Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Phần: Viết

ppt 23 trang thuynga 19862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Phần: Viết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_4_que_huong_ye.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Phần: Viết

  1. A. TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. TRI THỨC NGỮ VĂN – THƠ LỤC BÁT - Thể thơ lục bát (6-8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. - Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. - Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu , thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. - Nhịp: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn ( 2/2/2, 2/4, 4/4 )
  2. A. TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT THẢO LUẬN – 5 PHÚT 1.Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn thiện hai khổ thơ: Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối khi khi xa Ngoài thềm rơi chiếc lá Tiếng rơi rất mỏng như rơi nghiêng. ( Trần Đăng Khoa) Tre già yêu lấy măng Chắt chiu như mẹ yêu tháng ngày Mai sau con lớn hơn thày Các con ôm cả . đất tròn. ( Tố Hữu ) 2. Quan sát bức tranh sau, xác định chủ đề của bài thơ.
  3. A. TẬP LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT 1.Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn thiện hai khổ thơ: Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. ( Trần Đăng Khoa) Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày Mai sau con lớn hơn thày Các con ôm cả non sông đất tròn. ( Tố Hữu ) 2. Quan sátĐất bức tranh nước sau, Việt Nam xác định chủ đề của bài thơ.
  4. Yêu cầu của bài thơ lục bát - Tuân thủ đúng những quy định về đặc điểm thơ lục bát: + Số tiếng. + Vần. + Thanh điệu. + Nhịp. - Nội dung : bài thơ có ý nghĩa, có cảm xúc .
  5. Thi làm thơ •Mỗi nhóm có 5’ để suy nghĩ tạo câu thơ. Nếu sau 5’ không làm được sẽ bị mất quyền. Quyền chơi thuộc về nhóm tiếp theo. •Lần lượt các nhóm sẽ bàn bạc để tạo câu thơ phù hợp cả về nội dung và hình thức. •Nhóm nào làm được nhiều câu sẽ thắng cuộc.
  6. B. VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. I. YÊU CẦU CỦA ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. Bài ca dao số 1 thuộc chủ đề quê hương đất nước gợi cho em những cảm xúc gì?
  7. B. VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. I. YÊU CẦU CỦA ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. Những hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu trong bài ca dao khiến em rung động như thế nào?
  8. B. VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. I. YÊU CẦU CỦA ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. Hãy ghi lại những cảm nhận của em về bài ca dao trên.?
  9. B. VIẾT ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. I. YÊU CẦU CỦA ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT. Theo em, một đoạn văn nêu cảm nhận về một bài thơ hoặc bài ca dao lục bát cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
  10. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐOẠN VĂN NÊU CẢM NHẬN VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT • Giới thiệu được bài thơ ( bài ca dao, đoạn thơ) , tác giả (nếu có) • Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ. • Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ/ bài ca dao ( thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ .)
  11. ĐỌC & PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO 1. Đoạn văn gồm mấy câu, hình thức đoạn như thế nào? 2. Những câu nào giới thiệu tác giả bài ca dao? 3. Những câu nào nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao. Em hãy tái hiện lại nội dung ấy? 4. Những câu nào nêu cảm nhận về một số yếu tố nghệ thuật của bài ca dao? Chỉ rõ các yếu tố nghệ thuật ấy?
  12. ĐỌC & PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO - Đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà” - Đoạn văn gồm 7 câu. Hình thức tính từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng. - Câu 1: giới thiệu tác giả. - Câu 2: cảm nhận về nội dung. - Câu 3,4,5,6,7: cảm nhận về hình ảnh, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật.
  13. Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT a. Lựa chọn đề tài Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
  14. Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT a) Lựa chọn đề tài b) Tìm ý Cảm xúc của em khi đọc / nghe bài ca dao? Bài ca dao trên miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến điều gì? Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong bài ca dao?
  15. Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT Yêu quý, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của Cảm xúc của em khi đọc / nghe bài ca dao? hoa sen. Bài ca dao trên miêu tả hình ảnh gì? Hoa sen Hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến điều gì? Con người Việt Nam - So sánh hơn kém để khẳng định vẻ đẹp của hoa sen. - Trình tự tả ( từ ngoài vào trong), đảo Những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nổi ngữ , đảo trình tự tả ( từ trong ra ngoài). bật nào được sử dụng trong bài ca dao? - Ẩn dụ: khẳng định phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.
  16. Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT a) Lựa chọn đề tài b) Tìm ý c) Lập dàn ý. - Mở đoạn giới thiệu bài ca dao. - Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ / ca dao. + Nêu ấn tượng chung về nội dung bài thơ/ ca dao. + Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ/ca dao. + Nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ . - Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ hoặc bài ca dao.
  17. Bước 2: VIẾT BÀI - Viết theo dàn ý, chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như nhan đề bài thơ, thể thơ ( lục bát), nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ - Lựa chọn những từ ngữ để diễn tả cảm xúc của em về bài thơ/ bài ca dao. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ý nên diễn đạt thành hai, ba câu. - Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Lùi đầu dòng ở chỗ mở đầu đoạn, chữ đầu viết hoa và có dấu câu kết thúc đoạn. Bố cục đoạn văn bao gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nội dung các câu trong đoạn cần hướng về một chủ đề chung.
  18. Bốn câu ca dao đã giới thiệu với chúng ta hoa sen và đầm sen(1). Câu một làm hai nhiệm vụ: vừa giới thiệu hoa sen vừa ca ngợi sen đẹp không gì sánh bằng qua nghệ thuật so sánh hơn kém(2). Bông sen đã hiện lên trước mắt chúng ta qua cách tả rất độc đáo từ ngoài vào trong theo cấu tạo của hoa (3). Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Ba từ miêu tả sắc màu thật trang nhã: xanh, trắng, vàng đã đem lại vẻ dịu dàng của sen (4). Ta tưởng tượng như người tả đang trỏ tay vào từng bông, từng nét đẹp của hoa để giới thiệu với người ngắm cảnh (5). Câu ba vừa lặp lại vừa đảo các bộ phận của một bông sen (6): Nhị vàng , bông trắng, lá xanh. Ta hình dung tiếp nữa: bông thứ ba, bông thứ tư và hết cả đầm sen (7). Vậy tả hai bông là để bạn đọc tưởng tượng cả đầm sen bát ngát, thơm ngào ngạt (8). Lối tả của dân gian thật tinh tế (9). Câu bốn đã gây ra bất ngờ khi nói về môi trường sống của sen(10): Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Câu bốn đã khiến người đọc từ hoa sen liên tưởng đến con người(11). Dù con người có sống nghèo khổ nhưng họ vẫn ngời lên phẩm chất cao đẹp đáng quý (12).
  19. Bước 3: CHỈNH SỬA BÀI VIẾT - Đọc lại bài. - Sửa lại bài viết (nếu cần). Dựa vào yêu cầu của bài và dựa vào phiếu tìm ý để sửa.
  20. 1. Nhắc lại yêu cầu của kiểu bài. • Giới thiệu được bài thơ ( bài ca dao, đoạn thơ) , tác giả ( nếu có) • Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ. • Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ/ bài ca dao ( thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ .) 2. Đọc và sửa bài.