Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết: Luyện tập

pptx 9 trang Minh Tâm 28/12/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_tiet_luyen_tap.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết: Luyện tập

  1. I. Bài tập Lý thuyết Câu 1: Số từ là gì? Nêu vị trí của số từ trong câu? Khi sử dụng số từ chúng ta cần chú ý điều gi? Câu 2: lượng từ là gì? Câu 3: Chỉ từ là gi? Nêu hoạt động của chỉ từ? II. Bài tập thực hành Bài 1: Tìm số từ trong bài thơ Không ngủ được của Hồ Chí Minh trong SGK - tr.129. Xác định ý nghĩa của những số từ ấy. Bài 2: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào? Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tè lòng bầm (Tố Hữu) Bài 3: Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau? a) Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [ ]. b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng các tướng rút lui mỗi người một ngả. Bài 4: Tìm chỉ từ có trong đoạn văn sau Mùa hè năm ngoái, lớp tôi tổ chức đi thăm quan công viên nước Hồ Tây . Đó là một kỉ niệm tuyệt ẹp. Vì ai đã từng đến thăm công viên ấy thì khó có thể quên được. Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn khoảng (5-7 câu) chủ đề tự chọn có sử dụng số từ , lượng từ và chỉ từ ?
  2. I.Bài tập Lý thuyết Câu 1: Số từ là gì? Nêu vị trí của số từ trong câu? Khi sử dụng số từ chúng ta cần chú ý điều gi? Câu 2: lượng từ là gì? Câu 3: Chỉ từ là gi? Nêu hoạt động của chỉ từ?
  3. Câu 1: Số từ là gì? Nêu vị trí của số từ trong câu? Khi sử dụng số từ chúng ta cần chú điều gì? - Số từ là những từ chỉ lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. - Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa lượng từ.
  4. Câu 2: lượng từ là gì? - lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm: + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể +Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối Câu 3: Chỉ từ là gi? Nêu hoạt động của chỉ từ? - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. - Hoạt động của chỉ từ: Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra , chỉ từ cpnf có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
  5. II.Bài tập thực hành Bài 1: Tìm số từ trong bài thơ Không ngủ được của Hồ Chí Minh trong SGK - tr.129. Xác định ý nghĩa của những số từ ấy. - Các số từ được tìm thấy trong bài đó là: + câu 1 (một, hai, ba) - Số từ chỉ số lượng: trước danh từ + câu 2 (bốn, năm) - Số từ chỉ thứ tự: thường đứng sau danh từ + câu 4 (năm). - Số từ chỉ số lượng: trước danh từ
  6. Bài 2: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào? Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tè lòng bầm (Tố Hữu) - Các số từ in đậm trong câu thơ trên không chỉ đơn thuần chỉ số lượng mà là chỉ rất nhiều, số lượng rất lớn.
  7. Bài 3: Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các từ “từng” và “mỗi” có gì khác nhau? a) Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [ ]. (Sơn Tinh Thuỷ Tinh) b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng các tướng rút lui mỗi người một ngả. (Sự tích Hồ Gươm ) - Sự giống nhau: sự chia tách ra của vật thể (núi). - Sự khác nhau là: + từng: theo thứ tự lần lượt, hết cái này đến lượt cái kia. + mỗi: cũng mang nghĩa tách biệt nhưng lại không theo trình tự.
  8. Bài 4: Tìm chỉ từ có trong đoạn văn sau: Mùa hè năm ngoái, lớp tôi tổ chức đi thăm quan công viên nước Hồ Tây. Đó là một kỉ niệm tuyệt đẹp. Vì ai đã từng đến thăm công viên ấy thì khó có thể quên được. - Các chỉ từ có trong đoạn văn là: đó, ấy
  9. Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn khoảng (5-7 câu) kể về một chủ đề tự chọn. Trong đo có sử dụng số từ, lượng từ và chỉ từ ? Đoạn văn mẫu: Cứ vào thứ 6 hàng tuần, lớp em lại tổ chức sinh hoạt lớp để tổng kết hoạt động tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ 40 học sinh trong lớp và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm. Nhưng trong tuần qua nhiều bạn trong lớp đã liên tục phạm lỗi làm ảnh hưởng tới kết quả thi đua của lớp đề ra nên không khí cuộc họp trở nên nặng nề vô cùng. Vẻ mặt nghiêm nghị thoáng buồn của cô giáo khiến ai nấy đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Mỗi thành viên trong lớp tôi đều cảm thấy có lỗi với cô giáo, người đã luôn giúp đỡ chúng tôi trong những năm qua. Nghe những lời dạy dỗ của cô đứa nào cũng thầm nhủ sẽ cố gắng học tập để cô giáo buồn lòng nữa.