Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 54: Nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề

pptx 18 trang thanhhuong 11101
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 54: Nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet_54_n.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiết 54: Nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề

  1. TIẾT 54 NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
  2. ĐỊNH HƯỚNG a. Trình bày ý kiến là gì? - Trình bày ý kiến về một vấn đề là người viết nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lý lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.
  3. - Một số ví dụ: Có người cho rằng: “Việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt”. Ý kiến của em như thế nào? Em có ý kiến gì về nhận xét: “Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt, học hỏi được nhiều điều? Ý kiến của em như thế nào về vai trò của gia đình với mỗi người. Em có ý kiến gì về tác dụng của việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích?
  4. b. Các vấn đề cần xác định - Đó là vấn đề gì? Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? - Các lí lẽ và bằng chứng mà em định sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục mọi người là những gì? - Khi trình bày cần có thêm thiết bị gì? - Chú ý như thế nào khi nói (âm lượng, tốc độ, thái độ và các yếu tố phi ngôn ngữ ?)
  5. Thực hành Đề bài: Em có ý kiến gì về nhận xét: Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt, học hỏi được nhiều điều.
  6. Chuẩn bị bài nói - Xác định mục đích và nội dung bài nói. - Tìm tư liệu liên quan đến bài nói sẽ trình bày (tranh, ảnh, sách, báo về hoạt động tham quan du lịch). - Liên hệ với kinh nghiệm của bản thân và những người xung quanh về việc đi tham quan, du lịch.
  7. Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý: Tham quan, du lịch là gì? Mục đích của việc tham quan, du lịch? Hoạt động tham gia du lịch mang lại cho người tham gia những gì (tình cảm, nhận thức, kinh nghiệm)? Tham quan, du lịch thế nào cho hiệu quả?
  8. - Lập dàn ý: (sgk/84) (1) Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày ý kiến. (2) Nội dung chính: Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề đặt ra. - Giải thích tham quan, du lịch. - Ích lợi của hoạt động tham quan, du lịch. - Tham quan, du lịch thế nào để hiệu quả. (3) Kết thúc Khẳng định lại ý kiến của mình về lợi ích của việc đi tham quan, du lịch. Nguyện vọng và dự định của mình nếu được đi tham quan, du lịch.
  9. Nói và nghe - Dựa vào dàn ý để trình bày ý kiến. - Thảo luận với người nghe về các nội dung đã trình bày, đặt câu hỏi và câu trả lời. - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc, sử dụng điệu bộ cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ.
  10. Kiểm tra và chỉnh sửa - Người nói: Xem xét bài nói đã đầy đủ các ý có trong dàn bài chưa, còn thiếu nội dung nào, có mắc lỗi trình bày - Người nghe: Kiểm tra các thông tin thu được từ người nói, tự xác định các lỗi cần khắc phục.
  11. * Hướng dẫn: - Mở đầu: Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày ý kiến về vấn đề đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt, học hỏi được nhiều điều.
  12. - Nội dung chính: - Giải thích tham quan, du lịch: Tham quan, du lịch là hoạt động đi xem tận nơi, tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm.
  13. - Ích lợi của hoạt động tham quan, du lịch: Mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Tạo ra một môi trường học tập mới, giúp khơi gợi sự tò mò và mong muốn được khám phá, học tập. Giúp thư giãn, giải trí sau những giờ học tập làm việc mệt mỏi; cải thiện vấn đề về sức khỏe, tinh thần. Mở rộng các mối quan hệ trong xã hội
  14. - Tham quan, du lịch thế nào để hiệu quả: Lựa chọn thời gian, địa điểm tham quan, du lịch phù hợp. Tổ chức quản lý theo đơn vị cụ thể. Cần có sự hướng dẫn của thầy cô, hướng dẫn viên du lịch. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí kết hợp với học tập - Kết bài: Trên đây là quan điểm của tôi về vấn đề này, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
  15. - Yêu cầu khi nói: + Nói đúng mục đích (trình bày ý kiến). + Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
  16. Lưu ý: Bám sát vào mục đích của bài nói Chú ý có thể kết hợp trình bày ý kiến với việc sử dụng tranh ảnh để tăng sức hấp dẫn cho bài nói. Thu hút người nghe bằng cách đặt câu hỏi. Để nội dung bài nói được hoàn chỉnh có thể sử dụng tài liệu đã chuẩn bị nhưng không nên phụ thuộc.
  17. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ Nhóm: . Mức độ Tiêu chí Chưa đạt Đạt Tốt 1. Chọn được nội Chưa có ý kiến để trình bày Có ý kiến, suy nghĩ để trình Trình bày hay và ấn tượng. dung hay, có ý bày nhưng chưa hay. nghĩa 2. Nội dung trình ND sơ sài, chưa có đủ luận Có đủ luận điểm để hiểu Nội dung ý kiến trình bày bày phong phú, điểm để người nghe hiểu ý người nghe hiểu được ý kiến phong phú và hấp dẫn. hấp dẫn kiến trình bày 3. Nói to, rõ Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại Nói to, truyền cảm, hầu như ràng, truyền ngập ngừng hoặc ngập ngừng 1 vài câu. không lặp lại hoặc ngập cảm. ngừng. 4. Sử dụng yếu Điệu bộ thiếu tự tin, mắt Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào Điệu bộ rất tự tin, mắt tố phi ngôn ngữ chưa nhìn vào người nghe; người nghe; nét mặt biểu nhìn vào người nghe; nét phù hợp. nét mặt chưa biểu cảm hoặc cảm phù hợp với nội dung mặt sinh động. biểu cảm không phù hợp. câu chuyện. 5. Mở đầu và kết Không chào hỏi/ và không có Có chào hỏi/ và có lời kết Chào hỏi/ và kết thúc bài thúc hợp lí lời kết thúc bài nói. thúc bài nói. nói một cách hấp dẫn.
  18. CẢM ƠN CÁC CON ĐÃ LẮNG NGHE VÀ HỌC TẬP CHĂM CHỈ