Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Hình học - Chương 3, Bài 6: Hình có tâm đối xứng

docx 7 trang thuynga 26/08/2022 5302
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Hình học - Chương 3, Bài 6: Hình có tâm đối xứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_hinh_hoc_chuong_3_bai_6_hi.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Hình học - Chương 3, Bài 6: Hình có tâm đối xứng

  1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo PPCT: BÀI 6: HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG Thời gian thực hiện:(02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nhận biết được tâm đối xứng của một hình phẳng. - Nhận biết được những hình phẳng trong tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên hình 2 chiều). - Biết sắp xếp các eke thành hình có tâm đối xứng. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết được tâm đối xứng của một hình và hình có tâm đối xứng. - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng được thước thẳng, ê ke, compa để vẽ tâm đối xứng của một số hình phẳng. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức để chỉ ra các hình có tâm đối xứng trong thực tiễn. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia đơn vị, ê ke, compa, bảng phụ, máy chiếu, các hình có tâm đối xứng bằng giấy bìa màu kẻ ô vuông và băng dính 2 mặt (hoặc giấy decal), phiếu bài tập (các bài tập bổ sung). 2. Học sinh: SGK, thước thẳng có chia đơn vị, ê ke, compa, bảng nhóm, kéo thủ công. III. Tiến trình dạy học Tiết 1
  2. 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Gợi động cơ vào bài mới. b) Nội dung: Quan sát hình ảnh các hình và cho biết mỗi hình có tên là gì. c) Sản phẩm: Tên các hình (Hình vuông, hình tròn, hình thoi, hình lục giác đều). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu slide một số hình ảnh trong thực tế. Em hãy quan sát các hình ảnh trên màn chiếu và cho biết chúng có hình gì? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát và nêu tên các hình (cá nhân). Hình a Hình b * Báo cáo, thảo luận: - Mỗi hình ảnh GV yêu cầu khoảng 2 HS trả lời miệng. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét các câu trả lời của HS (HS có Hình c Hình d thể không trả lời được hình c) và chuẩn hóa: a) Hình vuông. a) Hình vuông. b) Hình tròn b) Hình tròn c) Hình thoi. c) Hình thoi. d) Hình lục giác đều d) Hình lục giác đều - GV đặt vấn đề vào bài mới: Các hình trên đều có chung đặc điểm là có tâm đối xứng. Trong bài học này chúng ta sẽ nhận biết và khám phá các đặc điểm và cách vẽ của các hình có tâm đối xứng 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Hình có tâm đối xứng (18 phút) a) Mục tiêu: HS nhận biết được tâm đối xứng của một hình phẳng. b) Nội dung: - Thực hiện hoạt động 1, 2 trong SGK trang 111. - Rút ra nhận xét về đặc điểm của hình có tâm đối xứng. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện hoạt động 1, 2 trong SGK trang 111. - Đặc điểm của hình có tâm đối xứng bất kì.
  3. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: I. Hình có tâm đối xứng. - GV yêu cầu HS vẽ đường tròn tâm O và đường kính AB và quan sát. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Cá nhân HS chỉ ra tâm O, đường kính AB và nêu nhận xét. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV gọi đại diện 1 số HS báo cáo kết quả. - HS khác thảo luận, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: * Nhận xét: GV chốt lại các đặc điểm hình có tâm đối xứng - Vì điểm O là trung điểm của đoạn và tâm đối xứng của hình, khái quát lại. Lưu ý: thẳng AB nên ta nói hai điểm A và Hình có tâm đối xứng còn được gọi là hình đối B đối xứng với nhau qua tâm O xứng tâm. - Đường tròn tâm O là hình có tâm * GV giao nhiệm vụ học tập 2: đối xứng và tâm đối xứng chính là GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động nhóm để làm tâmO của đường tròn. hoạt động 2. Lấy 4 chiếc êke giống nhau để xếp thành hình (Hình 62). - Rút ra mối liên hệ giữa hình 61 và hình 62. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - Hình 61 và Hình 62 là hình có tâm - HS thực hiện ghép hình và rút ra nhận xét. đối xứng và điểm O được gọi là tâm - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ các đối xứng của hình. nhóm thực hiện nhiệm vụ. * Chú ý: Hình có tâm đối xứng còn * Báo cáo, thảo luận 2: được gọi là hình đối xứng tâm. - GV yêu cầu các nhóm nêu kết quả thực hiện nhiệm vụ. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét, chốt lại các hình có tâm đối xứng; nêu chú ý cách gọi hình có tâm đối xứng. Hoạt động 2.2: Tâm đối xứng của một số hình(18 phút) a) Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức về hình có tâm đối xứng để nhận biết một số hình có tâm đối xứng và chỉ ra tâm đối xứng của mỗi hình đó. b) Nội dung:
  4. - Quan sát hình 63 nhận biết hình và chỉ ra tâm đối xứng của hình. - Quan sát hình 64 nhận biết hình và chỉ ra tâm đối xứng của hình. - Quan sát hình 65 nhận biết hình và chỉ ra tâm đối xứng của hình c) Sản phẩm: - Hình 63 là đoạn thẳng AB , có tâm đối xứng là trung điểm M của đoạn thẳng AB . - Hình 64, hình 65 là hình có tâm đối xứng, điểm O là tâm đối xứng của mỗi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập 1: II. Tâm đỗi xứng của một số hình - GV chiếu hình 63 yêu cầu học sinh quan sát chỉ 1. Đoạn thẳng ra hình vẽ, tâm đối xứng của hình và nhận xét . * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS quan sát hình vẽ và thực hiện nhiệm vụ * Báo cáo, thảo luận 1: - HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các đặc - Đoạn thẳng AB là hình có tâm đối điểm về tâm đối xứng của đoạn thẳng. xứng và tâm đối xứng là trung điểm * Kết luận, nhận định 1: M của đoạn thẳng đó. - GV nhấn mạnh đoạn thẳng là hình có tâm đối xứng, trung điểm của đoạn thẳng là tâm đối xứng của đoạn thẳng đó. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: 2. Đường tròn - GV chiếu hình 61 yêu cầu học sinh quan sát chỉ ra hình vẽ, tâm đối xứng của hình và nhận xét . * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS quan sát hình vẽ và thực hiện nhiệm vụ * Báo cáo, thảo luận 2: - HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các đặc điểm về tâm đối xứng của đường tròn. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhấn mạnh đường tròn là hình có tâm đối Đường tròn là hình có tâm đối xứng, xứng, tâm của đường tròn là tâm đối xứng của và tâm đối xứng là tâm của nó. đường tròn đó. * GV giao nhiệm vụ học tập 3: 3. Hình thoi và hình lục giác đều - GV chiếu hình 64 và hình 65 yêu cầu học sinh quan sát chỉ ra hình vẽ, tâm đối xứng của hình và nhận xét. - Hãy tìm một hình có tâm đối xứng và chỉ ra tâm
  5. đối xứng của hình đó. * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS quan sát hình vẽ và thực hiện nhiệm vụ. -Lấy ví dụ hình có tâm đối xứng và chỉ ra tâm đối xứng. * Báo cáo, thảo luận 3: - HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các đặc điểm về tâm đối xứng của hình thoi và hình lục giác đều. - Hình thoi có tâm đối xứng là điểm - Cho 2 học sinh báo cáo ví dụ của mình O * Kết luận, nhận định 3: GV nhấn mạnh: - Hình thoi là hình có tâm đối xứng, tâm đối xứng là giao điểm O của hai đường chéo. - Hình lục giác đều là hình có tâm đối xứng, tâm đối xứng là giao điểmO của các đường chéo - Hình lục giác đều có có tâm đối xứng là điểmO Ví dụ: Hình chữ nhật, hình vuông là các hình có tâm đối xứng Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Nhận biết các hình có tâm đối xứng trong cuộc sống quanh em và chỉ ra tâm đối xứng của các hình đó. - Ghi nhớ các đặc điểm hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng của một số hình phẳng. - Làm bài tập sau: Tìm tâm đối xứng của mỗi hình sau: hình vuông, hình chữ nhật, hình hình bình hành, hình thoi. - Tìm hiểu trước nội dung các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 112. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Luyện tập (30 phút) a) Mục tiêu: HS biết áp dụng các kiến thức đã học để giải bài tập. b) Nội dung: - Làm bài tập 1, 2,3. c) Sản phẩm: Kết quả bài tập 1, 2, 3. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung
  6. GV giao nhiệm vụ học tập 1 Bài tập 1: Bài tập 1: Trong các hình từ Hình 66 đến Hình 69 hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó HS Thực hiện nhiệm vụ 1 Hs cá nhân thực hiện nhiệm vụ Báo cáo thảo luận 1 Gv yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả. - Hình 66 là hình có tâm đối xứng, tâm HS khác nhận xét. đối xứng là tâm của bông hoa ở chính Kết luận, nhận định 1 giữa. GV: Hướng dẫn HS nhận xét, sửa lại các ý - Hình 67 không có tâm đối xứng sai để được khẳng định đúng. - Hình 68 có tâm đối xứng, tâm đối xứng GV giao nhiệm vụ học tập 2 là tâm chính giữa. Bài tập 2: Trong các hình Hình 70, các hình - Hình 69 có tâm đối xứng,tâm là trung từ a) đến c) hình nào có tâm đối xứng? Nếu điểm của đoạn thẳng nối đầu và cuối là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối chữ. xứng của hình đó ( kể cả màu sắc) Bài tập 2: HS Thực hiện nhiệm vụ 2 Hs cá nhân thực hiện nhiệm vụ Báo cáo thảo luận 2 Gv yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả. HS khác nhận xét. - Hình 70 a là hình có tâm đối xứng. Kết luận, nhận định 2 GV: Hướng dẫn HS nhận xét, sửa lại các ý - Hình 70 b là hình có tâm đối xứng. sai để được khẳng định đúng. - Hình 70 c là hình không có tâm đối GV giao nhiệm vụ học tập 3 xứng - Yêu cầu học sinh làm bài tập 3. Bài tập 3: (SGK- T112) HS Thực hiện nhiệm vụ 3 Hãy tìm một số hình có tâm đối xứng - Hs hoạt động nhóm đôi làm bài tập 3 trong cuộc sống? Báo cáo thảo luận 3 Giải :
  7. - Gv yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả bài tập 3 - HS khác nhận xét. Kết luận, nhận định 3 GV: nhận xét cách trình bày của các nhóm, chốt kết quả. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10ph) a) Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn, biết vận dụng kiến thức về hình có tâm đối xứng để lấy ví dụ và xác định tâm đối xứng của mỗi hình trong thực tiễn. b) Nội dung: Làm bài tập 3 SGK trang 112, bài tập 4 (GV đề xuất). c) Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 Bài tập 4: Trong bảng các chữ cái in HS Thực hiện nhiệm vụ hoa, chữ cái nào có tâm đối xứng? - HS hoạt động nhóm làm bài tập 4 Giải : Báo cáo thảo luận Các chữ cái in hoa có tâm đối xứng - Yêu cầu các nhóm treo kết quả bài tập 4 tại là: O, I, X, N, H góc học tập của nhóm để cả lớp cùng theo dõi. - HS khác nhận xét. Kết luận, nhận định GV: nhận xét cách trình bày của các nhóm, chốt kết quả. Hướng dẫn tự học ở nhà (5 phút): - Ghi nhớ các các kiến thức đã học của bài 6, ôn lại các bài tập đã làm trên lớp. - Làm bài tập còn lại trong SGK, SBT. - Làm bài tập sau: Kể tên ít nhất 5 vật thể trong gia đình em là hình có tâm đối xứng - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước toàn bộ bài Đối xứng trong thực tiễn.