Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

docx 3 trang Minh Tâm 26/12/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2023_2024_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản: CÂY DỪA Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. (Trần Đăng Khoa, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2018, tr.99) Lựa chọn phương án đúng nhất (3,0 điểm): Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. A. Tự doB. Lục bátC. Bốn chữ D. Năm chữ Câu 2. Đâu là đối tượng chính được miêu tả trong bài thơ? A. GióB. Đàn lợnC. Trời D. Cây dừa Câu 3. Chỉ ra các tiếng hiệp vần trong bốn dòng thơ được in đậm. A. Rào-bay, bay-la, la-chơiB. Rào-vào, bay-la, la-chơi C. Rào-vào, ra-la, la-làD. Rào-vào, rào-bay, ra-là Câu 4. Dòng thơ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng có mấy cụm động từ? A. BốnB. NămC. Ba D. Sáu Câu 5. Trong bài thơ, hình ảnh tàu dừa được tác giả so sánh với sự vật nào? A. Đàn lợn conB. HoaC. Chiếc lược D. Đàn cò Câu 6. Chủ đề của bài thơ là gì? A. Tình yêu gia đình.B. Tình yêu thiên nhiên. C. Tình yêu loài vật.D. Tình yêu thương con người. Thực hiện các yêu cầu (3,0 điểm): Câu 7. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ: Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. Câu 8. (1,0 điểm) Giải thích nghĩa của từ rì rào trong dòng thơ: Trời trong đầy tiếng rì rào. Đặt 01 câu văn có chứa từ rì rào. Câu 9. (1,0 điểm) Hãy nêu 01 thông điệp có ý nghĩa nhất mà em cảm nhận được sau khi đọc bài thơ. II. Phần Viết (4,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện cảm xúc của bản thân sau khi đọc bài thơ trên.
  2. Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023- 2024 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Phần/câu Nội dung Điểm I. Phần Đọc hiểu 6,0 Chọn đáp Câu 1 2 3 4 5 6 án đúng Đáp án B D C A C B 3,0 nhất Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. Câu 7. - Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ: 1,0 + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. + Làm cho hình ảnh cây dừa cụ thể, sinh động, gần gũi, mang tâm hồn, phẩm chất của con người. HS có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương đạt điểm tối đa. Câu 8. - rì rào là âm thanh nhỏ, nhẹ, đều đều, liên tiếp, tạo cảm giác dễ chịu. 0,5 Thực - HS đặt câu có từ rì rào (đảm bảo cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa) 0,5 hiện các VD: Tiếng sóng vỗ rì rào. yêu cầu Tiếng gió thổi rì rào. HS có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương, đạt điểm tối đa. Câu 9. - Thông điệp có ý nghĩa với bản thân: 1,0 + Thiên nhiên có bao điều kì diệu để con người khám phá. + Yêu thiên nhiên sẽ giúp cuộc sống của con người có nhiều niềm vui. + HS nêu được 01 thông điệp và có thể diễn đạt cách khác nhưng phù hợp, đảm bảo yêu cầu đạt điểm tối đa. II. Phần Viết 4,0 I. Yêu cầu chung - Đảm bảo hình thức đoạn văn, độ dài khoảng 200 chữ. - Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn, triển khai hợp lí, vận dụng tốt các thao tác trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. - Xác định đúng vấn đề cần trình bày: cảm xúc về bài thơ Cây dừa II. Yêu cầu cụ thể 1. Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Trần Đăng Khoa và khái 0,5 quát bài thơ Cây dừa.
  3. 2. Thân đoạn: 3,0 - Nêu ấn tượng chung về bài thơ: là bài thơ hay viết về cây dừa để thể 0,5 hiện tình cảm của con người với thiên nhiên. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của cây dừa gần gũi, sống động, để lại tình cảm yêu mến trong lòng người đọc bởi sự quan sát, miêu tả rất trong sáng, đáng yêu HS diễn đạt bằng từ ngữ tương đương, đạt điểm tối đa. - Trình bày cảm xúc về nội dung chính của bài thơ: 1,5 + Vẻ đẹp của cây dừa được miêu tả tỉ mỉ bằng trí tò mò khám phá, trí tưởng tượng phong phú, đáng yêu: xanh, tỏa nhiều tàu, thân dừa bạc phếch, quả dừa - đàn lợn con, tàu dừa - chiếc lược, đeo bao hũ rượu quanh cổ, gợi vẻ đẹp bình dị, tự nhiên, sinh động nhưng gần gũi. + Sức sống và gắn bó của cây dừa với quê hương được gợi tả qua các từ ngữ đón gió, gọi trăng; làm dịu nắng trưa, gọi đàn gió, đứng canh trời đất, đủng đỉnh gợi tả sức sống bền bỉ, mãnh liệt, cây dừa là hình ảnh thân thuộc, gần gũi của quê hương, thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó, - Cảm xúc về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: thể thơ lục bát, vần điệu 0,5 nhịp nhàng, cân đối, sử dụng nhiều từ láy; biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa - HS không viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật nhưng có ý đạt 0,5 điểm. - HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật nhưng chưa cụ thể, chi tiết đạt 1,0-1,5 điểm. - HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật. Trong mỗi khía cạnh có chỉ ra được các yếu tố hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ, đặc điểm thể thơ nhưng còn sơ sài đạt 2,0-2,5 điểm. - HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật. Trong mỗi khía cạnh có chỉ ra được các yếu tố hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ, đặc điểm thể thơ, trình bày rõ cảm xúc đạt 2,75-3,0 điểm. - Cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ: khơi dậy tình yêu thiên nhiên, sự 0,5 gắn bó của con người với thiên nhiên; nuôi dưỡng bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước; tình cảm ấy rất tự nhiên nhưng bền chặt và thiêng liêng HS diễn đạt bằng từ ngữ tương đương vẫn đạt điểm tối đa. 3. Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ 0,5 Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: Khi chấm, GV không cho điểm hình thức riêng. Nếu bài làm trình bày cẩu thả, chữ quá xấu, sai từ 05 lỗi chính tả trở lên có thể trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.