Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 95, Thực hành: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một chuyện cổ tích

docx 7 trang Minh Tâm 28/12/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 95, Thực hành: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một chuyện cổ tích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_95_thuc_hanh_viet_ba.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 95, Thực hành: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một chuyện cổ tích

  1. Tiết 95: THỰC HÀNH: VIẾT BÀI VĂN ĐÓNG VAI NHÂN VẬT KỂ LẠI MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết tóm tắt và kể lại một câu chuyện một cách trọn vẹn, đồng thời phát huy được trí tưởng tượng, năng lực sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ trần thuật, miêu tả. 2. Năng lực: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; năng lực viết và tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Thiết bị dạy học 1. Giáo viên: - KHBD, đề bài - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Học sinh: SHS, soạn bài và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, giấy kiểm tra. III. Tiến trình dạy học Hoạt động: Khởi động GV: Mời một học sinh lên nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã được đọc hoặc được nghe kể lại. HS ngồi dưới lắng nghe. Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên gọi nhận xét và đưa ra ý kiến đánh giá. GV dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, vừa rồi các em đã được nghe bạn kể lại câu chuyện rất ay và thú vị bằng lời kể của nhân vật Tuy nhiên, khi đọc một câu chuyện hay nghe ai đó kể chúng ta hãy học cách đóng vai nhân vật, kể lại câu chuyện đó bằng lời kể của em. Vậy, trong tiết học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cho các bạn nhé. Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm I. Giới thiệu kiểu bài II. Tìm hiểu các yêu cầu III. Đọc và phân tích bài viết tham khảo HĐ 4: Thực hành viết theo các bước IV. Thực hành viết theo các bước - GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu các bước thực hành trước khi viết?
  2. - Hs theo dõi và trả lời: 3 bước: + Trước khi viết + Viết bài + Chỉnh sửa bài viết 1. Trước khi viết Gv đặt câu hỏi gợi mở, đàm thoại: 1. Trước khi viết Dựa vào SHS và phần tìm hiểu bài ở a. Mục đích viết và người đọc: nhà em hãy cho cô biết mục đích viết và người đọc. (Slide) - Ở tiết học trước, chúng ta đã đọc và phân tích bài viết tham khảo của một bạn học sinh. Vậy, em hãy nhắc lại cho - Ngôi kể: Người kể xưng tôi, kể theo cô khi chúng ta nhập vai vào nhân vật ngôi thứ nhất. và kể lại một câu chuyện cổ tích sẽ xưng hô là gì và kể theo ngôi thứ mấy? GV định hướng học sinh lựa chọn đề tài: b. Lựa chọn đề tài: 2 dạng đề: Em hãy đóng vai nhân vật anh tiều phu + Dạng đề cụ thể: Đóng vai một nhân và kể lại câu chuyện cổ tích “Ba lưỡi vật cụ thể và kể lại một câu chuyện có rìu”. sẵn. + Dạng đề mở: Trong những câu chuyện đã học, đã đọc, em ấn tượng với câu chuyện cổ tích nào nhất? Hãy đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện ấy? Đề tài: Em hãy đóng vai nhân vật tiều phu và kể lại câu chuyện cổ tích “Ba lưỡi rìu”.
  3. GV: Tổ chức hoạt động tìm ý cho học sinh bằng cách nối các dữ kiện theo trình tự diễn ra trong văn bản. c. Tìm ý: ? Em hãy nối số ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B, liệt kê các sự việc chính có trong truyện “Ba lưỡi rìu” 1. Anh tiều phu chăm chỉ và thật thà có tiếng. 2. Theo thường lệ, anh vào rừng đốn củi kiếm sống. 3. Đang đốn củi lưỡi rìu của anh bị văng xuống sông. 4. Một cụ già xuất hiện và hứa giúp anh tìm được rìu. 5. Cụ vớt lên một lưỡi rìu vàng, anh bảo không phải của mình. 6. Cụ vớt lên một lưỡi rìu bạc, anh bảo không phải của mình. 7. Cụ vớt được lưỡi rìu bằng sắt, anh nhận đúng là của mình. 8. Anh được tặng cả ba lưỡi rìu. GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài - GV chiếu sile dàn ý lên bảng d. Lập dàn ý: - Mở bài Giới thiệu sơ lược về bản thân (anh tiều phu) và lí do kể chuyện. - Thân bài Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc. + Anh tiều phu chăm chỉ và thật thà có tiếng. * GV tổ chức hoạt động cặp đôi, thời + Theo thường lệ, vào rừng đốn củi gian 7 phút. kiếm sống.
  4. HS: Lập dàn ý theo phiếu học tập giáo + Đang đốn củi lưỡi rìu của anh bị văng viên phát. xuống sông. GV mời ngẫu nhiên học sinh lên trình + Một cụ già xuất hiện và hứa giúp anh bày phần lập dàn ý của mình theo PHT tìm được rìu. đã hoàn thiện. (phụ lục) + Cụ vớt lên một lưỡi rìu bạc, anh bảo không phải của mình. + Cụ vớt lên một lưỡi rìu vàng, anh bảo không phải của mình. + Cụ vớt được lưỡi rìu bằng sắt, anh mừng rỡ nhận đúng là của mình. - Anh được tặng cả ba lưỡi rìu. + Kết bài: 2. Viết, thu bài Nêu kết thúc truyện và những suy nghĩ, - Khi viết bài chúng ta cần lưu ý điều bài học mà bản thân rút ra được. gì? 2. Viết, thu bài: GV chiếu những lưu ý khi HS viết bài + Bám sát dàn ý + Nhất quán về ngôi kể + Kể lại câu chuyện: + Dựa vào truyện gốc: nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ + Có thể sáng tạo: chi tiết hoá những chi tiết còn chung chung; tăng yếu tố kì ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện; tăng thêm miêu tả, bình luận, liên tưởng - GV đưa ra yêu cầu: Em hãy viết mở bài cho bài văn “ Nhập vai nhân vật anh tiều phu kể lại câu chuyện “Ba lưỡi rìu””. * Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Có 2 cách mở bài: + Mở bài trưc tiếp. + Mở bài gián tiếp.
  5. - HS thực hiện viết mở bài (Thời gian 5 phút) GV: Học sinh hoàn thành trước thời gian có thể phát tín hiệu bằng hình thức giơ tay. GV gọi học sinh bất kì lên trình bày bài viết. HS: Trình bày bài viết mở bài, lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến. GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức. Cô giáo tuyên dương phần chuẩn bị và viết bài trên lớp. Với dung lượng thời gian ngắn, các bạn đã viết mở bài tương đối tốt. Cô giáo hi vọng các bạn sẽ phát huy ở những bài học sau. * Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà: - Củng cố: Gv nhận xét thái độ chuẩn bị và làm bài của HS. Nhấn mạnh lại các nội dung đã học. - Hướng dẫn về nhà: + Bài vừa học: Nắm vững kiến thức các kiến thức về bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích, hoàn thiện phần mở bài. + Bài của tiết sau: • Chuẩn bị bài: Thực hành: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích(tiếp) Phụ lục PHT