Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài: Tự lập - Nguyễn Thị Thanh Hà

pdf 8 trang minhanh17 10/06/2024 5460
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài: Tự lập - Nguyễn Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_tu_lap_nguyen_t.pdf

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài: Tự lập - Nguyễn Thị Thanh Hà

  1. Trường: THCS NGUYỄN HUỆ Họ và tên giáo viên: Tổ: Giáo dục công dân Nguyễn Thị Thanh Hà Đặng Thành Long Nguyễn Thị Sâm KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: TỰ LẬP Môn học: GDCD; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Khái niệm tự lập. - Các biểu hiện của người có tính tự lập. - Ý nghĩa của tính tự lập, vì sao phải tự lập, - Khả năng tự lập của bản thân và người khác. - Nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. 2. Về năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực: -Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập. - Điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá được mức độ tự lập của bản thân, qua đó điều chỉnh tính tự lập tham gia các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày. - Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống. - Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa có tính tự lập như: lười biếng, ỷ lại trong học tập, trốn tránh công việc, hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống. - Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong bài học. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Tự rèn luyện tính tự lập của bản thân trong đời sống - Trách nhiệm: Tích cực, chủ động hoàn thành nhiện vụ học tập, lao động, các hoạt động tập thể, hoạt động đội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
  2. 2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu) a. Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Học sinh bước đầu nhận biết về tính tự lập để chuẩn bị vào bài học mới. - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: - Nêu được khái niệm tự lập? Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập? Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập? b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sứ người sỏi đá cũng thành cơm” (Hoàng Trung Thông) c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc hai câu thơ.  Quan sát hình ảnh Câu hỏi 1: Hai câu thơ trên ý muốn nhắn nhủ chúng ta điều gi? Câu hỏi 2: Câu thơ sau thể hiện đức tính gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh xung, cá nhân lần lượt trình bày các câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Câu thơ nhằm ca ngợi sức mạnh của người lao động. Đó chính là sức mạnh tạo ra mọi thành tựu trong xã hội. Chính bàn tay con người đã tạo ra mọi vật dụng hằng ngày để phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Con người làm ra thóc gạo, làm ra vật dụng, của cải để phục vụ cho đời sống vật chất của mình. 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
  3. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm Tự lập a. Mục tiêu: - Học sinh nêu được khái niệm tự lập -Học sinh được phát triển năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện: Làm bất cứ việc gì - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là tự lập. 1.Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng? 2.Trong câu truyện trên em thích nhất câu nói nào của Bác Hồ? Vì sao? 3. Em có nhận xét gì về anh Lê trong câu truyện? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm của các nhóm. 1. -Bác Hồ yêu nước, quyết tâm đi tìm đường cứu nước và tự tin vào bản thân. -Không cần dựa dẫm vào người khác, tin vào sức lực của mình. -Dám đương đầu với khó khăn, thử thách. 2 Câu nói em thích nhất của Bác Hồ: «Đây tiền đây.-Anh thành vừa nói vừa xòe rộng hai bàn tay – Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi» -> Câu nói thể hiện ý chí tự lập cao, không ngại gian khổ. 3 -Anh Lê là người yêu nước. -Nhưng không đủ can đảm đương đầu với khó khăn, không có tự tin. -> Anh Lê còn nhút nhát. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự lập I. Khám phá Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 1. Thế nào là tự lập - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu *Câu chuyện: Làm bất cứ việc gì. hỏi , phiếu bài tập *Nhận xét Gv yêu cầu học sinh đọc câu chuyện: Làm bất cứ việc gì. * Kết luận: Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời Tự lập là tự làm, tự giải quyết công câu hỏi vào phiếu bài tập việc của mình không dựa dẫm, phụ 1.Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước thuộc vào người khác. với hai bàn tay trắng? 2.Trong câu truyện trên em thích nhất câu nói nào của Bác Hồ? Vì sao? 3. Em có nhận xét gì về anh Lê trong câu truyện? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời
  4. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện Tự lập a. Mục tiêu: - Học sinh nêu được các biểu hiện của của người có tính tự lập. - Học sinh được phát triển năng lực phát triển bản thân. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát cá nhân các hình ảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK nhận xét việc làm của các nhân vật. - GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua trò chơi đuổi hình bắt chữ hướng dẫn học sinh: Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập và chưa có tính tự lập.
  5. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm của các nhóm: Nhóm 1: - Thức dậy sớm, xếp chăng màn gọn gàn. - Tự học tập viết bằng chân khi bị khuyết tật ở tay. - Tự chuẩn lau dọn nhà cửa. Nhóm 2: - Ngủ dậy trễ, đợi mẹ gọi. - Nhờ mẹ chỉnh giúp quần áo khi đi học. - Nhờ bạn chép bài hộ. + Biểu hiện của tự lập: -Tự suy nghĩ -Tự thực hiện -Tự chịu trách nhiệm -> Về những quyết định của mình. + Biểu hiện trái với tự lập: -Trông chờ, dự dẫm vào người khác. -Lười biếng trong lao động. -> Thất bại trong cuộc sống. Mọi người khinh ghét. d. Tổ chức thực hiện:
  6. Nhiệm vụ 2: Biểu hiện 2. Biểu hiện của tính tự lập: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu -Tự suy nghĩ. hỏi, trò chơi, -Tự thực hiện. Gv yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh và nhận xét về -Tự chịu trách nhiệm. hành vi của các bạn ( về quyết định của mình) Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ?Các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên đã làm việc như thế nào? ? Theo em đâu là biểu hiện của tự lập? ? Đâu là biểu hiện của chưa tự lập? Gv yêu cầu học sinh chơi trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ” Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm tìm những biểu hiện của tự lập trong học tập, trong lao động, trong sinh hoạt và những biểu hiện trái với tự lập. + Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút. + Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập. - Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. -Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh xung phong cá nhân lần lượt trình bày các câu trả lời. - Học sinh chơi trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ.Học sinh cuer đại diện nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn . -Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. Giáo viên giới thiệu: Tự lập có phải là chỉ hành động theo suy nghĩ của mình, không chịu nghe người khác góp ý không? Người mà có hành vi như thế có phải là người tự lập không? Tự lập là chủ động trong công việc là cần thiết nhưng cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người để công việc đạt kết
  7. quả tốt. Người không biết lắng nghe sự góp ý của người khác là người bảo thủ. 2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của tự lập a. Mục tiêu: – Học sinh hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập - Học sinh đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu hỏi? + Vì sao chúng ta cần phải tự lập? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm. -Chúng ta tự lập để tự lo bản thân. -Chúng ta tự lập để thành công. -Chúng ta tự lập để mọi người kính trọng. -Việc đánh giá khả năng tự lập sẽ tùy thuộc vào khả năng của mỗi bạn , nhưng các việc các bạn sẽ tự làm được như: tự lo việc cá nhân, ý thức đúng giờ không cần người nhà nhắc nhở,biết phụ giúp công việc gia đình, hoàn thành tốt việc học, dám ước mơ và thực hiện ước mơ đó cho bằng được. Ví dụ : nhiều em học sinh ước mơ làm giáo viên , làm bác sĩ thì các em học sinh phải phấn đấu từ bây giờ, trau dồi kiến thức, tự lập trong học tập ->Hoàn thành ước mơ. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 3. Ý nghĩa của tính tự lập - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi -Giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá * Câu hỏi thảo luận cặp đôi: nhân. + Vì sao chúng ta cần phải tự lập? -Giúp chúng ta thành công trong + Chúng ta cần phải làm gì để rèn luyện tính tự lập? cuộc sống. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập -Xứng đáng được người khác kính trọng.
  8. - Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, từng nhóm 4. Cách rèn luyện: học sinh chuẩn bị (Khi ở nhà). - Chúng ta cần chủ động làm việc. - Với hệ thống câu hỏi: học sinh thảo luận, suy nghĩ, trả - Tự tin và quyết tâm khi thực hiện lời. hành động. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh rèn luyện tính tự lập - Học sinh cử đại diện nhóm trình bày. trong học tập, công việc và sinh - Học sinh thảo luận, trao đổi, cá nhân trình bày. hoạt hằng ngày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv đánh giá, chốt kiến thức. Giáo viên: Những người có tự lập luôn thành công trong cuộc sống và được mọi người tôn trọng, yêu quí và giúp đỡ. Nhờ có tinh thần tự lập, ta mới độc lập suy nghĩ, hành động, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng để có tính tự lập ta cần rèn luyện như thế nào? IV. CỦNG CỐ: -Khái niệm. -Biểu hiện. -Ý nghĩa. V. DẶN DÒ: -Các em chuẩn bị phần tình huống SGK/23. -Tự lập 1 bảng kế hoạch trong 3 ngày hay 1 tuần của em. -Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự lập. VI. RÚT KINH NGHIỆM: