Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Đọc "Cô Tô" - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hồng Đăng

docx 6 trang minhanh17 10/06/2024 6120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Đọc "Cô Tô" - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hồng Đăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_do.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Đọc "Cô Tô" - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hồng Đăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO ÁN THAM DỰ CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Môn: Ngữ văn 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) TÊN BÀI GIẢNG ĐỌC: CÔ TÔ (NGUYỄN TUÂN) GIẤY PHÉP HỌC LIỆU MỞ: CC BY-SA Nhóm giáo viên thực hiện: Lê Thị Hồng Đăng – THCS Chu Văn An (Long Biên) Hoàng Thị Thanh Huyền – THCS Chu Văn An (Long Biên) Nguyễn Đức Tâm An – THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm) Hà Nội, tháng 10/2021
  2. ĐỌC: CÔ TÔ (Trích Kí – Nguyễn Tuân) (2 tiết) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Đặc điểm của du kí thể hiện trong đoạn trích Cô Tô: hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất. 2. Về năng lực: - Học sinh nhận ra cách kể theo trình tự thời gian của đoạn trích, xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất; nhận biết, phân tích được các biện pháp tu từ, các chi tiết miêu tả đặc sắc. - Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đọc hiểu từ đoạn trích để đọc hiểu thể loại du kí. 3. Về phẩm chất: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của cảnh và người Cô Tô. II. Thiết bị dạy học và học liệu Sách giáo khoa Ngữ văn 6, máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Dẫn dắt, tạo tâm thế b. Nội dung: Giới thiệu một số vlog, kênh youtube du lịch của một số vlogger nổi tiếng; vẻ đẹp của thiên nhiên, con người qua các góc quay c. Tổ chức thực hiện: Giới thiệu vlog, youtube du lịch của một số nhân vật nổi tiếng; vẻ đẹp của thiên nhiên, con người qua các góc quay, từ đó dẫn dắt về cách ghi chép, tái hiện đời sống qua du kí từ khi con người chưa có các phương tiện hiện đại, giới thiệu văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Đọc hiểu đoạn trích Cô Tô a. Mục tiêu: Học sinh xác định được hình thức ghi chép, người kể chuyện ngôi thứ nhất; phân tích được cách quan sát và miêu tả của nhà văn, các chi tiết xác thực có trong đoạn trích, cách thể hiện tình cảm, đánh giá của người viết. b. Nội dung: HS đọc văn bản, vận dụng tri thức Ngữ văn đã học để trả lời các câu hỏi sau khi đọc. c. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt I. Đọc văn bản 1. Hướng dẫn đọc GV hướng dẫn HS đọc văn bản Học sinh theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu một đoạn 2. Tìm hiểu từ khó GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK Học sinh theo dõi, lắng nghe GV giải thích ý nghĩa của từ “Cô Tô”, “hải sâm”. “giã đôi” II. Khám phá văn bản
  3. 1. Hình thức ghi chép của bài du kí GV giao cho HS làm phiếu học tập số 1, - Học sinh theo dõi, lắng nghe, hoàn chữa phiếu và khắc sâu về hình thức ghi thiện phiếu học tập chép của du kí qua bài Cô Tô - Sản phẩm: phiếu học tập đã hoàn thành 1. Hình thức ghi chép của bài du kí NGƯỜI VIẾT/ NGƯỜI KỂ CHUYỆN 01 Nguyễn Tuân/ Ngôi thứ nhất TRÌNHTỰ KHÁM PHÁ Trình tự thời gian: ngày thứ tư,02 ĐỐI TƯỢNG KHÁM PHÁ ngày thứ năm, ngày thứ sáu N hữngấntượngvềvùngđất: 03 nétđộcđáocủathiênnhiên, con người, TÍNH XÁC THỰC cuộcsống qua lăngkínhriêng Địadanh: CôTô, 04 vịnhBắcBộ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ Con người: anhembộbinhvàhải05 Ngôntừmang quân, anhhùngChâuHòaMãn dấuấncủasựtrảinghiệm 2. “Thước phim” chân thực, sống động về đảo Cô Tô a. Sự độc đáo của thiên nhiên - Học sinh theo dõi, lắng nghe, hoàn * Góc nhìn toàn cảnh: thiện phiếu học tập GV giao cho HS làm phiếu học tập số 2, - Sản phẩm học tập: chữa phiếu và khắc sâu về sự độc đáo của 2. “ Thước phim” chân thực, sống động về đảo Cô Tô a. Sự độc đáo của thiên nhiên thiên nhiên ở góc nhìn toàn cảnh (trong và *. Góc nhìn toàn cảnh Trong “trận địa bão” Khi cơn bão đi qua sau trận bão) * Giống nhau: - Hình ảnh chọn lọc GV mở rộng về nghệ thuật viết kí, tài - Từ ngữ chính xác, tinh tế - Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ năng, tình cảm của Nguyễn Tuân - Hình ảnh: “gió bão”, “cát”, “sóng” - Hình ảnh:“bầu trời”, “cây”, “nước - Từ ngữ: động từ mạnh; từ láy gợi tả biển”, “cát” âm thanh - Từ ngữ: tính từ, từ láy chỉ màu sắc - Nhịp văn: dồn dập, gấp gáp - Nhịp văn: chậm, thư thả => Dữ dội, tàn phá, hủy diệt => Bình yên, trong trẻo, tinh khôi, hồi sinh * Cảnh mặt trời lên: - GV mời HS theo dõi đoạn clip cảnh mặt - HS theo dõi, lắng nghe, hoàn thiện phiếu trời mọc trên biển, chuyển dẫn sang bức học tập tranh mặt trời mọc bằng ngôn từ trong bài - Sản phẩm: phiếu học tập đã hoàn thành du kí - GV giao cho HS làm phiếu học tập số 3, chữa phiếu và giảng thêm các chi tiết đặc sắc: hình ảnh so sánh, ẩn dụ, Mở rộng về tình cảm của nhà văn thể hiện qua đoạn miêu tả: một tâm hồn đang say mê cái đẹp, thiết tha yêu mến và tự hào trước vẻ đẹp của đất nước. b. Ấn tượng về cuộc sống, con người - GV giao cho HS làm phiếu học tập số 4 - HS theo dõi, lắng nghe, hoàn thiện phiếu (padlet), chữa phiếu và giảng các chi tiết học tập đặc sắc khi tác giả miêu tả cảnh sinh hoạt - Sản phẩm: phiếu học tập đã hoàn thành
  4. đông vui và hình ảnh anh hùng Châu Hoà Ấn tượng về cuộc sống và con người Không gian được lựa chọn để miêu tả Lí do lựa chọn Mãn cùng chị Châu Hoà Mãn địu con Quanh cái giếng nước ngọt trên đảo - Nơi gặp gỡ, giao lưu của bà con Thanh Luân -Nguồn sống, linh hồn Đảo Ngọc - Bình dị mà sôi động Cảnh sinh hoạt Nhận xét -Đông vui, tấp nập: Người gánh nước - So sánh kép“Chị Châu Hoà Mãn địu con” ngọt, người tắm, người múc nước vào với“biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con ang, sạp; “thùng và cong và gánh nối tiếp lành”: cái dịu dàng của người mẹ; cái ân tình, đi đi về về” nồng hậu, bao dung của biển cả quê hương. - Hình ảnh nổi bật: Anh Châu Hòa Mãn - Nhịp câu văn co giãn => cuộc sống quẩy nước, chị Châu Hòa Mãn địu con khẩn trương, tấp nập mà thanh bình, yên vui Thái độ, tình cảm của nhà văn trìu mến và tin yêu 3. “Chân dung” người viết du kí - GV thuyết trình có minh hoạ: - HS theo dõi + Chân dung người viết du kí thể hiện rất - Sản phẩm: Sơ đồ tóm tắt tri thức rõ nét qua tác phẩm của họ: đam mê chinh 3. “Chân dung” người viết du kí phục, khám phá; có tình cảm chân thành Kì công Đam mê chinh phục, khám phá với vùng đất, con người và khẳng định Hăm hở Dấu ấn tài năng, được dấu ấn tài năng nghệ thuật của chính CHÂN DUNG nghệ thuật Tình cảm chân NGƯỜI mình thành với vùng VIẾT KÍ đất, con người + Dấu ấn “chất Nguyễn Tuân” thể hiện qua bài du kí Cô Tô chính là khả năng liên 3. “Chân dung” người viết du kí tưởng độc đáo, ngôn từ tài hoa, điêu luyện Ngôn từ tài hoa, và sự uyên bác, am hiểu nhiều lĩnh vực điêu luyện Sự uyên bác, Khả năng am hiểu nhiều liên tưởng độc đáo Dấu ấn tài năng, lĩnh vực nghệ thuật –“chất Nguyễn Tuân” III. Tổng kết - GV cung cấp sơ đồ tổng kết lại nội dung - HS theo dõi, ghi chép và nghệ thuật của Cô Tô - Sản phẩm: Sơ đồ bài học Cô Tô - GV yêu cầu HS rút ra những điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản kí nói chung và du kí nói riêng Tổng kết về những điều cần chú ý khi đọc hiểu du kí + Hình thức ghi chép: kể xen yếu tố miêu tả, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, trình tự kể theo thời gian + Thước phim chân thực, sống động (về địa lí, lịch sử, văn hóa, phong tục, con người, )
  5. + Những chi tiết thể hiện chân dung của tác giả (tâm hồn, dấu ấn tài năng nghệ thuật) 3. Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu: HS tự đánh giá được những điều mình đã được biết thêm về vùng đảo Cô Tô sau khi học bài kí, những điều cần lưu ý về thể loại du kí b. Nội dung HS làm trắc nghiệm khách quan trên google form c. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh - Học sinh thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung. - Sản phẩm: Bài làm của HS (có kết quả ngay sau khi nộp bài) 4. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu Học sinh vận dụng được tri thức đã học để viết/ vẽ kết nối với đọc, đọc mở rộng thêm các tác phẩm du kí khác. b. Nội dung HS chia sẻ những trải nghiệm của mình khi đặt chân đến một vùng đất xa lạ (bằng bài viết, vlog ngắn ). c. Sản phẩm Bài viết hoặc clip dạng vlog đăng trên padlet d. Tổ chức thực hiện - Giáo viên giao nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS thực hiện - Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: 1. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác gia văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam (tập 1), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 2. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2005), Bình giảng Văn 6, NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Vũ Dương Quỹ (1999), Nguyễn Tuân – Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội 4. Trần Hữu Tá (2000), Nhà văn trong nhà trường: Nguyễn Tuân, NXB Giáo dục, Hà Nội Tạp chí: Nguyễn Hữu Lễ, Một số vấn đề về thể loại của du kí, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 8 - 2014