Bộ 2 Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 2 Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bo_2_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_6_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bộ 2 Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 6 (Có đáp án)
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Thơ và thơ hiểu lục bát Hồi kí, du kí 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. 1
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Chương/ TT ND/ĐVKT Mức độ đánh giá nhận thức Chủ đề NB TH VD VDC 1 Đọc hiểu Thơ và thơ Nhận biết: lục bát - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Thông hiểu: 3 TN 5TN 2TL - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp 2
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH Viết đoạn Nhận biết: nhận biết được các văn thể hiện yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về cảm xúc về một bài thơ lục bát một bài thơ Thông hiểu: đọc, phân tích bài lục bát viết tham khảo Vận dụng: nắm được cách viết đoạn văn và có cho mình ý tưởng để viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ. Vận dụng cao: - Nêu cảm xúc về nội dung chính, ý nghĩa chủ đề của bài thơ. - Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật: nhan đề, thể thơ, nhịp, vần, biện pháp 2 Viết tu từ. 1* 1* 1* 1TL* Viết bài văn Nhận biết: nhận biết được các tả cảnh sinh yêu cầu đối với bài văn tả hoạt cảnh sinh hoạt Thông hiểu: đọc, phân tích bài viết tham khảo Vận dụng: nắm được cách viết bài văn tả cảnh sinh hoạt, lựa chọn trình tự miêu tả cho hợp lí. Vận dụng cao: - Giới thiệu được cảnh sinh hoạt. - Miêu tả cảnh sinh hoạt (tả bao quát quang cảnh, hoạt động cụ thể của con người, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt) Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 3
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH UBND TP BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I PHÒNG GD-ĐT TP BẮC NINH MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6, 0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. (Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94) Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. B. Thể thơ tám chữ. C. Thể thơ lục bát. D. Thể thơ sáu chữ. Câu 2. Từ “rì rào” có nghĩa là gì? A. Từ mô phỏng những âm thanh nhỏ, êm nhẹ, phát ra đều đều liên tiếp như tiếng sóng vỗ, tiếng gió thổi B. Từ mô phỏng âm thanh động từ trên cao rơi xuống, nghe không rõ, không đều, lúc nghe được, lúc không. C. Từ mô phỏng âm thanh to, vang. D. Từ mô phỏng âm thanh mạnh, nhịp nhàng. Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ: “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca”? A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Hoán dụ. Câu 4. Trong dòng thơ: “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” có mấy cụm động từ? A. Một cụm động từ. B. Hai cụm động từ. 4
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH C. Ba cụm động từ. D. Bốn cụm động từ. Câu 5. Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào? A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà. B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông. C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm. D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm. Câu 6. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông. B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả. C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình. Câu 7. Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau: Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. A. Cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuâng. B. Cảnh mênh mông, bình dị, thân quen. C. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình. D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị Câu 8. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau: Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con. B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt. C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động. D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em hãy giải thích nghĩa của từ con sông? Câu 10. Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng ở hai dòng thơ in đậm. II. VIẾT (4, 0 điểm) Quê hương yêu dấu - nơi cho em nhiều trải nghiệm. Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự về chuyến thăm quê thú vị của em. Hết 5
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH 6
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH UBND TP BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I PHÒNG GD-ĐT TP BẮC NINH NĂM HỌC ĐỀ SỐ 1 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 (HDC gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 B 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 HS đưa ra được cách giải thích từ con sông phù hợp với nội dung 1,0 bài thơ. Có thể lí giải như sau: - Sông là một dòng chảy chứa nước của hành tinh này; kênh vĩnh viễn tự nhiên chứa đầy nước, trong đó di chuyển theo hướng giảm chiều cao của nó do lực hấp dẫn. - Sông là một dòng nước chảy thường xuyên và có tính ổn định, hầu hết các dòng sông sẽ đổ ra biển lớn. Nơi tiếp giáp giữa biển với sông thì được gọi là cửa sông. Trong một số trường hợp đặc biệt, sông có thể chảy ngầm dưới đất. Một số khác lại có bề mặt khô cho đến khi chúng chảy đến một vùng khác có sự hiện diện của nước (vực nước) (HS lí giải theo hướng hiểu biết của các em, nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa) 10 HS có thể làm theo cảm nhận của mình, tuy nhiên cần có những ý 1,0 cơ bản sau: - Nhân hóa: Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ + Nhấn mạnh hình ảnh dòng sông tuổi thơ in dấu ấn trong lòng người, gắn với muôn vàn kí ức trong lòng nhân vật trữ tình 7
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH + Cho thấy sự gắn bó, yêu mến, tự hào của nhân vật trữ tình với quê hương. (HS chỉ ra được 2/3 tác dụng cho điểm tối đa) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một trải nghiệm của bản thân - 0.25 chuyến về thăm quê thú vị. c. Kể lại nội dung trải nghiệm. 0,25 1. Mở bài - Giới thiệu, dẫn dắt chuyến về thăm quê của bản thân. (Giới thiệu về quê em) - Ấn tượng, cảm xúc của bản thân về chuyến trải nghiệm đó. Ví dụ: Vào ngày 30/4 hằng năm, cả nhà em sẽ cùng nhau quây quần, chuẩn bị một mâm cỗ thật thịnh soạn. Vừa là để thắp hương cho ông bà, tổ tiên, vừa là để gia đình cùng nhau chúc mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Mà vui nhất trong ngày hôm đó, với em chính là khi mọi người tất bật sửa soạn cho mâm cỗ sao cho thật tươm tất. 2. Thân bài 2,5 * Trước khi về quê - Kể về sự chuẩn bị, tâm trạng, cảm xúc của em trước chuyến đi. (háo hức, hồi hộp, mong chờ) * Trên đường về quê - Quang cảnh hai bên đường, những kỉ niệm, kí ức về quê hương * Về đến quê - Kể những điều em được tận mắt chứng kiến về sự thay đổi quang cảnh của quê hương. - Kể lại cảnh gặp gỡ, trò chuyện với người thân, họ hàng, làng xóm. - Kể về những trải nghiệm của em trong những ngày về thăm quê. (thả diều, câu cá, gói bánh, đi chợ quê ) - Tả bao quát cảnh sinh hoạt: + Thời tiết: mát mẻ, nắng nhạt, có gió thổi vi vu + Không gian diễn ra cảnh sinh hoạt: căn bếp ở nhà bà ngoại và sân, giếng ở cạnh bếp + Đặc điểm nơi diễn ra cảnh sinh hoạt: cũ kĩ nhưng sạch sẽ, gọn gàng, với nhiều dụng cụ nấu ăn, thức ăn bày ra khắp nơi để chuẩn bị nấu cỗ 8
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH + Người tham gia cảnh sinh hoạt: các cô, các bác, các anh chị với trang phục gọn gàng, giản dị - Tả chi tiết cảnh sinh hoạt (theo dòng thời gian): + Chuẩn bị: các dì ra chợ mua thêm đồ, các bác mổ lợn và gà, các anh chị rửa chén bát cất trong tủ + Nấu cỗ: mỗi người một tay từ cắt, nấu, bày biện đủ các món, ai cũng bận rộn + Sắp xếp bày biện thành các mâm: kính cẩn, cẩn thận, thành kính + Dọn dẹp: chia sẻ với nhau, người rửa bát, người lau nhà → Mọi người không phân biệt trai, gái, già, trẻ, mà chia sẻ công việc với nhau, vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Tuy vất vả nhưng không ai than trách nửa lời. Bầu không khí ấm cúng, thân thiết - Những cảm xúc lúc chia tay người thân, trở về thành phố 3. Kết bài 0,25 - Suy nghĩ, cảm nhận của em về cảnh sinh hoạt vừa tham gia Ví dụ: Em rất thích những khoảnh khắc như thế này. Mọi người tự tay chuẩn bị từ những chi tiết nhỏ nhất, để tạo nên mâm cỗ thịnh soạn bày lên bàn thờ tổ tiên. Đây cũng là dịp để mọi người được ngồi lại gần nhau, chia sẻ, tâm sự thân mật về những chuyện đã xảy ra. Chính bởi sự vất vả trong lúc cùng nhau nấu cỗ, sự san sẻ cho nhau khi làm việc, mà mọi người trở nên thân thiết với nhau hơn, và mâm cỗ cũng trở nên thơm ngon hơn rất nhiều. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Cách kể linh hoạt, thể hiện cảm xúc chân thành, trải nghiệm 0,25 có ý nghĩa sâu sắc. * Lưu ý: Trên đây là gợi ý, giáo viên chấm linh hoạt, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. 9
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH UBND TP BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I PHÒNG GD-ĐT TP BẮC NINH NĂM HỌC . ĐỀ SỐ 2 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Bàn tay mẹ chắn mưa sa Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái mặt trời bé con Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru. Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau. Bàn tay mang phép nhiệm mầu Chắt chiu tự những dãi dầu đấy thôi. Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau À ơi Mẹ chẳng một câu ru mình. (Trích À ơi tay mẹ, Bình Nguyên) 10
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Năm chữ B. Tự do C. Lục bát D. Bốn chữ Câu 2. Xác định các từ hiệp vần với nhau trong hai dòng thơ in đậm. A. Mầu – đấy B. Mầu – dầu C. Phép – thôi D. Mầu – thôi Câu 3. Các từ: bàn tay, mưa sa, trăng vàng, lá cây thuộc từ loại gì ? A. Từ đơn B. Từ láy C.Từ ghép D. Đại từ Câu 4 . Nhân vật trữ tình trong văn bản trên là ai? A. Người con B. Người mẹ C. Người kể chuyện D. Người cha Câu 5. Nội dung của đoạn thơ viết về điều gì? A. Nỗi vất vả của mẹ B. Sự hi sinh của mẹ C. Sự vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh đến quên mình vì đứa con bé nhỏ của người mẹ D. Sự tần tảo của mẹ Câu 6. Trong đoạn thơ, người con bé bỏng được gọi bằng những cụm từ nào? A. Cái trăng vàng; cái trăng tròn B. Cái trăng vàng; Cái trăng còn nằm nôi; cái mặt trời bé con. C. Cái trăng còn nằm nôi; cái mặt trời bé co; cái trăng tròn D. Cái trăng vàng; cái trăng tròn; cái trăng còn nằm nôi; cái mặt trời bé con Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: “À ơi này cái mặt trời bé con ” A. Nhân hoá B. Ẩn dụ C. So sánh 11
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH D. Hoán dụ Câu 8. Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm gì dành cho mẹ của mình? A. Xót xa cho mẹ vì phải trải qua nhiều vất vả B. Cảm phục mẹ vì mẹ rất đảm đang, tháo vát C. Lo lắng cho mẹ vì mẹ đã trải qua nhiều gian khổ, hi sinh D. Biết ơn mẹ vì mẹ đã làm mọi điều tốt đẹp nhất cho mình Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em hãy giải thích nghĩa của từ bàn tay? Câu 10. Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng ở hai dòng thơ in đậm. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ trên. Hết 12
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH UBND TP BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK I PHÒNG GD-ĐT TP BẮC NINH NĂM HỌC ĐỀ SỐ 2 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 (HDC gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 HS đưa ra được cách giải thích từ bàn tay phù hợp với nội dung bài 1,0 thơ. Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ bàn tay: phần cuối của tay, có các ngón tay, để cầm nắm, sờ, lao động. (HS lí giải theo hướng hiểu biết của các em, nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa) 10 HS có thể làm theo cảm nhận của mình, tuy nhiên cần có những ý 1,0 cơ bản sau: - Đôi bàn tay mẹ làm nên bao điều kì diệu, phi thường. - Cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, chắt chiu mọi thứ, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp. (HS diễn đạt theo cảm nhận của cá nhân nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài 0.25 thơ lục bát c. Kể lại nội dung trải nghiệm. 0,25 13
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH 1. Mở đoạn: Giới thiệu được bài thơ/đoạn thơ À ơi tay mẹ - Bình Nguyên và ấn tượng, cảm xúc của bản thân về bài thơ/đoạn thơ đó. Ví dụ: “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. 2. Thân đoạn 2,5 HS có thể làm theo cảm nhận của mình, tuy nhiên cần có những ý cơ bản sau: - Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là “bàn tay mẹ”. Người mẹ đã che chắn những “bão giông” cho đứa con nhỏ. - Người đọc có thể cảm nhận được sức mạnh phi thường của mẹ (dẫn chứng) - Điệp ngữ “à ơi ” khiến cho bài thơ mang âm hưởng của một lời ru ngọt ngào. Từ đó đánh thức tình cảm của người đọc với những kí ức của tuổi thơ. - Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Người đọc đã nhận ra sự nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. Và tình yêu thương đó của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”. - Bàn tay của mẹ trở nên chai sần, nhăn nheo vì những năm tháng vất vả. Nhưng bàn tay đó vẫn mang phép nhiệm màu. Bàn tay đã chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy. - Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên. 3. Kết đoạn: Cảm xúc và bài học rút ra cho bản thân sau khi đọc bài 0,25 thơ/đoạn thơ. Ví dụ: Như vậy, bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”. Khi đọc bài thơ, người đọc thấm thía hơn về tình mẫu tử thiêng liêng, ngọt ngào, sâu lắng: Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên. Và bản thân em cũng như các bạn trẻ khác là người đọc sẽ cảm thấy xúc động về những hy 14
- SẢN PHẨM TẬP HUẤN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA NHÓM NGỮ VĂN TP BẮC NINH sinh của người mẹ. Từ đó, mỗi người thêm yêu, thêm hiểu, thêm trân trọng hơn về người mẹ của mình. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Cách kể linh hoạt, thể hiện cảm xúc chân thành, trải nghiệm 0,25 có ý nghĩa sâu sắc. * Lưu ý: Trên đây là gợi ý, giáo viên chấm linh hoạt, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. 15