Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 36: Phép nhân các số nguyên

pptx 18 trang Mẫn Nguyệt 20/07/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 36: Phép nhân các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxgiao_an_toan_lop_6_tiet_36_phep_nhan_cac_so_nguyen.pptx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 36: Phép nhân các số nguyên

  1. Hoạt động 1: Khởi động Điền số thích hợp vào ô trống. a) A = 17+17+17+17 = ?17 . ?4 b) B = (-3).4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3) = ?- 12 c) C = -(3.4) = ?-12 d) D = (-3).(-2) = ?? Để biết cách tính kết quả chính xác của phép tính (-3) .(-2), tích của hai số nguyên âm là số thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài mới ngày hôm nay?
  2. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU PHÉP NHÂN PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU CÁC SỐ NGUYÊN TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN
  3. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN Hoạt động : Hình thành kiến thức I. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU a) Hoàn thành phép tính: (- 3).4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = ?? a) So sánh (- 3) . 4 và - (3 . 4) Giải: a) (- 3) . 4 = (- 3) + (- 3) + (- 3) + (- 3) = - 12 b) - (3 . 4) = - 12 Vậy (- 3) . 4 = – (3 . 4) Vậy để tìm tích (- 3) . 4 ta làm như thế nào? – (3 . 4) = -12
  4. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN I. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước1 Bước 3:Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tích cần tìm.
  5. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN I. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU Ví dụ 1: Tính a) (-5) . 6 Nhận xét về kết quả của tích b) 5 . (-2) hai số nguyên khác dấu ? Giải: a) (-5) . 6 = - (5 . 6) = -30 b) 5 . (-2) = - (5 . 2) = -10 * Lưu ý: Tích của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm.
  6. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN I. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU Bước 1: Bỏ dấu “-” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước1 Bước 3:Thêm dấu “-” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tích cần tìm.
  7. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN I. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU Giải: a) (-7).5 = -(7.5) = - 35 b) 11.(-13) = -(11.13) = - 143
  8. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN II. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 1. Nhân hai số nguyên dương. Tích của hai số nguyên dương là tích của hai số tự nhiên khác 0. Chẳng hạn: 5.8 = 40 (+5).(+8) = 40
  9. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN II. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 2. Nhân hai số nguyên âm. a) Hãy quan sát kết quả ba tích đầu, ở đó mỗi lần ta giảm đi 1 đơn vị thừa số thứ hai. Tìm kết quả hai tích cuối? (-3) . 2 = - 6 Tăng 3 đơn vị (-3) . 1 = - 3 Tăng 3 đơn vị (-3) . 0 = 0 Tăng 3 đơn vị (-3).(-1) = ?3 Tăng 3 đơn vị (-3).(-2) = ?6
  10. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN II. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 2. Nhân hai số nguyên âm. b) So sánh (-3) . (-2) và 3 . 2 (-3) . (-2) = 6 Để tìm tích (-3) . (-2), ta 3 . 2 = 6 làm như thế nào? Vậy 6 Để nhân hai số nguyên âm ta làm như sau: Bước 1: Bỏ dấu “-” trước mỗi số. Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có tích cần tìm. * Lưu ý: Tích của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.
  11. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN II. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 2. Nhân hai số nguyên âm. Ví dụ 2: Tính a) (-5) . (-2) b) -3x với x = -12 Nhận xét về kết quả của tích hai số nguyên cùng dấu ? Giải: a) (-5) . (-2) = 5 . 2 = 10 b) Với x = -12 thì -3x = (-3) . (-12) = 3 . 12 = 36
  12. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN II. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 2. Nhân hai số nguyên âm. a) Thay x = - 2 vào - 6x -12 ta được: - 6 . (- 2) – 12 = 12 – 12 = 0 b) Thay y = - 8 vào – 4y + 20 ta được: - 4 . (- 8) + 20 = 32 + 20 = 52
  13. Tiết 36. PHÉP NHÂN CÁC SỐ NGUYÊN I. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU II. PHÉP NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 1. Nhân hai số nguyên dương. 2. Nhân hai số nguyên âm. *Chú ý: Cách nhận biết dấu của tích: Dấu của thừa số Dấu của tích (+) . (+) (+) (–) . (–) (+) (+) . (–) (–) (–) . (+) (–)
  14. Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1: Tính: 4. 25 Từ đó suy ra kết quả của các tích sau: (-4). 25=? 4.(-25)=? (-4).(-25)=? Giải: Ta có: 4.25 = 100 Suy ra: (-4). 25 = -100 4.(-25) = -100 (-4).(-25) = 100
  15. Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 2: a) Tích hai số nguyên trái dấu luôn là một số nguyên dương S b) Tích hai số nguyên trái dấu luôn bằng 0 S c) Tích hai số nguyên dương luôn là một số nguyên dương. Đ
  16. Hoạt động 4: Vận dụng Bài 9 : Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong quý I là – 30 triệu đồng. Quý II lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của côn ty Ánh Dương là bao nhiêu? Giải: + Lợi nhuận Quý I : (- 30) . 3 = - 90 triệu đồng. + Lợi nhuận Quý II: 70 . 3 = 210 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là: (- 90) + 210 = 120 triệu đồng.