Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2021-2022

docx 11 trang thanhhuong 9882
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2021-2022

  1. TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2021-2022 A. KIẾN THỨC CHUNG I. VĂN BẢN 1. Nắm kỹ đặc điểm thể loại truyện: truyền thuyết, cổ tích, truyện đồng thoại. a. Khái niệm: - Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, truyền thuyết thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. - Cổ tích là loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp. - Truyện đồng thoại lả truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người. b. Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích * Giống nhau + đều là loại truyện dân gian + có yếu tố tưởng tượng, kì ảo + có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường (Thánh Gióng, Em bé thông minh ) * Khác nhau Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích - Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan - Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu đến lịch sử nhân vật quen thuộc như: mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh, - Thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. - Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về một xã hội công bằng tốt đẹp. - Người đọc tin là có thật - Người đọc không tin là có thật 2. Đọc thật kĩ và kể tóm tắt các văn bản truyện, học thuộc thơ trong chương trình Ngữ văn 6 tập một. 2.1. Thánh Gióng: - Thể loại: truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước. - Nhân vật chính: Gióng. - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự - Tóm tắt truyện: 1
  2. Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, tốt bụng và ao ước có một đứa con. Một hôm, bà ra đồng thấy một vết chân to liền ướm thử rồi có thai, mười hai tháng sau bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước, nghe tiếng rao, thì Gióng liền nói được và ngỏ lời xin đi đánh giặc. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, đánh giặc tan. Gióng lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. Vua nhớ công ơn, cho lập đền thờ. * Ý nghĩa: - Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta. - Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta. * Nghệ thuật: - Chi tiết tượng tượng kì ảo. - Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường). 2.2. Em bé thông minh: - Thể loại: Truyện cổ tích về nhân vật thông minh - Ngôi kể: Ngôi thứ ba - Phương thức biểu đạt: Tự sự - Tóm tắt truyện: Nhà vua sai viên quan đi tìm người tài cho đất nước. Một hôm, viên quan đi đến một làng nọ thấy hai cha con nhà kia đang cày ruộng. Viên quan dừng lại đố. Cậu bé đã giải đáp được câu đố của viên quan (Trâu một ngày cày được mấy đường?). Nhưng nhà vua muốn tự mình thử tài cậu bé nên đố thêm hai lần nữa: Ba con trâu đực làm sao đẻ thành chín con trong một năm; Thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ. Nhưng cậu bé đã giải được. Sau đó cậu còn giúp nhà vua giải câu đố của sứ thần nước ngoài. Cậu bé được vua phong làm trạng nguyên và ban thưởng hậu hĩnh. * Ý nghĩa: - Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian. - Tạo ra tiếng cười. * Nghệ thuật - Dùng câu đố thử tài- tạo tình huống nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. - Cách dẫn dắt sự việc, mức độ tăng dần câu đố, tạo tiếng cười hài hước 2.3. Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương: - Thể thơ: thơ lục bát - Đại ý: Ca ngợi vẻ đẹp trên khắp mọi miền quê hương, đất nước. - Một số đặc điểm của thể thơ lục bát qua văn bản: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần nhịp của thơ lục bát. + Bắt đầu bằng một câu sáu chữ, tiếp đến là một câu tám chữ luân phiên đến hết bài thơ. + Thanh điệu: Trong thơ lục bát, có tiếng Bằng và tiếng trắc. Tiếng bằng: là tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu), kí hiệu B. Tiếng trắc: là tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng, kí hiệu là T. + Gieo vần: tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, tiếng cuối câu tám vần với tiếng cuối câu sáu tiếp theo, cứ như thế cho đến khi kết thúc bài thơ. + Nhịp: thường là nhịp chẳn 2/2/2, 4/4 nhưng đôi khi có nhịp lẻ 3/3, 5/3. 2
  3. * Nghệ thuật: - Thể thơ lục bát mang đậm màu sắc dân tộc. - Câu từ phong phú, mang tính biểu cảm. * Ý nghĩa: Thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước. 2.4. Văn bản Việt Nam quê hương ta: - Tác giả: Nguyễn Đình Thi - Năm sinh – năm mất: 1924-2003 - Quê quán: Hà Nội - Chủ đề sáng tác: Ca ngợi quê hương là một chủ đề quan trọng trong thơ ông. - Văn bản trích Bài thơ Hắc Hải (1955-1958) - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm - Thể thơ: lục bát. *Ý nghĩa: - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam: cần cù, chịu khó, kiên cường, dũng cảm, thủy chung, tài hoa. - Thể hiện sự tự hào, trân trọng, yêu mến của tác giả với những vẻ đẹp của quê hương, con người Việt Nam. * Nghệ thuật: - Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc. - Nghệ thuật tu từ so sánh, hoán dụ, ẩn dụ 2.5. Bài học đường đời đầu tiên: - Tô Hoài (1920-2014) - Quê: Hà Nội - Thể loại: Truyện dài – truyện đồng thoại. - Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất – Dế Mèn là người kể. * Ý nghĩa: - Cần biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Kiêu căng, xốc nổi có thể làm hại người khác và chính bản thân mình. - Nên sống đoàn kết, thân ái với mọi người. * Nghệ thuật: - Miêu tả sinh động, trí tưởng tượng độc đáo. - Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu chất tạo hình. - Kể bằng ngôi thứ nhất, tự nhiên, hấp dẫn. 2.6. Giọt sương đêm: - Trần Đức Tiến, sinh 1953 - Quê: làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ , huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - Văn bản là truyện đồng thoại, rút ra từ tập “ Xóm bờ giậu.” - Ngôi kể: Ngôi thứ 3. * Nội dung: - Văn bản kể lại một đêm mất ngủ của Bọ Dừa tại xóm Bờ Giậu. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên. * Nghệ thuật: 3
  4. - Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn và sinh động. * Thông điệp: - Dù chúng ta có bận rộn với những lo toan trong cuộc sống, để rồi có những lúc ta vô tình lãng quên nhưng trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta luôn cháy bỏng tình yêu quê hương tha thiết. - Chúng ta cần có trách nhiệm với quê hương, nơi chúng ta đã sinh ra và lớn lên. II. TIẾNG VIỆT HS nắm vững kiến thức đã học ở đầu kì I về: Đặc điểm/khái niệm, các loại, nghĩa của từ láy, từ ghép, thành ngữ; đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ. Cho ví dụ. Làm lại bài tập ở sách giáo khoa. 1. Từ đơn: là từ gồm một tiếng 2. Từ phức: là từ gồm hai tiếng. - Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy. 3. Từ láy: là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng trở lên, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các tiếng cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 tiếng có nghĩa, có thể không tiếng nào có nghĩa khi đứng riêng một mình. - Có hai loại: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận. - Nghĩa của từ láy có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất, hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó. 4. Từ ghép: là từ phức, được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. - Có hai loại: từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. - Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó. 5. Thành ngữ: là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm. 6. Trạng ngữ a. Khái niệm. Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu có nhiệm vụ xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. b. Ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. c. Vị trí: trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. d. Hình thức: Trạng ngữ thường ngăn cách với nòng cốt câu bằng một quãng nghỉ khi nói hay một dấu phẩy khi viết. VD: Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa. TN chỉ nơi chốn 7. Nghĩa của từ ngữ: - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ hoạt động ) mà từ biểu thị. - Khi nói hoặc viết, cần huy động vốn từ ngữ để lựa chọn từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung văn bản. VD: mảnh mai, mảnh khảnh 8. Biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ. 4
  5. - So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - Điệp ngữ: Lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ nhằm làm nổi bật ý, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 9. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản - Xác định nội dung cần diễn đạt - Huy động các từ đồng nghĩa, gần nghĩa rồi lựa chọn từ ngũ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện - Chú ý khả năng kết hợp hài hòa giữa từ ngữ được chọn với những từ ngữ sử dụng trước và sai nó trong câu (đoạn) văn 10. Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ - Biến CN và VN của câu từ 1 từ thành 1 cụm từ. - Biến CN và VN của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn. - Có thể mở rộng cả CN, VN hoặc mở rộng cả thành phần CN và VN. B. TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO: Câu 1. Từ ghép là gì? A. Từ phức có hai tiếng trở lên ghép lại với nhau. B. Từ phức có nhiều tiếng ghép lại và không có nghĩa. C. Từ phức có hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ láy âm. D. Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Câu 2. Từ láy được phân thành mấy loại? A. Không có phân loại B. Một loại C. Hai loại D. Tùy vào mục đích của người viết Câu 3: Câu thơ sau đây thể hiện nội dung gì? “Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” A. Phố Long Thành là nơi có vẻ đẹp thanh bình, yên ả. B. Phố Long Thành chuyên bán khung cửi, bàn cờ. C. Phố Long Thành là nơi có rất nhiều loài hoa quý. D. Phố Long Thành mang vẻ đẹp sầm uất, nhộn nhịp. Câu 4: Xác định thể thơ của bài “Việt Nam quê hương ta”? A. Lục bát biến thể. B. Song thất lục bát. C. Bảy chữ. D. Lục bát. Câu 5: Những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam đã được nhắc đến trong bài thơ Việt Nam quê hương ta? A. Giản dị, kiên cường, chịu thương chịu khó. B. Giản dị, khéo léo, kiên cường. C. Giản dị, thủy chung, tài năng, khéo léo. D. Giản dị, chăm chỉ, kiên cường, thủy chung, tài năng, khéo léo. Câu 6. Hình ảnh “cá tôm”, “lúa trời” trong bài ca dao sau đây có ý nghĩa gì? 5
  6. “Ai ơi về miệt Tháp Mười Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” A. Chỉ những sản vật rất phong phú có ở Tháp Mười. B. Chỉ những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. C. Chỉ nguồn sản vật theo mùa ở Tháp Mười. D. Chỉ nghề nghiệp của người dân. Câu 7: Vai trò của truyện cổ tích là gì? A. Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc. B. Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng không màng danh lợi. C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Câu 8: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ để làm gì? A. Giúp liên kết các ý trong câu. B. Tạo cho câu có hàm ý. C. Làm rõ các thông tin, chi tiết trong câu. D. Nhấn mạnh sự việc được nhắc đến trong câu. Câu 9: Lễ Hội nào sau đây có liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng? A. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. B. Hội Gò Đống Đa ở Hà Nội. C. Hội Đền Gióng ở Sóc Sơn. D. Hội Đền Hùng ở Phú Thọ. Câu 10: Cho biết nội dung chính của bài Việt Nam quê hương ta? A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam B. Ca ngợi vẻ đẹp con người Việt Nam C. Ca ngợi vẻ đẹp người nông dân Việt Nam D. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam. Câu 11: Trong văn bản, người kể xưng “tôi” kể chuyện, đó là ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Chuyện không cần ngôi kể. Câu 12: Việc làm nào sau đây giúp ta thấy được sự thay đổi ở nhân vật Dế Mèn? A. Đi đứng oai vệ, làm điệu dún dẩy. B. Quát chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. C. Đứng trước nấm mộ của Dế Choắt. D. Đứng nhìn các loài vật kiếm ăn trên các hồ ao quanh bãi. Câu 13. Từ láy là gì? A. Từ phức có sự đối xứng âm với nhau. B. Từ phức có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành. C. Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. D. Từ phức có quan hệ về nghĩa. Câu 14: Ý nghĩa của văn bản Giọt sương đêm là gì? A. Biết trân trọng giá trị của những món quà. B. Không xa hoa, lãng phí. C. Nâng cao hiểu biết về các loài côn trùng. 6
  7. D. Phải nhớ về quê hương, gia đình Câu 15: Câu sau đây có trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu? “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn”” A. Trạng ngữ chỉ thời gian, B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. C. Trạng ngữ chỉ cách thức . D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. 16. Chọn một đáp án đúng nhất về truyền thuyết A. Truyền thuyết kể về các kiểu nhân vật như bất hạnh, xấu xí, thông minh, ngốc nghếch, B. Truyền thuyết không có yếu tố kì ảo. C. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ. D. Truyền thuyết thường kể theo ngôi thứ nhất. 17. Vai trò của truyền thuyết là gì? A. Thể hiện ước mơ về sự công bằng trong xã hội. B. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. C. Thể hiện chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. D. Tạo ra tiếng cười trong cuộc sống hằng ngày. 18. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì? A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước. B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta. D. Tất cả các đáp án trên 19. Hành động nào thể hiện sự nhanh trí của Thánh Gióng? A. Roi sắt gãy, nhổ cụm tre ven đường quật vào giặc. B. Vươn vai thành một chàng tráng sĩ. C. Ăn cơm thật nhiều để chóng lớn. D. Bỏ áo giáp sắt lại, cùng ngựa bay về trời. 20. Truyện nào sau đây không phải là truyện cổ tích? A. Ăn khế trả vàng. B. Sự tích Hồ Gươm. C. Sọ Dừa. D. Em bé thông minh. 21. Trong truyện Em bé thông minh, em bé trải qua bao nhiêu thử thách? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 22. Cho biết thái độ của em bé khi trả lời các câu đố oái oăm từ viên quan, vua và sứ thần nước láng giềng? A. Vui vẻ, hồn nhiên. B. Lo lắng, sợ hãi. C. Trốn tránh. D. Không giữ được bình tĩnh. 23. Điểm giống nhau giữa Truyền thuyết và Cổ tích A. Nhân vật liên quan đến lịch sử B. Có yếu tố tưởng tượng, kì ảo C. Kết thúc có hậu D. Có bốn kiểu nhân vật 24. Cái hay của truyện Em bé thông minh được tạo nên bởi? A. Tình huống truyện bất ngờ. B. Yếu tố kì ảo. C. Xây dựng nhân vật. D. Sự đối lập. 25. Trong truyện Em bé thông minh, mục đích chính của việc sử dụng hình thức câu đố là gì? A. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc. B. Để sự việc diễn ra theo thứ tự thời gian. C. Tạo cho câu chuyện thêm hấp dẫn. D. Kích thích sự tò mò của người nghe, người đọc 7
  8. 26. Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt”, dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” thì độ “khéo” của người dự thi sẽ giảm xuống. Nhận định trên đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 27.Trong các từ sau đây, từ nào là từ ghép đẳng lập? A. Hình ảnh B. Bố mẹ C. Thanh thản D. Kính trọng 28. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười? A. Hả hê B. Héo mòn C. Khanh khách D. Vui cười 29. Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện Em bé thông minh? A. Giúp truyện hấp dẫn hơn. B. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được. C. Không tồn tại trong truyện. D. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích. 30. Trong truyện Em bé thông minh, đa số cách giải đố của em bé là gì? A. Tìm ra đáp án chính xác. B. Dựa vào câu hỏi để hỏi lại. C. Khấn vái thần linh giúp đỡ. D. Đi tìm sách vở, tài liệu có liên quan đến câu hỏi. 31. Câu thơ: “Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh, nói quá. B. Ẩn dụ, nói quá. C. So sánh, hoán dụ. D. Ẩn dụ, so sánh. 32. Tác giả đã cho thấy vẻ đẹp gì của bức tranh thiên nhiên quê hương Việt Nam? A. Vẻ đẹp của núi rừng hoang sơ. B. Vẻ đẹp của những bãi biển trải dài. C. Vẻ đẹp yên bình, mênh mông, khoáng đạt. D. Vẻ đẹp của sự hiện đại về một thời kì mới của đất nước. 33. Chọn câu đúng: A. “Ngựa sắt, sắt thép, thi cử” thuộc nhóm từ đơn B. “Ngựa sắt, sắt thép, thi cử” thuộc nhóm từ láy C. “Ngựa sắt, sắt thép, thi cử” thuộc nhóm từ ghép D. “Ngựa sắt, sắt thép, thi cử” thuộc nhóm từ láy bộ phận 34. Chọn câu đúng: A. “Nho nhỏ, khoe khỏe, óng ánh” thuộc nhóm từ đơn B. “Nho nhỏ, khoe khỏe, óng ánh” thuộc nhóm từ ghép C. “Nho nhỏ, khoe khỏe, óng ánh” thuộc nhóm từ ghép chính phụ D. “Nho nhỏ, khoe khỏe, óng ánh” thuộc nhóm từ láy 35. Đâu là câu chính xác nhất mà tác giả dùng để nói đến những phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam A. Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, chịu thương, chịu khó cùng những phẩm chất tốt đẹp kiên cường. B. Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, cùng những phẩm chất tốt đẹp kiên cường, khéo léo. C. Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, thủy chung và tài năng khéo léo. D. Con người Việt Nam nổi bật với vẻ đẹp giản dị, chịu thương, chịu khó cùng những phẩm chất tốt đẹp kiên cường, bất khuất, thủy chung và tài năng khéo léo. 36. Câu thơ “Tay người như có phép tiên” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 8
  9. A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nói quá 37. Từ phức gồm có bao nhiêu tiếng ? A. Một B. Hai C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai 38. Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng ? A. Từ ghép và từ láy B. Từ phức và từ ghép C. Từ phức và từ láy D. Từ phức và từ đơn. 39. Trong câu “Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả.” Cho biết từ gạch chân giữ vai trò gì trong câu? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Trạng ngữ 40. Ý nào dưới đây thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết? A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ. B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. C. Là nhân vật bất hạnh. D. Là những người thông minh. 41. Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào? A. Minh B. Thanh C. Tống D. Ngô 42. Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, ai là người trực tiếp nhận được gươm thần? A. Lê Lợi B. Nguyễn Trãi C. Lê Thận và Lê Lợi D. Nghĩa quân Lam Sơn 43. “Là người đứng đầu xóm Bờ Giậu, sâu sắc, am hiểu về mọi thứ”, đây là lời giới thiệu về . trong văn bản “Giọt sương đêm”. 44. Có thể thay từ "chăm chỉ" trong câu sau bằng từ Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. 45. Hãy lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu “Hôm nay, chị ấy rất đẹp.” A. Ăn chơi B. Ăn uống C. Ăn nói D. Ăn mặc 46. Thành ngữ “Vui như Tết” có nghĩa là? A. Cảnh vui nhộn nhịp, tưng bừng, đầy khí thế B. Vui vẻ, hồn nhiên, hay nhảy nhót, nói cười C. Có cảm giác dễ chịu, phấn khởi vì được vừa ý D. Vui vì thấy cảnh vật có sự thay đổi 47. Vì sao Bọ Dừa lại tìm đến xóm Bờ Giậu? A. Vì Bọ Dừa muốn nghỉ trọ. B. Vì Bọ Dừa muốn được thưởng thức vẻ đẹp vào ban đêm. C. Vì Bọ Dừa muốn thăm Thằn Lằn. D. Vì Bọ Dừa nhớ quê. 48. Thánh Gióng đòi nhà vua phải sắm cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc? A. Một đội quân bằng sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt. B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt. C. Một cây tre sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt. D. Một con ngựa sắt, một đội quân bằng sắt và một áo giáp sắt. 49. Tại sao gọi là "gươm thần"? 9
  10. A. Vì gươm do Đức Long Quân cho mượn và có sức mạnh phi thường. B. Vì gươm có đôi mắt của thần. C. Vì các thần đều có một chiếc gươm. D. Vì gươm tung hoành khắp nơi, giúp quân ta đánh thắng giặc nhanh chóng. 50. Chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi và chuôi gươm từ Lê Thận thể hiện điều gì? A. Thể hiện sự đồng lòng đánh giặc của toàn dân. B. Thể hiện tác giả dân gian muốn kéo dài nội dung câu chuyện. C. Thể hiện tác phẩm truyền thuyết có nhiều tình tiết hấp dẫn D. Thể hiện dung lượng của tác phẩm rất đồ sộ. 51. Dòng nào có tất cả các nhân vật đều chỉ được nhắc đến trong văn bản Giọt sương đêm? A. Thằn Lằn, Bổ Củi, Ốc Sên. B. Bọ Dừa, Tắc Kè, Thằn Lằn, Bổ Củi. C. Bổ Củi, Bọ Que, Ốc Sên. D. Bọ Dừa, cụ giáo Cóc, Thằn Lằn. 52. Trong đêm ở xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa đã chứng kiến điều gì? A. Những điều thân thuộc như ở quê của ông. B. Những thú vui chưa từng gặp ở bất cứ đâu. C. Những điều cảm động nhất trong cuộc đời. D. Niềm tự hào về quê hương của một người xa quê. 53. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Dế Choắt là gì? A. Sự hung dữ, thiếu suy nghĩ của Chị Cốc. B. Sự yếu ớt của Dế Choắt. C. Sự bốc đồng, thiếu suy nghĩ của Dế Mèn. D. Sự dại dột, lề mề của Dế Choắt. 54. Điền vào chỗ trống: “Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về A. sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử B. loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa C. một câu chuyện có những chi tiết li kì, hấp dẫn D. loài vật, đồ vật, con vật có đặc điểm giống như con người 55. Điền vào chỗ trống: “Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ” A. nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử B. ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp C. sức mạnh vô địch của người D. suy nghĩ, tình cảm của con người về một cuộc sống mới 56. Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của Nguyễn Đình Thi ca ngợi vẻ đẹp của : cần cù, chịu khó, kiên cường, dũng cảm, thủy chung, tài hoa. A. thiên nhiên Việt Nam B. con người Việt Nam C. người nông dân Việt Nam D. thiên nhiên và con người Việt Nam. 10
  11. 57. Hãy chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu sau: “Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.” A. loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá B. sự kiện và nhân vật lịch sử C. con vật, đồ vật xấu xí, thông minh D. anh hùng có sức mạnh thần kì 58. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn? A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu. B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng. C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa. D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành. 59. Trong câu “Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả.” Trạng ngữ có tác dụng gì? A. Chỉ thời gian B. Chỉ nơi chốn C. Chỉ cách thức D. Chỉ mục đích 60. Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn? A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn. B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. C. Chiều chiều, tôi thường đi bơi. D. Hôm nay, tôi đi học. HẾT 11