Bộ 2 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 2 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bo_2_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bộ 2 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện dân hiểu gian (truyền thuyết, cổ 3 0 5 0 0 2 0 60 tích) 2. Văn bản nghị luận 2 Viết Kể lại một truyền thuyết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 hoặc truyện cổ tích Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện dân Nhận biết: gian (truyền - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, thuyết, cổ nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời tích) người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận biết được tình cảm, cảm 3 TN 5TN 2TL xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu trong văn bản. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra.
- - Trình bày được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. Văn bản Nhận biết: nghị luận - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2 Viết Kể lại một Nhận biết: truyền 1* 1* 1* 1TL* Thông hiểu: thuyết hoặc truyện cổ Vận dụng: tích. Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi
- thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.” (Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Truyện cổ tích B. Tục ngữ C. Truyện truyền thuyết D. Ca dao Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba kết hơp với ngôi thứ nhất. Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là ai? A. Cô bé B. Người mẹ C. Ông lão D. Bông hoa Câu 4: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào: “Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.” A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ Câu 5: Giải thích nghĩa của từ “hiếu thảo”. A. Biết nhường nhịn người khác. B. Luôn đoàn kết với bạn bè. C. Có tình yêu thương mọi người D. Có lòng kính yêu ông bà, cha mẹ. Câu 6. Cô bé trong văn bản trên là một người như thế nào? A. Lười biếng B. Chịu khó C. Rất yêu thương mẹ D.Hiền lành, chăm chỉ, biết nghe lời. Câu 7: Nội dung của văn bản trên là gì? A. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ. B. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ và giải thích sự tích hoa cúc trắng. C. Giải thích sự tích hoa cúc trắng. D. Cô bé nhận được sự giúp đỡ của ông lão vì cô hiếu thảo với mẹ. Câu 8: Từ câu chuyện trên em thấy hoa cúc trắng mang biểu tượng gì? A. Biểu tượng cho lòng dũng cảm B. Biểu tượng cho hiếu thảo C. Biểu tượng cho biết ơn D. Biểu tượng cho vị tha Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Theo em, vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ?
- Câu 10. Từ nhân vât cô bé trong văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết mà em yêu thích? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 - Cô bé tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh nhỏ vì cô mong 1,0 muốn người mẹ yêu quý của cô được sống lâu hơn. -> Từ đó, tác giả ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng 10 - Hình thức: Đoạn văn kết hợp tốt các thao tác lập luận, kết hợp 1,0 chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Độ dài : 5-7 câu - Nội dung đảm bảo các ý chính sau: +/ Hiểu như thế nào là hiếu thảo: có lòng kính yêu ông bà, cha mẹ. +/ Biểu hiện của lòng hiếu thảo: Nhân vật cô bé trong văn bản; trong cuộc sống và bản thân em. +/Ý nghĩa và vai trò của lòng hiếu thảo +/Phản đề: Dẫn chứng trong văn học, trong cuộc sống những người còn chưa hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và hậu quả. +/Bài học nhận thức và hành động tự rèn luyện lòng hiếu thảo. +/ Suy nghĩ của bản thân. II VIẾT 4,0
- a.Đảm bảo cấu trúc văn tự sự. 0,25 b.Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một truyện truyền thuyết 0,25 mà em yêu thích. c. Kể lại một truyện truyền thuyết mà em yêu thích. 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: -Sử dụng ngôi kể thứ ba. -Giới thiệu được một truyện truyền thuyết mà em yêu thích. -Các sự việc chính trong truyện truyền thuyết đó: mở đầu- diễn biến- kết thúc- ý nghĩa. -Cảm xúc của em về truyện truyền thuyết đó. d.Chính tả, ngữ pháp. 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e.Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động. 0.5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 6
- Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Nhưng dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng. Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: - "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!". Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủnh đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị: - Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Bấy giờ Bụt đang ngồi trên tòa sen. Bỗng nghe tiếng khóc của Tấm liền hiện xuống hỏi: - Con làm sao lại khóc? Tấm kể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo: - Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không? Tấm nhìn vào giỏ rồi nói: - Chỉ còn một con cá bống. - Con đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này: Bống bống, bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người không gọi đúng như thế nó không lên, con nhớ lấy! Nói xong là Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.
- (Theo Nguyễn Đổng Chi, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975) Câu 1: Truyện Tấm Cám thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền thuyết. B. Truyện Cổ tích. C. Truyện đồng thoại. D. Thần thoại. Câu 2: Đoạn văn trên có các nhân vật nào? A. Tấm. B. Cám. C. Mẹ Cám D. Mẹ con Cám, mẹ Tấm, Tấm, người cha và bụt. Câu 3: Tấm thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? A. Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ. B. Nhân vật thông minh và nhân vật ngộc nghếch. C. Nhân vật có số phận bất hạnh. D. Nhân vật người mồ côi. Câu 4: Hàng ngày Tấm phải làm gì? A. Chăn trâu, gánh nước. B. Thái khoai, vớt bèo. C. Xay lúa, giã gạo. D. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Câu 5: Mâu thuẫn gia đình được xây dựng trong truyện cổ tích Tấm Cám là mâu thuẫn giữa ai với ai? A. Chủ và tớ B. Dì ghẻ và con chồng C. Anh chị cả và em út D. Người xinh đẹp và kẻ xấu xí Câu 6: Em hiểu nghĩa của từ “cay nghiệt” trong câu “Nhưng dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt.” là gì? A. Cay đắng. B. Khắt khe đến mức gắt gao, khó chịu đựng nổi. C. Khắt khe, nghiệt ngã trong đối xử, làm cho người khác phải khổ sở. D. Làm cho người khác không thải mái. Câu 7: Tiếng khóc của Tấm ở phần đầu truyện nói lên điều gì về ý thức phản kháng của nhân vật? A. Yếu ớt, kém cỏi. B. Yếu đuối, thụ động. C. Âm thầm, bền bỉ.
- D. Mạnh mẽ, quyết liệt. Câu 8: Qua đoạn văn trên em thấy Tấm là một cô bé như thế nào? A. Lười biếng B. Chịu khó C. Rộng lượng D. Hiền lành, chăm chỉ, biết nghe lời. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Thành ngữ “ăn trắng mặc trơn” theo em chỉ nhân vật nào trong truyện? Em hiểu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó là gì? Câu 10: Từ nhân vật Tấm viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 -Thành ngữ “ăn trắng mặc trơn” chỉ nhân vật Cám. 1,0 -Ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó: gợi cuộc sống sung sướng mà nhàn hạ, không phải làm gì hoặc không phải làm việc vất vả của nhân vật Cám. 10 -Xác định đúng yêu cầu của đề: Từ nhân vật Tấm viết đoạn 1,0 văn khoảng 5 đến 7 câu bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ. -Mở đoạn: Nêu được vấn đề; Thân đoạn: triển khai vấn đề; Kết đoạn: khái quát vấn đề.
- -HS cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. +/ Hiểu như thế nào là chăm chỉ: Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt kết quả tốt nhất. +/ Biểu hiện của đức tính chăm chỉ: Nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám; trong cuộc sống và bản thân em. +/Ý nghĩa và vai trò của chăm chỉ: +/Phản đề: Dẫn chứng trong văn học (nhân vật Cám, ) trong cuộc sống những người còn chưa chăm chỉ và hậu quả. +/Bài học nhận thức và hành động tự rèn luyện đức tính chăm chỉ. +/ Suy nghĩ của bản thân. II VIẾT 4,0 a.Đảm bảo cấu trúc văn tự sự. 0,25 b.Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một truyện cổ tích 0,25 mà em yêu thích. c. Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. 2,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: -Sử dụng ngôi kể thứ ba. -Giới thiệu được một truyện cổ tích mà em yêu thích. -Các sự việc chính trong truyện cổ tích đó: mở đầu- diễn biến- kết thúc- ý nghĩa. -Cảm xúc của em về truyện cổ tích đó. d.Chính tả, ngữ pháp. 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e.Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động. 0.5