Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Khối 6 - Tuần 3, Bài 2: Thời gian trong lịch sử - Năm học 2022-2023

pptx 32 trang Mẫn Nguyệt 21/07/2023 4712
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Khối 6 - Tuần 3, Bài 2: Thời gian trong lịch sử - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_khoi_6_tuan_3_bai_2_thoi.pptx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Khối 6 - Tuần 3, Bài 2: Thời gian trong lịch sử - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY: Lịch sử và Địa lí – Tuần 3 Tên bài dạy: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Số tiết thực hiện: 01 Năm học 2022 - 2023
  2. KHỞI ĐỘNG Em có thể cho biết hôm nay là thứ mấy, ngày, tháng, năm nào ? Dựa vào đâu em biết? Dựa vào tờ lịch treo trong nhà.
  3. KHỞI ĐỘNG Pharaon Tutankhamun Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Sinh năm 1341 TCN năm 40
  4. KHỞI ĐỘNG Tính tuổi của Pharaon Tutankhamun đến thời điểm hiện nay. Tính thời gian khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra đến nay là bao nhiêu năm?
  5. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Âm lịch và Dương lịch
  6. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Âm lịch và Dương lịch Nhìn vào tờ lịch em hãy cho biết có mấy loại lịch? Có hai loại lịch: Âm lich và Dương lịch
  7. “ Mười rằm trăng náu Mười sáu trăng treo ” (Đồng dao Việt Nam)
  8. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Âm lịch và Dương lịch Câu đồng dao Việt Nam trong tư liệu thể hiện cách tính thời gian của người xưa theo Âm lịch hay Dương lịch ? Em hãy nêu một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về âm lịch ở Việt Nam mà em biết ? Câu đồng dao nằm trong bài đồng dao “Trăng đâu”. Bài đồng dao đúc kết kinh nghiệm của người xưa về cách tính thời gian theo hình dáng của trăng. “Trăng náu” nghĩa là trăng “ tỏ nhất”; “trăng treo” nghĩa là “trăng tỏ mà họ không nhìn được”. Chu kỳ trăng từ mùng 10 đến 16 âm lịch là trăng tròn nhất.
  9. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Âm lịch và Dương lịch “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” “Trăng quầng trời hạn. Trăng tán trời mưa”
  10. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Bài đồng dao “Trăng đâu”
  11. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Âm lịch và Dương lịch ➔ Âm lịch là Cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là là một tháng.
  12. Đồng hồ mặt trời
  13. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Âm lịch và Dương lịch Dựa vào đồng hồ Mặt Trời này, em hãy cho biết người xưa đã tính ra lịch bằng cách nào? ➔ Dương lịch là Dựa vào sự chuyển động của Trái Đất xoay quanh mặt trời. Thời gian trái đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
  14. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 1. Âm lịch và Dương lịch Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời để tính thời gian và làm ra lịch. Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng. Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
  15. Lịch thi đấu bóng đá thế giới 2018
  16. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 2. Cách tính thời gian + Lịch chính thức trên thế giới hiện nay dựa trên cách tính của lịch nào? Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.
  17. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Dựa vào tài liệu và trục thời gian, em hay giải thích các khái niệm: Trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ. ➔ Công lịch là lịch chính thức của thế giới. Công lịch lấy năm 1 (tương truyền chúa Jesus ra đời) làm năm đầu Công nguyên. Trước năm đó là Trước Công nguyên, sau năm đó gọi là Sau Công nguyên. Một thập kỉ là 10 năm, một thế kỉ là 100 năm. Một thiên niên kỉ là 1000 năm.
  18. Một thiên niên kỉ Một thập kỉ Năm Năm Năm Năm 1 10 100 1000 Một thế kỉ
  19. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Hiện nay, ở Việt Nam, Công lịch được dùng chính thức trong văn bản Nhà nước, tuy nhiên Âm lịch vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Ví dụ như Ngày Tết, ngày đám cưới – gả, ngày sinh nhật đều căn cứu vào Âm lịch. Vì sao nói Âm lịch khá phổ biến ở Việt Nam mà không phải là Dương lịch ? Vì nó liên quan đến văn hoá cổ truyền dân tộc – trọng nghề nông.
  20. Luyện tập và vận dụng Pharaon Tutankhamun Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Sinh năm 1341 TCN 40
  21. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Luyện tập và vận dụng Tuổi của Tutankhamun là: 1341+2021= 3362 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là: 2021 – 40 = 1981 năm Năm 40 thuộc thế kỷ I, cách đây 20 thế kỷ. Tính thế kỷ: lấy thế kỷ XXI – I = XX Tính cứ 1 thế kỷ là 10 thập kỷ (thập niên), vậy năm 40 thuộc thập kỷ thứ 4 của thế kỷ I, còn thập niên là “thập niên 40 của thế kỷ I” (40 – 50).
  22. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Luyện tập và vận dụng Bài 1. Dựa vào sơ đồ em hãy xác định từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
  23. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Luyện tập và vận dụng Bài 1. 2200 2132 2020 1477 1083 năm năm năm năm năm
  24. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Luyện tập và vận dụng Bài 2. Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của nước Việt Nam: Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên đán, Ngày Quốc Khánh, Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tính theo lịch nào? Trả lời: Giỗ Tổ Hùng Vương : 10/03 (Âm lịch) Tết Nguyên đán: 01/01 (Âm lịch) Ngày Quốc Khánh : 02/9 (Dương lịch) Giải phóng miền Nam : 30/04 (Dương lịch)
  25. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
  26. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Bài 3. Sau khi quan sát hình, theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm Âm lịch? Bỏ Âm Lịch đi, chỉ để lại Dương lịch trên tờ lịch có được không? Dương lịch để sử dụng cho việc công của Nhà nước, còn Âm lịch cho nhân dân sử dụng. Không thể bỏ Âm lịch. Vì nó liên quan đến văn hoá cổ truyền dân tộc ta từ hàng nghìn năm nay, từ xa xưa ông cha ta đã sáng tạo ra Âm lịch phục vụ cho nông nghiệp, dần dần nó trở thành một yếu tố không thể thiếu trong đời sống nhân dân.
  27. BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Bài 4. Hãy xây dựng trục thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em. Ví dụ: năm sinh, năm vào mẫu giáo, năm vào lớp 1, năm vào lớp 6 . (Lưu ý: Em có thể bắt đầu trục thời gian với năm sinh của em).
  28. EM CÓ BIẾT 1. Năm nhuận theo Dương lịch Lịch Dương được tính bằng thời gian Trái Đất quay 1 vòng xung quanh Mặt Trời, số thời gian này hết 365 ngày 6 giờ. Như vậy, sau 4 năm thời gian dư đó được cộng thành 1 ngày, năm được cộng thời gian là năm thứ 4 và được gọi là năm nhuận. Như vậy một năm nhuận có nhiều hơn 1 ngày so với năm không nhuận, có 366 ngày. Ngày đó được thêm vào cuối tháng 2, đó chính là ngày 29 tháng 2. Để tính năm nhuận Dương lịch, chúng ta phải lấy số năm đó đem chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì năm Dương lịch đó là năm nhuận.
  29. EM CÓ BIẾT 2. Năm nhuận theo Âm lịch Lịch Âm được tính theo chu kì quay của Mặt Trăng, do 1 chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất khoảng 29,53 ngày nên 1 năm âm lịch chỉ có 354 ngày. Vậy nên cứ 3 năm Âm lịch lại ngắn hơn năm Dương lịch 33 ngày (hơn 1 tháng). Để cân bằng thời gian giữa năm Âm lịch và năm Dương lịch, cứ 3 năm Âm lịch phải cho thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không bị chênh nhau quá nhiều. Vậy nên, một năm nhuận Âm lịch sẽ có 13 tháng.
  30. EM CÓ BIẾT Thế nhưng, năm Dương lịch vẫn nhanh hơn năm Âm lịch. Tình trạng này được khắc phục bằng cách là cứ 19 năm lại sẽ có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận. Trong 19 năm Dương lịch có 228 tháng Dương lịch, tương ứng với 235 tháng Âm lịch, thừa 7 tháng so với năm Dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm. Để tính năm nhuận theo Âm lịch, bạn hãy lấy số năm chia cho 19. Nếu chia hết cho 19 hoặc có số dư là một trong các số như 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm Âm lịch đó là năm nhuận và có tháng nhuận.
  31. Hướng dẫn về nhà Một hiện vật bị chôn vùi năm 1000TCN. Đến năm 1995 hiện vật đó được đào lên. Hỏi nó đã nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó? Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo tính toán của các nhà khảo cổ, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta đã phát hiện nó vào năm nào? Chuẩn bị bài học tiếp theo : Bài nguồn gốc loài người
  32. Thân chào! Hẹn gặp lại các em ở tiết học sau.