 15 c) Sản phẩm: Lời giải bài tập 1. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: III. Luyện tập - GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài tại chỗ => Bài tập 1/ T15 GV giới thiệu thẻ số. a. Khi rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với số bài tập 1/ T15 vào vở. xuất hiện trên thẻ được rút ra, đó là: * HS thực hiện nhiệm vụ: 1; 2; 3; 4; 5. -HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1/ T15 b. Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là phần vào vở. tử tập hợp 1; 2; 3; 4; 5 . * Báo cáo, thảo luận: c. Tập hợp kết quả có thể xảy ra đối với số - GV theo dõi và hỗ trợ HS. xuất hiện trên thẻ được rút ra * Kết luận, nhận định: 1; 2; 3; 4; 5 . - GV khuyến khích và chính xác hóa kết quả. d. Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động xuất của trò chơi trên. cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ - Rút ngẫu nhiên 1 chiếc thẻ; năng diễn đạt trình bày của HS. - Tập hợp kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra 1; 2; 3; 4; 5 . *Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút): - Chỉ ra được mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản; ôn lại các bài tập đã làm trên lớp. - Học bài, làm các bài tập 2, 3, 4 sgk/16. - Chuẩn bị bài mới: Giờ sau luyện tập. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Luyện tập (40 phút). a) Mục tiêu: HS xác định được mô hình xác xuất, chỉ ra được điều cần chú ý b) Nội dung: Làm bài tập 1 (Bài 4 SGK trang 16) Bài tập 2: Gieo một con xúc xắc một lần, biết số chấm trên mỗi mặt của con xúc xắc lần lượt là 1; 2; 3; 4; 5; 6. Số chấm trên mỗi con xúc xắc là bao nhiêu để mỗi sự kiện sau xảy ra? a)Số chấm xuất hiện là số nguyên tố nhỏ nhất. b)Số chấm xuất hiện là số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3. c)Số chấm xuất hiện không phải là số nguyên tố và là ước của 16.
  7. Bài tập 3 (Bài 2 SGK trang 16) c) Sản phẩm: Lời giải dự kiến bài tập 1 a. Khi gieo xúc xắc 1 lần, có 6 kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc, đó là: 1; 2; 3; 4; 5; 6. b. Mặt xuất hiện của xúc xắc là phần tử tập hợp. {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}. c. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc: 1; 2; 3; 4; 5; 6. d. Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi trên: - Gieo xúc xắc 1 lần; - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc 1; 2; 3; 4; 5; 6. Lời giải dự kiến bài tập 2 a) Số chấm trên xúc xắc là 2. b) Số chấm trên xúc xắc là 6. c) Số chấm trên xúc xắc là 4. Lời giải dự kiến bài tập 3 a. Khi quay chiếc đĩa 1 lần, có 6 kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại, đó là: 1; 2; 3; 4; 5; 6 b. Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại là phần tử tập hợp 1; 2; 3; 4; 5; 6. c. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại 1; 2; 3; 4; 5; 6. d. Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của trò chơi trên: - Quay chiếc đĩa 1 lần; - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại 1; 2; 3; 4; 5; 6. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: Bài tập 1(Bài 4 SGK trang 16) Thí nghiệm: Gieo xúc xắc a. Khi gieo xúc xắc 1 lần, có 6 kết quả có thể xảy Yêu cầu gieo xúc xắc 1 lần (mỗi HS ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc, đó là: 1; 2; gieo 1lần) và thực hiện làm bài tập 1 3; 4; 5; 6.
  8. vào bảng nhóm. b. Mặt xuất hiện của xúc xắc là phần tử tập hợp * HS thực hiện nhiệm vụ 1: {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 HS hoạt động nhóm làm bài tập 1 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}. vào bảng nhóm trong 5 phút => báo c. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt cáo kết quả và chia sẻ. xuất hiện của xúc xắc * Báo cáo, thảo luận 1: 1; 2; 3; 4; 5; 6. - GV theo dõi và hỗ trợ hs. d. Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của * Kết luận, nhận định 1: trò chơi trên. - GV khuyến khích và chính xác hóa - Gieo xúc xắc 1 lần; kết quả. - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt xuất hiện của xúc xắc 1; 2; 3; 4; 5; 6. động nhóm. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài tập 2 - Làm bài tập 2 Gieo một con xúc xắc một lần, biết số chấm trên Gieo một con xúc xắc một lần, biết mỗi mặt của con xúc xắc lần lượt là 1; 2; 3; 4; 5; số chấm trên mỗi mặt của con xúc 6. xắc lần lượt là 1; 2; 3; 4; 5; 6. Số chấm trên mỗi con xúc xắc là bao nhiêu để Số chấm trên mỗi con xúc xắc là bao mỗi sự kiện sau xảy ra? nhiêu để mỗi sự kiện sau xảy ra? a)Số chấm xuất hiện là số nguyên tố nhỏ nhất. a) Số chấm xuất hiện là số nguyên tố b)Số chấm xuất hiện là số vừa chia hết cho 2, vừa nhỏ nhất. chia hết cho 3. b) Số chấm xuất hiện là số vừa chia c)Số chấm xuất hiện không phải là số nguyên tố hết cho 2, vừa chia hết cho 3. và là ước của 16. c) Số chấm xuất hiện không phải là Lời giải số nguyên tố và là ước của 16. a) Số chấm trên xúc xắc là 2. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: b) Số chấm trên xúc xắc là 6. - HS thực hiện các yêu cầu của bài c) Số chấm trên xúc xắc là 4. toán trên theo cá nhân. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả đã thực hiện. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày làm bài. - HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu. * Kết luận, nhận định 2: - GV chính xác hóa kết quả của bài tập 2. * GV giao nhiệm vụ học tập 3: Bài tập 3 (Bài 2 SGK trang 16) - GV yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài a. Khi quay chiếc đĩa 1 lần, có 6 kết quả có thể tại chỗ => GV giới thiệu trò chơi “ xảy ra đối với số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ
  9. Vòng tròn lí thú’’. vào khi đĩa dừng lại, đó là: 1; 2; 3; 4; 5; 6 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân b. Số ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa 3 phút làm bài tập 3 vào vở. dừng lại là phần tử tập hợp 1; 2; 3; 4; 5; 6. * HS thực hiện nhiệm vụ 3: c. Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở HS hoạt động cá nhân 3 phút làm bài hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại tập 3 vào vở. 1; 2; 3; 4; 5; 6 . * Báo cáo, thảo luận 3:  - GV theo dõi và hỗ trợ học sinh. d. Có 2 điều cần chú ý trong mô hình xác xuất của - Báo cáo kết quả bằng máy chiếu trò chơi trên. và chia sẻ. * Kết luận, nhận định 3: - Quay chiếc đĩa 1 lần; - GV khuyến khích và chính xác hóa - Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số ở kết quả. hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt 1; 2; 3; 4; 5; 6. động cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 4: - GV cho học sinh xem video chiếc nón kì diệu, hoạt động cá nhân hoàn thành luyện tập 1. * HS thực hiện nhiệm vụ 4: - HS hoạt động cá nhân 3 phút làm luyện tập 1 vào vở. * Báo cáo, thảo luận 4: - Báo cáo kết quả bằng máy chiếu hắt và chia sẻ. - GV theo dõi và hỗ trợ học sinh. * Kết luận, nhận định 4: GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày Lời giải của HS. Các kết quả có thể xảy ra khi quay chiếc nón kì diệu: 100; 200; 300; 400; 500; 700; 800; 900; may mắn; mất điểm; chia đôi; gấp đôi; mất lượt; phần thưởng. * Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút): -Chỉ ra được mô hình xác suất trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản; ôn lại các bài tập đã làm trên lớp. - Học bài, làm các bài tập 3 sgk/16 và bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài mới: Giờ sau luyện tập.
  10. Tiết 3 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 40 phút ). a) Mục tiêu: HS làm được dạng toán về mô hình xác xuất như ở bài tập 1; 2; 3. b) Nội dung: Bài tập 1: Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau: a) Trong giỏ có bao nhiêu loại trái cây khác nhau? b) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi lấy một quả bất kì từ giỏ quà. c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi lấy một quả bất kì từ giỏ quà. Bài tập 2: Một hộp đựng 5 viên bi gồm 5 màu trắng; xanh; vàng; cam; đen. Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong hộp. a)Những kết quả có thể xảy ra về màu của viên bi khi được lấy ra. b)Màu của viên bi lấy ra có phải là phần tử của tập hợp { màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen} hay không ? c)Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của bi được lấy ra. d)Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình của trò chơi trên. Bài tập 3 (Bài 3 SGK trang 16). c) Sản phẩm: Lời giải cho bài tập 1 a) Có 6 loại trái cây khác nhau. b) {Nho xanh; Táo xanh; Táo đỏ; Lê; Dưa lưới; Cam}. c) {Táo xanh}; {Táo đỏ}; {Nho xanh}; {Dưa lưới}; {Lê}; {Cam}. Lời giải cho bài tập 2 a) Khi rút ngẫu nhiên một viên bi trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi, đó là: màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen.
  11. b) Số bi được lấy ra là phần tử của tập hợp : {màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen}. c) Tập hợp các kết quả quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi được lấy ra là : {màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen}. d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là: + Rút ngẫu nhiên 1 viên bi trong hộp. + Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi được lấy ra là { màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen }. Lời giải cho bài tập 3 a) Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng, đó là : màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím. b) Màu của quả bóng được lấy ra là tập hợp con của {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím} không phải là phần tử của tập hợp đó. c) Tập hợp các kết quả quả có thể xảy ra đối với số trên thẻ được rút ra là {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}. d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là : + Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng trong hộp + Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu quả bóng được rút ra là {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}. - Học sinh biết xác định mô hình xác suất ở bài tập 1, 2, 3. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: Bài tập 1 - GV nêu yêu cầu: Cô có một bài toán Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau: như sau. Em hãy quan sát hình ảnh và trả a) Trong giỏ có bao nhiêu loại trái cây khác lời các câu hỏi sau: nhau? a) Trong giỏ có bao nhiêu loại trái cây b) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi khác nhau? lấy một quả bất kì từ giỏ quà. b) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi khi lấy một quả bất kì từ giỏ quà. lấy một quả bất kì từ giỏ quà. c) Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi lấy một quả bất kì từ giỏ quà. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và trả lời từng ý trong bài (cá nhân). * Báo cáo, thảo luận: - Mỗi câu hỏi GV yêu cầu khoảng 2 HS trả lời miệng.
  12. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của HS (HS có thể không trả lời được) và chuẩn hóa. Lời giải a) Có 6 loại trái cây khác nhau. b) {nho xanh; táo xanh; táo đỏ; lê; dưa lưới; cam}. c) {Táo xanh}; {Táo đỏ}; {nho xanh}; {Dưa lưới}; {Lê}; {Cam}. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài tập 2 - GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và làm Một hộp đựng 5 viên bi gồm 5 màu trắng; bài tập 2. xanh; vàng; cam; đen. Lấy ngẫu nhiên một * HS thực hiện nhiệm vụ 2: viên bi trong hộp. - HS hoạt động nhóm đôi làm bài tập 2. a)Những kết quả có thể xảy ra về màu của * Báo cáo, thảo luận 2: viên bi khi được lấy ra. - Với mỗi câu hỏi, GV yêu cầu vài HS b)Màu của viên bi lấy ra có phải là phần tử của các nhóm đứng tại chỗ nêu dự đoán. của tập hợp { màu trắng; màu xanh; màu - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. vàng; màu cam; màu đen} hay không ? * Kết luận, nhận định 2: c)Viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối - GV khẳng định các câu trả lời đúng. với màu của bi được lấy ra. - GV khen ngợi các nhóm có câu trả lời d)Nêu hai điều cần chú ý trong mô hình của chính xác. trò chơi trên. Lời giải a) Khi rút ngẫu nhiên một viên bi trong hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi, đó là: màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen. b) Số bi được lấy ra là phần tử của tập hợp : {màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen}. c) Tập hợp các kết quả quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi được lấy ra là : {màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen}. d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác suất của trò chơi trên là:
  13. + Rút ngẫu nhiên 1 viên bi trong hộp. + Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của viên bi được lấy ra là { màu trắng; màu xanh; màu vàng; màu cam; màu đen }. * GV giao nhiệm vụ học tập 3: Bài tập 3 (Bài 3 SGK trang 16) - GV sẽ phát cho mỗi nhóm bảng phụ. a) Khi lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong - Hoạt động theo nhóm 4 thực hiện yêu hộp, có 5 kết quả có thể xảy ra đối với màu cầu của bài tập 3 trang 16. của quả bóng, đó là : màu xanh; màu đỏ; * HS thực hiện nhiệm vụ 3: màu vàng; màu nâu; màu tím. - HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo b) Màu của quả bóng được lấy ra là tập hợp hình thức nhóm 4 bằng kỹ thuật khăn trải con của {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu bàn. nâu; màu tím} không phải là phần tử của tập * Báo cáo, thảo luận 3: hợp đó. - Các nhóm treo bảng phụ sản phẩm của c) Tập hợp các kết quả quả có thể xảy ra đối nhóm mình, các nhóm khác quan sát và với số trên thẻ được rút ra là {màu xanh; đánh giá. màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}. * Kết luận, nhận định 3: d) Hai điều cần chú ý trong mô hình xác - GV đánh giá kết quả của các nhóm, suất của trò chơi trên là : chính xác hóa kết quả. + Lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng trong hộp + Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu quả bóng được rút ra là {màu xanh; màu đỏ; màu vàng; màu nâu; màu tím}. * GV giao nhiệm vụ học tập 4 : - Trò chơi dân gian: Oẳn tù tì - HS đứng tại chỗ nêu luật chơi. GV thông báo luật chơi: Thắng thua được quy định như sau: + Búa thắng được kéo, thua tờ giấy. Kéo thắng được tờ giấy. +Người chơi phải giơ tay ra kí hiệu cùng một lúc, không được ra chậm quá hoặc nhanh quá. + Nếu ai cố ý ra chậm quá là thua cuộc hoặc phải chơi lại. - 2 HS thực hiện chơi trò chơi, 1 thư kí ghi chép kết quả. - Nêu các kết quả có thể xảy ra? Các kết quả có thể xảy ra: Kéo; búa; giấy * HS thực hiện nhiệm vụ 4 : HS hoạt động chung cả lớp * Báo cáo, thảo luận 4: - GV theo dõi và hỗ trợ hs. * Kết luận, nhận định 4:
  14. GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động cá nhân, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: - Lấy được ví dụ trong thực tế các mô hình xác suất. - Giao nhiệm vụ tự học cho HS. b) Nội dung: - Giải quyết bài toán thực tiễn. - Thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên. d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ 1: - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân ngoài giờ học giải quyết bài toán thực tiễn: Em hãy lấy ví dụ trong thực tế các mô hình xác suất ? - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. - Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học. - Xem lại các mô hình xác suất đã được học. - Làm các bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài mới: đọc trước nội dung bài Xác xuất thực nghiệm trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản .