Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 9: Trái Đất "ngôi nhà chung" - Phần: Viết - Hà Thúy Vân

ppt 23 trang thuynga 26/08/2022 14041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 9: Trái Đất "ngôi nhà chung" - Phần: Viết - Hà Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_9_trai_dat_ngo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 9: Trái Đất "ngôi nhà chung" - Phần: Viết - Hà Thúy Vân

  1. Giáo viên: Hà Thúy Vân
  2. TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BIÊN BẢN
  3. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên HS: . Nhiệm vụ: Hãy nêu lên những tiêu chuẩn mà biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận cần phải đảm bảo?
  4. TRƯỜNG THCS P.H.C CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỚP 6 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN Bàn về kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” Thời gian: Bắt đầu từ 11h ngày 13 tháng 02 năm 2019 Địa điểm: Phòng học lớp 6 Thành phần tham dự: Toàn thể HS lớp 6C. Vắng: 01 (bạn Trần Văn Th có lý do) Chủ trì: Lớp trưởng Lê Tiến H. Thư ký: Nguyễn Thị Thanh T. Nội dung: Bàn kế hoạch tổ chức hoạt động “Ngày chủ nhật xanh” và nội dung hoạt động, diễn ra vào ngày 17 tháng 02 năm 2019. 1. Lớp trưởng trình bày ý nghĩa của “Ngày chủ nhật xanh” và nội dung hoạt động hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” theo sự phân công của trường. 2. Bố trí công việc: a. Làm băng rôn, căng ở vị trí quy định: tổ 1 (hoàn thành vào chiều thứ 7). b. Chuẩn bị loa đài: bạn N (tham gia cùng các bạn lớp 6A, hoàn thành vào chiều thứ Bảy). c. Tham gia soạn nội dung phát thanh: bạn L (tập đọc vào chiều thứ Bảy). d. Chuẩn bị dụng cụ lao động: Các tổ nắm công việc được giao và phân công dụng cụ phù hợp: - Tổ 1: tham gia quyets dọn phòng học và không gian trong trường. - Tổ 2: tham gia tưới và xén tỉa cây cảnh ở vườn hoa trong trường. - Tổ 3: tham gia khơi thông cống rãnh xung quanh trường. - Tổ 4: tham gia làm vệ sinh các công trình công cộng gần trường: phòng truyền thống xã, đài tưởng niệm. e. Bộ phận kiểm tra công việc: lớp trưởng, lớp phó phụ trách lao động. 3. Thảo luận về kế hoạch: - Ý kiến 1: đề nghị tiến hành hoạt động sớm, lúc 6h30. - Ý kiến 2: đề nghị điều chỉnh phân công công việc cho một số bạn. - Ý kiến 3: đề nghị chọn người chụp ảnh làm tư liệu (sau này sẽ đưa vào tập san). 4. Kết luận: Lớp trưởng tóm tắt những nội dung chính đã được thống nhất. Cuộc họp kết thúc vào hồi 11h30, ngày 13 tháng 02 năm 2019. THƯ KÍ CHỦ TRÌ (Đã kí) LỚP TRƯỞNG Nguyễn Thị Thanh T. (Đã kí) Lê Tiến H.
  5. ĐỌC & PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO •1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên? •2. Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí? •3. Khi làm biên bản, nội dung nào cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả? . •4. Vì sao dưới biên bản cần có chữ kí của người chủ trì, người thư kí? •5. Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?
  6. THỰC HÀNH VIẾT BIÊN BẢN
  7. Bước 1: TRƯỚC KHI VIẾT - Hình dung lại các cuộc họp. thảo luận cần được ghi biên bản (cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức hoạt động; cuộc họp kiểm điểm , tình hình thực hiện một dự án chung của lớp ) - Xác định tên gọi của biên bản.
  8. Bước 2: VIẾT BIÊM BẢN - Viết phần mở đầu theo đúng thể thức. - Viết phần chính của biên bản dựa theo trình tự hợp lý cần có trong cuộc họp, thảo luận với những nội dung cụ thể (có đánh số rõ ràng). - Viết chi tiết về những nội dung quan trọng của cuộc họp, thảo luận như kế hoạch triển khai, giải pháp dự kiến, phân công công việc - Thuật lại đầy đủ các ý kiến đi vào trọng tâm của buổi họp, thảo luận, nhất là những ý kiến có giá trị. - Viết đầy đủ nội dung kết luận của người chủ trì. - Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, thảo luận và viết đầy đủ họ tên của người có trách nhiệm kí vào biên bản.
  9. Bước 3: CHỈNH SỬA BIÊN BẢN Dựa vào phần thể thức của biên bản thông thường để tự kiểm tra và chỉnh sửa: - Xem xét lại sự phù hợp giữa nội dung biên bản và tên biên bản. - Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của việc ghi chép những vấn đề quan trọng nhất được bàn bạc, triển khai trong cuộc họp, cuộc thảo luận. - Lược bỏ những ghi chép về các chi tiết không liên quan tới vấn đề chính của cuộc họp, cuộc thảo luận. - Sửa lại ngôn ngữ diễn đạt nhằm đảm bảo sự chính xác và tính khách quan.
  10. 1. Nhắc lại yêu cầu của biên bản 2. Đọc và sửa bài.
  11. B. TÓM TẮT SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN Tóm tắt nội dung một văn bản đã đọc bằng sơ đồ là việc làm cần thiết để từng bước nâng cao, hoàn thiện kĩ năng đọc. Nếu thường xuyên thực hiện việc tóm tắt, người đọc sẽ rèn luyện được khả năng nắm bắt nhanh những thông tin chủ yếu của văn bản, bao quát tốt quan hệ giữa các bộ phận (các đoạn) trong văn bản. Những sơ đồ hợp lí có thể giúp ta nhớ lại khá dễ dàng nội dung cốt lõi của những văn bản từng đọc.
  12. Yêu cầu của việc tóm tắt sơ đồ bằng nội dung của một văn bản đơn giản: - Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản. - Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản. - Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thi giác để có thể hỗ trợ tốt cho trí nhớ.
  13. Tham khảo sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản Trái đất – cái nôi của sự sống
  14. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Viết một biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận do em tự chọn. Bài tập 2: Tóm tắt một sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản do em tự chọn.
  15. VẬN DỤNG Bài tập 1: Em hãy tìm một số trường hợp cần viết biên bản? Bài tập 2: Nêu ý nghĩa của việc tóm tắt sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.