Giáo án Ôn tập Ngữ văn 6 - Bài 1, Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập Ngữ văn 6 - Bài 1, Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_ngu_van_6_bai_1_van_ban_bai_hoc_duong_doi_dau.docx
Nội dung text: Giáo án Ôn tập Ngữ văn 6 - Bài 1, Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
- BÀI 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN( TÔ HOÀI) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: - Tên thật: Nguyễn Sen - Sinh năm: 1920 - Quê: Hà Nội. - Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất thành công như: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy, Vợ chồng A Phủ 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác - Truyện “ DMPLK” in lần đầu vào năm 1941, gồm 10 chương. - Đoạn trích do người biên soạn SGK đặt - Trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” b. Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả. c. Bố cục: Bố cục 2 phần: + P1: Từ đầu thiên hạ: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn + Phần 2: Đoạn còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên. d. Tóm tắt: Dế Mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được cha mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế Mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cạu trêu trọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì. Dề Mèn đã trêu trọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu trọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. e. Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật miêu tả sinh động. - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. - Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa. g. Giá trị nội dung: + Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. + Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảm thương của Dế Choắt + Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên II. LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa
- lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũngnhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.” (Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai ? Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên ? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3: Nhân vật trong đoạn trích được thể hiện qua những hành động nào? Câu 4: Tìm những tính từ, danh từ, động từ, chỉ ra một biện pháp nghệ thuật so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng? Câu 5: Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào? Câu 6: Dế mèn lấy làm “hãnh diện với bà con” Theo em , Dề Mèn có quyền hãnh diện như thế không? Câu 7: Từ việc đọc hiểu văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn. Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " của tác giả Tô Hoài Câu 2: Đoạn trích trên miêu tả hình dáng và tính cách của dế mèn. Câu 3: Hành động, suy nghĩ của Dế Mèn: Đạp phanh phách Nhai ngoàm ngoạm Trịnh trọng vuốt râu Câu 4: - Hình dáng: Cường tráng, khỏe mạnh, đầy sức sống Câu 5: - Danh từ ( càng, vuốt, cánh, thân, đầu) kết hợp với tính từ tuyệt đối( Mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh ) , động từ ( đạp , vũ, nhai) dưới ngòi bút miêu tả tài tình tác giả đã làm hiện lên trước mắt người đọc một chàng dế với vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh đầy sức sống. - Phép so sánh : Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tác dụng : cho thấy độ sắc và bén của hai cái răng của dế mèn , nó có thể nhai đứt và làm gãy cỏ một cách nhanh gọn và dễ dàng. Câu 6: Không vì nó tạo thành thói tự kiêu, có hại cho Dế Mèn sau này. Câu 7:
- * Mở đoạn( 1 câu): Khiêm tốn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi người. * Thân đoạn:( từ 3-5 câu) - Khiêm tốn là không quá đề cao mình mà luôn thấy bản thân mình chưa hoàn hảo và cần cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa. - Khiêm tốn thể hiện trong lời nói,cách ăn mặc và hoạt động thường ngày của cá nhân. - Nhờ có sự khiêm tốn mà con người biết quan tâm và yêu thương mọi người nhiều hơn. - Người có đức tính khiêm tốn sẽ đượcmọi người xung quanh yêu thương và quý trọng. Nhờ vậy mà các mối quan hệ cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. * Kết đoạn( 1 câu): Chính vì thế, mỗi người hãy tự rèn huyện cho mình đức tính cao đẹp này hay đó cũng chính là cách ta từng ngày rèn luyện bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “ Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi ” ( Bài học đường đời đầu tiên,Tô Hoài) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Nêu hai tác phẩm khác kể, tả về con vật có suy nghĩ, hành động như con người được học ở Văn 6. Câu 2: “Tôi” trong đoạn trích trên là ai? Tại sao có sự lựa chọn đó? Câu 3: Khái quát nội dung chính của đoạn trích? Câu 4: Tính cách của nhân vật “tôi” được miêu tả qua các chi tiết nào về hành động và ý nghĩ? Qua đó em thấy nhân vật “ tôi” có tính cách như thế nào? Câu 5: Qua đoạn trích em nhận thấy nhân vật “ tôi có nét nào đẹp đáng yêu và nét nào chưa đẹp đáng phê phán? Câu 6: Viết đoạn văn 5-7 câu suy nghĩ của em về tính tự phụ của con người? Gợi ý: Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên : Tự sự + miêu tả - Nhận diện nhân vật , tác phẩm tương tự được học ở Văn 6: Đeo nhạc cho Mèo ,con hổ có nghĩa , ếch ngồi đáy giếng, )
- Câu 2: “Tôi” trong đoạn trích trên là Dế Mèn Để cho Mèn kể, tả về mình tạo sự thân mật gần gũi, biểu hiện rõ tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của Mèn đối với những gì xảy ra ở xung quanh và đối với chính mình. Câu 3: Dế Mèn mới lớn, quanh quẩn gồm những đối tượng hiền lành, tính Mèn hung hăng, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu, lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba. Câu 4: Đi đứng oai vệ như con nhà võ, nhún chân, rung đùi Cà khịa với tất cả hàng xóm Quát mấy chị Cào Cào Đá mấy anh Gọng vó Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ ( suy nghĩ) -> Tính cách: Tự tin, yêu đời nhưng kiêu căng, xốc nổi, hợm hĩnh, tự phụ Câu 5: + Đáng yêu ở ngoại hình khỏe mạnh đầy sức sống, ở sự yêu đời, tự tin + Chưa đẹp ở tính cách huênh hoang, kiêu căng, xốc nổi, tự phụ + Nên học: Sự tự tin, yêu đời, làm việc có kế hoạch. Không nên học: thói kiêu căng, tự phụ Câu 6: * Mở đoạn( 1 câu): Tự phụ là một tính xấu của con người. * Thân đoạn:( từ 3-5 câu) - Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. - Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. - Làm chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc. * Kết đoạn( 1 câu): Tóm lại, chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân; có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được”. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả văn bản đó là ai? Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản đó? Câu 3: Bài học mà nhân vật trong đoạn trích rút ra được cho bản thân là gì? Câu 4: Hãy nêu 02 việc làm của bản thân mà em học được từ bài học của nhân vật, có ích cho cuộc sống của chính mình.” Câu 5: Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chính trong
- đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, gạch chân câu có chứa phép so sánh đó và ghi chú? Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trong tác phẩm “Dế Mèn Phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài. Câu 2: 1. Nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả sinh động - cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình - Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa 2. Nội dung + Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. + Do bày trò trêu chị Cốc dẫn dến cái chết thảm thương của Dế Choắt + Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên Câu 3: Không nên hung hăng, hống hách, hách láo và nên suy tính trước mọi chuyện. Câu 4: Nên khiêm tốn và hãy suy tính trước khi làm Câu 5: * Mở đoạn( 1 câu): Dế mèn là một chàng dế có thân hình cường tráng, tính khí nóng nảy. * Thân đoạn( 3-5 câu) - Lúc nào cũng tỏ ra vẻ hống hách, đáng ghét. - Anh như một gã to lớn nhưng hung bạo. - Vô tình, anh đã chọc phải chị Cốc rồi người phải gánh hậu quả chính là cái chàng Dế Choắt. - Cũng bởi tính khí ấy mà chàng đã gây ra cái chét thảm thương của Dế Choắt, người hàng xóm đáng thương của chàng. * Kết đoạn( 1 câu): Dế Mèn có tội rất nặng, anh đáng lẽ phải gánh hậu quả đấy. Câu: - Anh như một gã to lớn nhưng hung bạo. ( dùng nghệ thuật so sánh, nhân hóa) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì( thật chỉ vì ốm đau luôn không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét
- nhiều ngách như hang tôi.” Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 3: Em hiểu “ ăn xổi ở thì” nghĩa là gì? Câu 4: Cách miêu tả dưới đây của nhà văn Tô Hoài có gì đặc sắc? “ Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.” Gợi ý Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trong tác phẩm “Dế Mèn Phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài. - Phương thức biểu đạt: miêu tả Câu 2: Nội dung chính: Đoạn văn giới thiệu và miêu tả về DC Câu 3: “ ăn xổi ở thì” nghĩa là :Cách sống tạm bợ trước mắt cho qua ngày, không tính đến lâu dài. Câu 4: Đoạn văn thể hiện tài năng quan sát, so sánh, nhận xét, liên tưởng trong miêu tả nhân vật của Tô Hoài: Tái hiện hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt qua cái nhìn của Dế Mèn Nét đặc sắc thể hiện ở các chi tiết sau: - So sánh “người gầy gò và dài lêu nghêu” với dáng "gã nghiện thuốc phiện” làm nổi bật dáng hình xiêu vẹo, lờ đờ, bệ rạc của Dế Choắt - Hình ảnh “đôi cánh ngắn củn” được so sánh như “người cởi trần mặc áo gilê”: Đã gầy gò, liêu xiêu, lại cởi trần mặc áo gilê (áo chỉ dùng khoác bên ngoài áo dài) thì đủ để tạo thành một bức tranh biếm họa rất khôi hài: Thân hình trơ xương, thảm hại.hưởng đến cả mình, cả người khác. B, DẠNG ĐỀ TẬP LÀM VĂN Đề 1: Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy. Hướng dẫn làm bài: a. Đảm bảo thể thức của một bài văn kể chuyện. b. Xác định đúng kiểu bài văn kể chuyện sáng tạo, bài viết cần có cảm xúc chân thực, biết liên tưởng, liên hệ với bản thân, có lời kể sinh động, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo. c. Triển khai hợp lí nội dung của bài văn:
- Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn Bài văn có thể có lối kể riêng, có thể viết theo định hướng sau: *Mở bài: Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng. * Thân bài: - Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. - Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ - Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên. - Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. - Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được. -Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu. - Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan? - Chỉ vì muốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi trở thành kẻ giết người. - Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất. * Kết bài: - Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời. - Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình. Bài 2: SÔNG NƯỚC CÀ MAU( ĐOÀN GIỎI) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: (1925 - 1989). - Quê ở tỉnh Tiền Giang. - Là nhà văn Nam Bộ, ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. 2. Văn bản: - Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. - Văn bản được trích từ chương XVIII của tác phẩm. a. Hoàn cảnh sáng tác: - Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. - Văn bản được trích từ chương XVIII của tác phẩm.
- b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, thuyết minh, giải thích c. Bố cục: - Bố cục: 3 phần. + Phần 1: Từ đầu lặng lẽ một màu xanh đơn điệu: Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng đất Cà Mau. + Phần 2: Tiếp ban mai: Các kênh rạch vùng Cà Mau và con sông Năm Căn. + Còn lại : cảnh chợ Năm Căn d. Tóm tắt văn bản : Bài văn miêu tả con thuyền đang xuôi về đất Cà Mau, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và rộng lớn có nét giản dị và hoang dã với màu xanh của núi rừng, tiếng sóng rì rào của ngày đêm. Con thuyền đi qua các địa danh khác nhau Chà Là, Cái Keo những tên gọi dân dã, gần gũi đổ ra kênh Bọ Mắt, đổ ra sông cửa lớn rồi xuôi về Năm Căn dòng sông lớn mênh mông, xung quanh là rừng đước dựng lên như hai dãy trường thành và ẩn hiện trong nắng sớm mai, rừng đước có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp. Trên sông Năm Căn có chợ Năm Căn đông vui, tấp nập thuyền bè mua bán, trao đổi, có những ngôi nhà văn minh hai tầng lại có những túp lều. Ẩm thực phong phú với các món ăn Trung quốc, khung cảnh nhộn nhịp với cô gái Hoa Kiều bán hàng vui vẻ, người Chà Châu, người Châu Giamg bán vải, người Miên bán rượu. e. Giá trị nghệ thuật: - Tả xen kể, liệt kê, so sánh, điệp ngữ - Sử dụng nhiều động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ - Miêu tả cụ thể, chi tiết, nhận xét tinh tế, chính xác g. Giá trị nội dung - Thiên nhiên phong phú, hoang sơ mà tươi đẹp. - Cuộc sống sinh hoạt nhộn nhịp hấp dẫn. II. LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.” Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn văn trên ? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 3: Xác định nghĩa của từ "mũi" trong cụm từ “mũi Cà Mau” ? Từ “mũi” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3: Từ việc so sánh hai cách viết: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau” và “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau”, hãy cho biết từ “mũi” khiến cách giới thiệu của tác giả về vùng Cà Mau gợi hình, gợi cảm như thế nào? Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 5- 8 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên vùng Cà Mau, có sử dụng một tính từ, một tư láy và chỉ rõ?
- Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Sông nước Cà Mau, trích trong “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: miêu tả. Câu 3: Nghĩa của từ “mũi” trong cụm từ “mũi Cà Mau”: chỉ vùng đất nhô ra phía trước Từ “mũi” được tác giả Đoàn Giỏi dùng với nghĩa chuyển. Câu 3: Cách viết của tác giả có thêm từ “mũi”: - Nhà văn không viết “càng đổ dần về hướng Cà Mau” một cách chung chung (về tỉnh Cà Mau) mà viết “càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau”. Đoàn Giỏi dùng từ “mũi” theo nghĩa chuyển để giới thiệu vừa cụ thể, vừa tạo hình về một vùng đất có hình dáng nhô ra phía trước vừa gợi ấn tượng về hình dáng mảnh đất cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc. Câu 4: Đoạn văn cần đảm bảo các ý chính sau : Thiên nhiên Cà Mau mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ đầy sức sống : + Không gian mênh mông, trời nước cây lá toàn màu xanh thơ mộng. + Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng, gió, rừng cây. + Sông ngòi kênh rạch chi chít: rạch Mái Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ Măt, + Dòng sông Năm Căn ; rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi hàng đàn đen trũi. + Rừng đước cao ngất như bức trường thành vô tận. Tác giả đã cảm nhận tinh tế bằng cả thị giác, thính giác, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước của mình. Đoạn văn tham khảo: Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! - Tính từ: xanh - Từ láy:mộc mạc, Câu 6: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cuộc sống con người vùng Cà Mau.( Chú ý đoạn văn không được gạch đầu dòng) Đoạn văn cần đảm bảo các ý chính sau : Cuộc sống của con người ở nơi đây rất tấp nập, sầm uất và đông vui, được tái hiện qua hình ảnh chợ Năm Căn :
- + Độc đáo : chợ họp trên sông như khu phố nổi (thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực). + Chợ bày bán đủ mọi loại mặt hàng. + Người mua kẻ bán thuộc nhiều dân tộc ; tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng, Nhận xét: Đây là một sinh hoạt độc đáo, mang bản sắc riêng của mảnh đất này. Qua đó ta thấy được tình yêu, sự am hiểu và gắn bó của tác giả với miền đất Cà Mau. Đoạn văn tham khảo: Văn bản “ Sông nước Cà Mau” của tác giả Đoàn Giỏi đã rất thành công khi miêu tả cuộc sống con người nơi đây. Cuộc sống của con người ở nơi đây rất tấp nập, sầm uất và đông vui, được tái hiện qua hình ảnh chợ Năm Căn. Chợ Năm Căn hiện ra thật độc đáo. Chợ họp trên sông như khu phố nổi (thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực). Chợ bày bán đủ mọi loại mặt hàng. Người mua kẻ bán thuộc nhiều dân tộc ; tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng, Đây là một sinh hoạt độc đáo, mang bản sắc riêng của mảnh đất này. Qua đó ta thấy được tình yêu, sự am hiểu và gắn bó của tác giả với miền đất Cà Mau. * Từ láy: nhộn nhịp, tấp nập Bài 3 : BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI( TẠ DUY ANH) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: - Tạ Duy Anh sinh 1959, quê: Chương Mĩ - Hà Nội. - Tạ Duy Anh là 1 cây bút xuất sắc của VHVN thời kỳ đổi mới. 1 số truyện của ông đã được dựng thành phim TH như : "Bước qua lời nguyền " VB "Bức tranh " là 1 truyện ngắn hiện đại có sự lồng ghép 2 cốt truyện nhỏ: Cốt truyện về người em và cốt truyện về người anh. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn đoạt giải nhì cuộc thi "Tương lai vẫy gọi" do báo TNTP tổ chức. b. Ngôi kể: ngôi thứ nhất -> Ngôi thứ nhất, cho phép tác giả miêu tả một cách tự nhiên bằng lời kể của chính nhân vật. ý nghĩa truyện được thể hiện chân thành, đáng tin cậy. Nhân vật cô em gái qua cái nhìn của người anh cũng hiện lên đầy đủ hơn c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả d. Bố cục: - P1: từ đầu đến “vui vẻ lắm”-> Tâm trạng của người anh trước khi tài năng của em được phát hiện P2: Tiếp đến “ với cháu” -> Tâm trạng của người anh khi tài năng của em gái được phát hiện
- P3: Còn lại: Tâm trạng của người anh trước bức tranh đạt giải nhất của em gái e. Tóm tắt: Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa tên là Kiều Phương- thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái. g. Giá trị nghệ thuật - Kể theo ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy nơi ng đọc, lối kể hồn nhiên chân thực. - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. h. Giá trị nội dung: - Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình. e. Ý nghĩa - Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. - Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình. II. LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho đoạn văn sau : “ Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát ,có vẻ vui lắm ” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? -Đoạn văn trên trích từ văn bản:”Bức tranh của em gái tôi” -Tác giả:Tạ Duy Anh Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao đó là nhân vật chính? Câu 3: Nhân vật “tôi” khi thấy “nó” chế thuốc vẽ từ nhọ nồi đã có suy nghĩ và hành động gì? Điều đó thể hiện thái độ và tình cảm như thế nào của “tôi” với “nó”? Câu 4: . Văn bản chứa đoạn trích trên được kể ở ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
- Câu 5: Viết đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 câu , nêu cảm nhận của em về nhân vật “nó” trong văn bản em vừa tìm. Trong đoạn văn có sử dụng 2 phó từ (gạch chân phó từ đó) Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản:”Bức tranh của em gái tôi” -Tác giả:Tạ Duy Anh Câu 2: * Nhân vật chính: hai anh em, nhân vật trung tâm: người anh. Vì - Người anh (Thể hiện chủ đề, ý nghĩa truyện). - Cô em gái (Đối tượng quan sát, nói đến trong truyện qua lời kể của người anh) Câu 3: -> Ngạc nhiên, xem đó là trò trẻ con -> Không mấy quan tâm.Thái độ vô tâm ngoài cuộc. Câu 4: Ngôi kể: ngôi thứ nhất -> Ngôi thứ nhất, cho phép tác giả miêu tả một cách tự nhiên bằng lời kể của chính nhân vật. ý nghĩa truyện được thể hiện chân thành, đáng tin cậy. Nhân vật cô em gái qua cái nhìn của người anh cũng hiện lên đầy đủ hơn. Câu 5: Hướng dẫn viết: * Mở đoạn( 1 câu): Nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi " của tá giả Tạ Duy Anh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. * Thân đoạn:( khoảng 5- 6 câu) - Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. - Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. - Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt. - Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ. - Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. - Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải. * Kết đoạn: ( 1 câu) Tóm lại, Kiều Phương có những chẩm chất đáng quý mà mỗi chúng ta cần học tập. Bài 4: VƯỢT THÁC( VÕ QUẢNG) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả - Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam - Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi 2. Văn bản a. Hoàn cảnh sáng tác
- - Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội” - “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng b. Bố cục - Phần 1 (từ đầu thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác - Phần 2 (tiếp thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ - Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ c. Tóm tắt: Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. d. Giá trị nghệ thuật Nghệ thuật so sánh, nhân hóa - Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình - Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động e. Giá trị nội dung: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ II. LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho đoạn trích sau: “ Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dánh mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.” (SGK ngữ văn 6 – tập 1) Câu 1. Đoạn văn thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản? Câu 2. Đoạn văn tả cảnh dòng sông Thu Bồn ở vùng nào? Câu 3. Đoạn văn cho biết vị trí quan sát của người miêu tả ở đâu?
- Câu 4. Em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp của vùng ven sông? Câu 5. Câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ”đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó? Gợi ý: Câu 1.Đoạn văn thuộc văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng Xuất xứ:Nằm ở chương XI của TP"Quê nội" xuất bản năm 1974 và cũng là 1 trong các tác phẩm thành công nhất của tác giả Võ Quảng. Câu 2: - Đoạn văn tả cảnh dòng sông Thu Bồn ở vùng ngoại ô. Câu 3. - Đoạn văn cho biết vị trí quan sát của người miêu tả ở từ trên dòng sông Thu Bồn nhìn xuống. Câu 4: Em cảm nhận được vẻ đẹp của vùng ven sông: - Con sông rộng hơn ngàn thước. - Nước đổ ầm ầm,cá nước thì bơi hàng đàn,rừng nước thì đỉnh lên cao ngất sương mù khói phủ. ->Cảnh sắc mênh mông,hùng vĩ, lãng mạng, du dương. Câu 5. - Đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa " - Hiệu quả diễn đạt: + Làm cho sự vật trở nên có hồn như con người + Thể hiện vẻ đẹp mới lạ,độc đáo của vùng ven sông. Đọc hai đoạn văn tả con sông Thu Bồn của nhà văn Võ Quảng rồi trả lời câu hỏi: “ Nó vung vẩy, nhảy nhót, chốc chốc lại chơi trò nhào lộn. Những con sóng lực lưỡng, quất thẳng vào vách đá. Chúng nhảy chồm lên, tung bọt, gào rống, rồi kéo nhau vụt chạy. Con sông Thu Bồn tả xung hữu đột ra khỏi phường Rạch mới thở phào, xả hơi, bước những bước khoan thai, lượn giữa những ngàn dâu và bãi dâu xanh xuống Hòn Phước, dang đôi tay ôm vào lòng thơm đất Gò Nổi”. Cảm nhận của em về cái hay trong cách dùng từ, đặt câu và việc sử dụng biện pháp tu từ của nhà văn Võ Quảng trong hai đoạn văn trên. Cách dùng từ ngữ : + Đoạn văn 1 : Dùng nhiều động từ, cụm động từ mạnh : vung vẩy, nhảy nhót, chơi trò nhào lộn, quất, nhẩy chồm, tung bọt, gào rống, kéo, vụt chạy. + Đoạn văn 2 : Dùng nhiều động từ, cụm động từ nhẹ nhàng, khoan thai : ra, thở phào, xả hơi, bước khoan thai, lượn, dang tay, ôm. Đặt câu : + Đoạn văn 1 : Các câu văn ngắn, có nhiều vị ngữ nối tiếp nhau tạo nhịp